Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam (Trang 65 - 68)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.7.2. Phân tích tình hình chi phí

Theo bảng 2.5 ta thấy, tình hình biến động chi phí SXKD của CTCP Sợi Phú

Nam tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2017 đạt 472.566,10 triệu đồng; năm 2018 tăng 5,80% so với năm 2017 và đạt 499.970,21 triệu đồng; năm 2019 tăng 3,51% và

đạt17.528,29 triệu đồng so với năm trước. Sự biến động của chi phí thể hiện qua các

yếu tố sau:

Giá vốn hàng bán: Luôn chiếm hơn 95% trong tổng cơ cấu chi phí. Giá vốn

hàng bán là tập hợp của các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,... Năm 2017, chi phí giá vốn hàng bán là 453.518,12 triệu đồng. Năm 2018 tăng 25.419,47 triệu đồng tương ứng với 5,6% so với năm trước. Năm 2019, tăng 14.306,06 triệu đồng tương ứng với 2,99% và đạt 493.243,65 triệu đồng. Chi phí giá vốn hàng bán là một chi phí có ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí

cũng như lợi nhuận củaCông ty. Vì vậyCông ty cần cónhững biện pháp như tiết kiệm

nguyên vật liệu, chi phí nhân công, quản lý, kiểm soát công nhân,... để tránh lãng phí trong quá trình hoạt động nhằm tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa doanh thu và lợi

nhuận.

Chi phí tài chính: Bên cạnh hoạt động chính là kinh doanh thì hoạt động tài chính cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng. Chi phí tài chính của Công ty chủ

yếu là chi phí lãi vay, từ các khoản vay ngắn và dài hạn phục vụ cho việc đầu tư, kinh

doanh, mua sắm vật tư trang thiết bị. Năm 2017, chi phí tài chính của Công ty là 1.951,82 triệu đồng, chỉ chiếm 0,41% trong tổng cơ cấu tổng chi phí. Năm 2018, chi phí tài chính tăng lên thành 2.757,40 triệu đồng, tương đương tăng đến 41,27% hay

tăng 805,59 triệu đồng. Đến năm 2019, tiếp tục tăng 9,22% so với năm trước và đạt

3.011,74 triệu đồng. Điều này thể hiện một động thái chưa tốt đến tình hình kinh doanh của Công ty, tuy chiếm tỷtrọng thấp trong cơ cấu nhưng chi phí này tăng lên đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét trong việc điều chỉnh và chi trả các khoản vay để

làm giảm bớt chi phí này.

Chi phí bán hàng: Qua 3 năm, cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần thì chi

phí bán hàng có xu hướng tăng dần. Cụ thể, năm 2017, chi phí bán hàng là 9.377,62 triệuđồng. Năm 2018, chỉtiêu này giảm 9.861,25 triệuđồng tương ứng giảm 5,16% so với năm 2017. Đến năm 2019, chi phí bán hàng tiếp tục tăng 3.060,21 triệu đồng, tức

là tăng 31,03% so với năm trước và đạt 12.921,46 triệu đồng. Điều này cũng khá dễ

hiểu khi doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng khi bán được nhiều hàng hơn kéo theo đó là các chi phí điện, nước, vật liệu và chi phí hoa hồng cho các Công ty môi giới

tăng. Vì CTCP Sợi Phú Nam ngoài bán hàng cho các thị trường nước ngoài thì thị trường nội địa cũng chiếm một phần không hềnhỏ.

Chi phí qun lý doanh nghip: Chỉ tiêu này có chiều hướng giảm dần qua 3

năm. Năm 2017, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 7.688,55 triệuđồng. Năm 2018, chỉ

tiêu này giảm 450,03 triệu đồng tức là giảm 5,85% so với năm trước. Đến năm 2019,

con số này giảm 261,45 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 3,61% so với năm 2018. Điều này cho thấy việc quản lý của doanh nghiệp đang đi đúng hướng, không cần phải hoàn thiện thêm nên chi phí quản lý doanh nghiệp giảm dần theo thời gian.

Đây là dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp.

Chi phí khác là chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu, bao gồm: chi phí tiếp khách, chi phí đi công tác, chi phí tiếp thị, chi phí hải quan, chi phí kiểm dịch,... Tuy nhiên khoản mục chi phí này chỉ phát sinh từ năm 2018, với mức độ tăng lên đến 1.155,46 triệuđồng do năm nàyCông ty bán một số TSCĐ và bán được nhiều

hàng hơn, làm phát sinh chi phí phục vụcho việc bán tài sản, cũng như một sốchi phí khác trong quá trình kinh doanh. Năm 2019, khoản mục chi phí này tăng 14,39%,

tương đương tăng169,12 triệuđồng.

Tình hình sửdụng chi phí giai đoạn 2017 - 2019 cho thấy Công ty quản lý và sử

dụng chi phí còn chưa tốt khi nhiều khoản mục chi phí liên tục tăng. Chi phí tăng ảnh

hưởng không nhỏ đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần có những động thái kịp thời cũng như nỗlực đểgiảm thiểu chi phí.

Bảng 2.5. Tình hình chi phí của CTCP Sợi Phú Nam giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Năm 2018/2017 Năm 2019/2018

+/- % +/- %

Giá vốn hàng bán 453.518,12 478.937,59 493.243,65 25.419,47 5,60 14.306,06 2,99

Chi phí tài chính 1.951,82 2.757,40 3.011,74 805,59 41,27 254,33 9,22

Chi phí bán hàng 9.377,62 9.861,25 12.921,46 483,63 5,16 3.060,21 31,03

Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.688,55 7.238,51 6.977,07 -450,03 -5,85 -261,45 -3,61

Chí phí khác 20,00 1.175,45 1.344,57 1.155,46 5778,71 169,12 14,39

Tổng chi phí 472.556,10 499.970,21 517.498,49 27.414,11 5,80 17.528,28 3,51

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)