4. Phương pháp nghiên cứu
2.1.8.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng để hình thành hoạt động kinh doanh của bất cứdoanh nghiệp nào, vốn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Công ty, là điều kiện để Công ty tồn tại và phát triển. Việc tiến hành phân tích hiệu quảsử dụng vốn
thường xuyên sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tình hình tài chính của Công ty, xác định rõ nguyên nhân, mứcđộ ảnh hưởng của từng nhân tố đểtừ đó đề
ra các giải pháp khắc phục nhằm sửdụng có hiệu quả hơn.
2.1.8.1.1.Chỉtiêu phản ánh hiệu quảsửdụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền củaTSCĐ, hay nói cách khác là toàn bộgiá trịbỏ ra để đầu tư vào TSCĐnhằm phục vụcho hoạt động kinh doanh.
Vốn cố định là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sựphát triển và hoàn thiện vốn cố định có ý nghĩa rất lớn, và
là điều kiện tăng lên không ngừng của năng suất lao động, cũng như khối lượng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Với đặc điểm là Công ty dệt sợi, tài sản chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp là máy móc, thiết bị và thiết bị vận tải sửdụng trong quá trình sản xuất. Hiệu quảsửdụng vốn cố định được thểhiện qua các chỉ tiêu sau: hiệu suất sử dụng vốn cố định, mức đảm nhiệm vốn cố định, mức doanh lợi vốn cố định.
Bảng 2.6. Hiệu quảsửdụng vốn cố định của CTCP Sợi Phú Namgiai đoạn 2017 - 2019
Đơn vịtính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Năm 2018/2017 Năm 2019/2018
+/- % +/- %
1. Tổng doanh thu 489.247,46 513.280,32 522.925,33 24.032,85 4,91 9.645,01 1,88 2. Lợi nhuận sau thuế 15.342,78 12.192,74 4.352,97 -3.150,04 -20,53 -7.839,77 -64,30
3. VCĐ bình quân 41.264,72 42.195,44 37.067,69 930,72 2,26 -5.127,75 -12,15 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (lần) (4=1/3) 11,86 12,16 14,11 0,31 2,60 1,94 15,97 5. Mức đảm nhiệm VCĐ (lần) (5=3/1) 0,084 0,082 0,07 -0,002 -2,53 -0,01 -13,77 6. Mức doanh lợi VCĐ(lần)(6=2/3) 0,37 0,29 0,12 -0,08 -22,28 -0,17 -59,36 (Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam)
Vềhiệu suất sửdụng vốn cố định
Biểu đồ2.1. Hiệu suất sửdụng vốn cố định của CTCP Sợi Phú Nam
giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam)
Dựa vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.1 trên ta thấy hiệu suất sửdụng vốn cố định của doanh nghiệptăng qua 3 năm. Năm 2017, hiệu quảsửdụng vốn cố địnhđến 11,86 lần, hay cứ một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ, sẽ tạo ra được 11,86
đồng doanh thu. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng TSCĐ rất hiệu quả. Đến
năm 2018 chỉ số này tăng 2,6% và đạt 11,26 lần. Sang năm 2019, hiệu suất sử dụng tiếp tục tăng và đạt 14,11 lần, đi liền với việc doanh thu tăng 1,88% so với năm 2018,
do đó doanh nghiệp sẽthu về 14,11 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng vốn cố định bình quân. Hay nói cách khác hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp đã tăng 15,97% hay tăng 1,94 lần so với năm 2018. Tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp đạt hiệu quả khá cao, cơ bản doanh nghiệp đã tận dụng được nguồnTSCĐ có được đểtạo ra hiệu quảkinh doanh.
Mức đảm nhiệm vốn cố định
Biểu đồ2.2. Mức đảm nhiệm vốn cố định của CTCP Sợi Phú Nam
giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam)
Theo bảng 2.6 và biểu đồ 2.2 cho ta thấy, chỉ tiêu này có xu hướng biến động
đều qua 3 năm. Cụ thể, mức đảm nhiệm vốn cố định vào năm 2017 là 0,084 lần và
năm 2018 là 0,082 lần, hay đểtạo ra một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp phải sửdụng 0,082 đồng vốn cố định. Năm 2019, đểtạo ra 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp phải bỏra 0,07đồng vốn cố định, giảm 0,01 lần so với năm 2019. Có thểthấy, chỉ tiêu này giảm nhẹ qua 3 năm, điều này tương đương với việc hao tổn về vốn cố định mà doanh nghiệp phải bỏ ra cũng giảm đi. Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp giảm và hiệu suất sử dụng cũng giảm và chỉ tiêu này lại rất thấp, chứng tỏ doanh nghiệp đang có xu hướng sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn
Mức doanh lợi vốn cố định
Biểu đồ2.3. Mức doanh lợi vốn cố định của CTCP Sợi Phú Nam
giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam)
Do lợi nhuận sau thuế và VCĐ bình quân có xu hướng giảm, nên mức doanh của vốn cố định cũng giảm qua 3 năm. Từ bảng 2.6 và biểu đồ 2.3 cho ta thấy, năm
2017 cứ 1 đơn vị nguyên giá (hoặc giá trị còn lại) của vốn cố định tham gia vào quá trình SXKDđemlại 0,37đồng lợi nhuận.Năm 2018, chỉ tiêu này đạt 0,29 lần. Và năm
2019, chỉ tiêu này giảm 59,36% so với năm ngoái, đem lại 0,12 đồng lợi nhuận trên một đơn vịnguyên giá (hoặc giá trị còn lại) củaTSCĐmà doanh nghiệp bỏra.
Vốn cố định là một yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình kinh doanh nên nó
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn cố định khá hiệu quả tuy nhiên mức độ lại có xu
hướng giảm qua các năm.
