4. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Giải pháp phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lao động
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì laođộng là tài sản quý giá nhất. Vì vậyCông ty cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lao động. Cụ
thể:
Tiến hành tốt ngay từkhâu tiến hành công tác tuyển dụng nguồn lao động
Như đã nói, lao động là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng đối với hoạt động SXKD,ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hiệu quảSXKD. Và có thểnói yếu tố lao động quyết định đến sự hình thành và tồn tại của Công ty. Vì vậy, nếu Công ty có một lực
lượng lao động có chất lượng, chuyên môn tốt sẽgiúp Công ty hoạt động có hiệu quả
Trước khi nhận lao động, cần phải tiến hành phỏng vấn, kiểm tra trình độ
chuyên môn, tay nghề để có sự phân công, bố trí nhân sự hợp lý. Đối với những lao
động chưa có trìnhđộ thì phải tiến hành đào tạo để người lao động làm quen với công việc của Công ty.
Người lao động cần phải có đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe, tâm lý vì đây là
Công ty sản xuất dệt sợi tuy là ngành công nghiệp nhẹ nhưng đòi hỏi phải chịu được áp lực công việc rất cao.
Không ngừng đào tạo nâng cao trìnhđộ chuyên môn và tay nghề của người
lao động
Trình độ chuyên môn và tay nghềcủa người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp. Bởi vậy cần thực hiện phân tích đánh giá
nhu cầu đào tạo của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động học tập nâng
cao năng lực làm việc.
Đồng thời, các ban lãnh đạo cũng luôn cập nhật các kĩ năng nghề nghiệp, kiến thức mới cho người lao động. Ngoài công tác đào tạo, Công ty nên tổchức cho các cán bộ, công nhân viên đi tham quan các nhà máy khác trong và ngoài Công ty đểhọc hỏi thêm kinh nghiệm SXKD.
Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động
Việc phân công và hiệp tác lao động vào những công việc cụthể nào đó cho đạt hiệu quả cao nhất là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với mọi doanh nghiệp, nếu
được phân công đúng công việc phù hợp với chuyên môn, người lao động sẽ phát huy hết khả năng, năng lực vốn có của mình hoạt động hết công suất và đem lại hiệu quả lao động cao cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân công không hợp lý sẽdẫn tới tình trạng lãng phí, dư thừa và đôi khi công việc không phù hợp với sở trường của
người lao động sẽ đem lại kết quảhoạt động kinh doanh không tốt.
Ngoài ra, để bắt kịp được sự cân đối giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất cần phải có những phương án nhằm liên kết các hoạt động của từng cá nhân, từng bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng nhất là tăng doanh thu,
tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời tạo thuận lợi cho thông tin nội bộ giữa người quản lý và người lao động.
Giải pháp nâng cao phụcấp lương, thưởng
Hiện nay, Công ty chỉ có 2 đợt thưởng Lễ, Tết đó là Tết Âm lịch và ngày thành lập Công ty. Công ty có thể trích một phần của Quỹtiền thưởng để thưởng cho người
lao động vào các dịp lễ quan trọng khác như 30/4, 1/5, 2/9. Số tiền thưởng có thể
không nhiều nhưng đó là một phần để khích lệ, động viên, giúp người lao động có
thêm động lực đểlàm việc.
Công tyxét thưởng hàng năm theo hiệu quảSXKD vì vậy muốn tăng mức tiền
lương bổ sung hàng năm thì cần phải nâng cao hiệu quảSXKD của Công ty. Chính vì vậy Công ty cần tiến hành các biện pháp tối ưu hóa doanh thu cùng với tối thiểu hóa chi phí tất cảcác chu trình SXKD trong Công ty nhằm nâng cao hiệu quảSXKD từ đó
có thể tăng mức tiền lương bổsung.
3.2.2. Giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quảnguồn vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là điều kiện rất cần thiết cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động SXKD. Vốn giúp cho doanh nghiệp hoạt động liên tục, mởrộng sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bịcho quá trình sản xuất,… Ngược lại không có nguồn vốn thì bất kỳdoanh nghiệp nào cũng không thể tồn tại và hoạt động
được.
Qua phân tích thì cho thấy Công ty sử dụng nguồn vốn cũng khá hiệu quả, do
đóCông ty cần phải có những biện pháp nhằm duy trì và phát triển hơn nữa nguồn vốn của mình. Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn cả
nguồn vốn cố định lẫn nguồn vốn lưu động nếu có biến động theo hướng tiêu cực thì kịp thời điều chỉnh và có biện pháp xửlý nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD.
Quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tránh tình trạng lãng phí vốn, thất thoát vốn. Bởi sốvốn mà doanh nghiệp có được là do hoạt động sản xuất được liên tục thì hầu hết là nguồn vốn cổ phần, hơn thế nữa việc sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả sẽ gây ảnh
hưởng đến kết quảhoạt động SXKD của Công ty.
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quan trọng đểthu hút khách hàng. Chất
lượng, sản phẩm tốt mới có thểgiữchân khách hàng. Hiện nay ngành may mặc rất phát triển, sựcạnh tranh ngày càng cao nên sản phẩm làm ra phải luôn đảm bảo chất lượng
tốt. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SXKD. Vì vậy cần kiểm tra khắt khe chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. Ngoài ra cần phải tiếp thu khoa học công nghiệp kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất để đảm bảo phù hợp với thời
đại.
Máy móc thiết bị và công nghệ là phương tiện để người công nhân làm ra sản phẩm, do đó nó là điều kiện cần để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để làm được điều đóCông ty cần thực hiện các biện pháp sau:
-Trong đầu tư DN cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn đúng công nghệ
và hình thức đầu tư phù hợp với tiềm lực tài chính, chiến lược SXKD (sản phẩm, sản
lượng, chất lượng và giá cả,..) và trình độ của người lao động. Công ty nên chú trọng
đầu tư theo chiều sâu vì hàng sợi có vòng đời ngắn, thị hiếu nhu cầu của người tiêu
dùng thay đổi liên tục. Vì vậy công nghiệp cũng phải đổi mới nhanh chóng mới theo kịp nhu cầu của thị trường. Trong quá trình đầu tư,ưu tiên đầu tư một cách đồng bộ để
nâng cao hiệu suất lao động.
- Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao để tiết kiệm chi phí, khi giá điện
tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất vì vậy phải quản lý tốt việc sửdụng điện của Công ty bằng cách giáo dục ý thức trách nhiệm của những người lao động và cán bộcông nhân viên trong việc sửdụng tiết kiệm điện.
- Công ty cần nghiên cứu tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước thay thếcho việc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, như vậy chi phí sẽgiảm.
3.2.4. Giải phápđẩy mạnh chính sách thu hút khách hàng
Đầu tư hơn nữa cho công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường để thu hút khách hàng. Trong nền kinh tếthị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay khi chất lượng sản phẩm trở thành một trong những căn cứ quan trọng nhất quyết định sự
mua hàng của khách hàng thì việc xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các DN. Khách hàng là điều kiện tiên quyết để mỗi DN có thểtồn tại và phát triển. Chìa khóa của sựthành công trong cạnh tranh là duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc liên tục đáp ứng các nhu cầu của họ một cách tốt nhất.
Như vậy nhiệm vụ đầu tiên của Công tylà xác định rõ khách hàng của mình là ai, từ đóCông ty mới biết được cần cung cấp cái gì và làm thế nào đểthỏa mãn tốt hơn
nhu cầu của khách hàng. Để đứng vững trên thị trường thì DN phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Hiện tại khách hàng của Công ty còn rất ít, sự gia tăng khách hàng qua các năm
rất thấp vì vậy cần đưa ra những chính sách mới để thu hút khách hàng. Cần phải quảng bá sản phẩm của Công ty rộng rãi hơn, có nhiều ưu đãi cho khách hàng mới.
Chăm sóc khách hàng hiện tại thật tốt bằng cách sản xuất sản phẩm đạt chất lượng,
giao hàng đúng hẹn,.. để giữ chân khách hàng cũng như nhận thêm nhiều đơn hàng
mới từkhách hàng. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh marketing cho thị trường trong nước và
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Hiệu quảcủa hoạt động sản xuất kinh doanh là nhân tốquyết định đến sựtồn tại và phát triển của Công ty. Thông qua hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh Công ty sẽ có những chính sách về tiền lương thích hợp đối với từng bộ phận, phòng ban. Là yếu tốgián tiếp tạo nên sựgắn bó lâu dài giữa người lao động và doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại CTCP Sợi Phú Nam và kết quả nghiên cứu của đề tài: “ Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty Cổphần Sợi
Phú Nam”. Với tình hình thực tếtại Công ty, tôi nhận thấy rằng: trong 3 năm qua các
chỉ tiêu kinh doanh có kết quả khả quan, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá tốt và đem lại lợi nhuận cho Công ty giúp Công ty mở rộng được quy mô sản xuất. Công ty đã hoạt động và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, sử dụng hợp lý các chi phí giúp cho Công ty tận dụng và tiết kiệm được các nguồn lực hiện có. Cụthể:
- Doanh thu của Công tytrong giai đoạn 2017– 2019 đều có xu hướng tăng.