2.1.3.1.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quảsửdụng vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộphận: tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng. Việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽgóp phần giải quyết nhu cầu vềvốn cũng như nâng cao hiệu quảsửdụng vốn cho doanh nghiệp.
Đánh giá khả năng sinh lời trên vốn lưu động là chỉ tiêu đo lường mức lợi nhuận thu được trên khoản vốn đầu tư vào tài sản lưu động, qua đó cũng đánh giá được hiệu quảcủa việc sửdụng vốn lưu động của Công ty.
Bảng 2.7. Hiệu suất sửdụng vốn lưu động của CTCP Sợi Phú Namgiai đoạn 2017 - 2019
Đơn vịtính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2018/2017 Năm 2019/2018
+/- % +/- %
1. Tổng doanh thu 489.247,46 513.280,32 522.925,33 24.032,85 4,91 9.645,01 1,88
2. Doanh thu thuần 487.981,17 510.521,19 519.876,98 22.540,02 4,62 9.355,79 1,83
3. Lợi nhuận sau thuế 15.342,78 12.192,74 4.352,97 -3.150,04 -20,53 -7.839,77 -64,30
4. VLĐ bình quân 78.030,57 81.542,67 82.974,54 3.512,10 4,50 1.431,87 1,76 5. Các khoản phải thu bình
quân 13.641,10 19.658,46 25.292,31 6.017,36 44,11 5.633,85 28,66 6. Giá vốn hàng bán 453.518,12 478.937,59 493.243,65 25.419,47 5,60 14.306,06 2,99 7. Hàng tồn kho bình quân 21.633,69 35.823,67 43.900,82 14.189,98 65,59 8.077,14 22,55 8. Số vòng quay VLĐ (vòng) (8=1/4) 6,27 6,29 6,30 0,02 0,39 0,01 0,12 9. Mức đảm nhiệm VLĐ (lần) (9=4/1) 0,1595 0,1589 0,1587 -0,0006 -0,39 -0,0002 -0,12 10. Mức doanh lợi VLĐ (lần) (10=3/4) 0,20 0,15 0,05 -0,05 -23,95 -0,10 -64,91 11. Vòng quay các khoản phải thu (vòng) (11=2/5) 35,77 25,97 20,55 -9,80 -27,40 -5,41 -20,85 (Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam)
Sốvòng quay vốn lưu động
Biểu đồ2.4. Vòng quay vốn lưu động của CTCP Sợi Phú Nam
giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam)
Theo bảng 2.7 và biểu đồ 2.4 cho ta thấy, năm 2017 bình quân trong năm vốn
lưu động quay 6,27 vòng. Năm 2018, bình quân trong năm vốn lưu động quay 6,29 vòng. Năm 2019, tăng nhẹ 0,12% làm cho bình quân trong năm vốn lưu động của doanh nghiệp quay 6,3 vòng. Chỉtiêu này càng cao càng cho thấy vốn vận động nhanh trong suốt quá trình SXKD và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên sự biến động này rất nhẹ nên khả năng tận dụng nguồn vốn vào đầu tư kinh
doanh của doanh nghiệp chưa tốt và hiệu quả.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động
Biểu đồ2.5. Mức đảm nhiệm vốn lưu động của CTCP Sợi Phú Nam
giai đoạn 2017 - 2019
Từ bảng 2.7 và biểu đồ 2.5 ta thấy, để có được một đơn vị doanh thu từ hoạt
động SXKD, năm 2017 doanh nghiệp cần phải chi 0,1595 đồng vốn lưu động bình quần. Và giảm nhẹvào năm 2018 cụ thể, doanh nghiệp cần phải chi 0,1589 đồng vốn
lưu động bình quân và hầu như không biến đổi trong năm 2019 là 0.1587 đồng. Tuy nhiên, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty còn thấp là một động thái chưa tốt trong việc sửdụng hiệu quảvốn lưu động và sốvốn lưu động được tiết kiệm thấp.
Mức doanh lợi vốn lưu động
Biểu đồ2.6. Mức doanh lợi vốn lưu động của CTCP Sợi Phú Nam
giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam)
Theo bảng 2.7 và biểu đồ2.6 ta thấy, năm 2017, một đơn vị vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình SXKD trong kỳ, sẽtạo ra được 0,20đơn vị lợi nhuận. Do
độdài một vòng quay vốn lưu động thấp và có xu hướng giảm nhẹ, nên mức doanh lợi vốn lưu động sẽ có xu hướng giảm vào năm 2018 là 23,95% đạt 0,15 lần. Đến năm
2019, chỉ tiêu này giảm 64,91%. Lúc này lợi nhuận thu vềlà 0,05 đồng khi bỏ ra một
đồng vốn lưu động. Có thểthấy mức doanh lợi vốn lưu động có xu hướng giảm trong
Sốvòng quay các khoản phải thu
Biểu đồ2.7. Vòng quay các khoản phải thu của CTCP Sợi Phú Nam
giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam)
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ sốnày là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp. Dựa theo sốliệu phân tích ở bảng 2.7 và biểu đồ 2.7 ta thấy, trong
ba năm, vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm dần, đây là một tín hiệu chưa
tốt cho Công ty. Cụ thể, năm 2017, chỉ số này đạt 35,77 vòng, tức bình quân 1 đồng các khoản phải thu trong năm thì thu được 35,77 đồng doanh thu. Năm 2018, chỉ số
này giảm 27,4% còn 25,97 vòng và tiếp tục giảm vào năm 2019 20,85% còn 20,55 vòng. Tuy con số này không thấp nhưng lại giảm chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của Công ty, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt và sự chiếm dụng vốn của khách hàng bị giảm đi. Điều này đòi hỏi Công ty phải tìm ra biện pháp để
khắc phục được những điều trên.