- Công tyđã sử dụng lao động và nguồn vốn một cách có hiệu quả, khả năng
quay vòng vốn nhanh.
- Các chỉ sốvềchỉ tiêu tài chính của Công tyqua phân tích đều cho thấy Công ty hoạt động một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên với tình hình thực tếtại Công ty, tôi đưa ra hạn chế mà Công ty cần khắc phục trong thời gian tới: Trong quá trình sản xuất Công ty cần quán triệt các rủi ro, tránh né các rủi ro để tránh mất thời gian chờ cung ứng lại nguyên phụ liệu, sản xuất và giao hàng đúng thời gian; bên cạnh đó cần tìm tòi các phương pháp nhằm nâng cao các chỉsốcủa chỉ tiêu vềtỷsuất lợi nhuận.
Đểgóp phần nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh, khóa luận đãđề
xuất một sốgiải pháp: giải pháp phát huy sửdụng hiệu quảnguồn lao động, giải pháp
tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quảnguồn vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quảsử
dụng lao động, giải pháp sử dụng tiết kiệm chi phí, mở rộng thêm thị trường kinh doanh. Tôi mong rằng các giải pháp này sẽgiúp CTCP Sợi Phú Nam có thểnâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty, góp phần đảm bảo sựtồn tại và phát triển của Công ty trongmôi trường cạnh tranh.
II.Kiến nghị
-Nhà nước nên hỗtrợvà tạo điều kiện thuận lợi để Công ty nhập khẩu các may móc, thiết bị công nghệhiện đại tiên tiến nhất từ nước ngoài nhằm nâng cao năng suất, hạgiá thành sản phẩm.
- Xây dựng và hoàn thiện hệthống chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách
thuế đểcác doanh nghiệp hoạt độngổn định và lâu dài.
- Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự công bằng trong kinh doanh. Đặc biệt, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xửlý những hoạt động làm hàng giả, nhập lậu hàng hóa gây nên sựcạnh tranh không lành mạnh.
-Định hướng phát triển ngành nguyên phụ liệu bổ trợ ngành may để doanh nghiệp có cơ hội tăng thêm lợi nhuận và có thểcạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Bên cạnh đó nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vốn để doanh nghiệp chủ động trong việc trang bịmay móc thiết bịhiện đại.
- Có những chính sách phù hợp đồi với ngành Dệt May, hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh phải gắn liền với lợi ích xã hội, bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu như: giảm thuế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. Bên cạnh đó Nhà nước cần cải cách lại thủ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ts. Trịnh Văn Sơn & Đào Nguyên Phi (2006),Phân tích hoạtđộng kinh doanh,
TrườngĐại học Kinh tế, Đại học Huế.
[2] Th.S HồSỹMinh (2019), Bài giảng quản trị tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
[3] GS.TS. Phan Thức Huân (2006), Bài giảng Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tếquốc dân.
[4] TS. Võ Văn Nhịn (2007), Giáo trình nguyên lý kếtoán, NXB Thống kê [5] Nguyễn Đức Dỵ (1996), Từ điển giải nghĩa kinh tế - kinh doanh, NXB Khoa Học KỹThuật.
[6] Website của Phú Group:https://phugroup.com.vn/
[7] https://voer.edu.vn/m/ly-luan-chung-ve-san-xuat-kinh-doanh-va-hieu-qua- san-xuat-kinh-doanh/cd2535e2 [8] https://voer.edu.vn/m/cac-phuong-phap-phan-tich-hoat-dong-kinh- doanh/e2187352 [9] https://voer.edu.vn/m/khai-quat-ve-xuat-khau-hang-det-may-o-viet-nam-va- vai-tro-cua-no-doi-voi-nen-kinh-te/ebe05f9f [10] https://baodautu.vn/gia-bong-nhay-mua-chi-nhap-khau-vot-len-muc-155- ty-usd-d85545.html [11] https://govalue.vn/bao-cao-tai-chinh/ [12] https://cafef.vn/doc-bao-cao-tai-chinh-voi-nha-dau-tu-chung-khoan- 20170804165741063.chn