Tổng quan ngành dệt may tỉnh Thừa thiên Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam (Trang 46)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Tổng quan ngành dệt may tỉnh Thừa thiên Huế

Trong quy hoạch ngành dệt may giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế

dự tính sẽ đầu tư trên 6.600 tỷ đồng để xây dựng nơi đây trở thành một trong những trung tâm dệt may của miền Trung.

Theo đó, tỉnh sẽ tập trung phát triển tối đa thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành; đồng thời,

đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang; phát triển ngành gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.

Chủtịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huếcho biết, nhằm đưa lĩnh vực dệt may phát triển theo hướng bền vững và đảm bảo đủ nguyên phụ liệu sản xuất cho các doanh nghiệp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Ban điều phối Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung triển khai Đề án "Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại Thừa Thiên Huế", với diện tích khoảng 400 ha, tại khu công nghiệp Phong Điền. Nhiều doanh nghiệp ngành may tại Thừa Thiên Huếkhẳng định sẽ tiếp tục đầu tư mở

rộng nhà máy trong thời gian tới. Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, trước mắt các doanh nghiệp phải chuyển dần từhình thức gia công sang làm hàng FOB và ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm) hay OMB (sản xuất nhãn hiệu gốc). Muốn hình thành trung tâm dệt may, trước hết, cần kêu gọi các tập đoàn lớn từ Mỹ, Hàn Quốc, Canada để sản xuất nguyên phụ liệu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tác. Bên cạnh đó, để sản xuất nguyên phụ liệu theo quy trình khép kín, tỉnh đang nghiên cứu đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đảm bảo môi

trường và góp phần tháo gỡkhó khăn cho các doanh nghiệp.

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 6 khu công nghiệp với 50 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, tổng cộng có tới 300 dây chuyền may và 500.000 cọc sợi.

Chừng hơn 70% kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Thừa Thiên Huế là từ

ngành hàng dệt may. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh khoảng 900 triệu USD thì ngành dệt may đã chiến 680 triệu USD. Dệt may đã thống lĩnh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong nhiều năm qua. Theo nhận định của Giám đốc Sở Công

thương, năm 2019, ngành dệt may vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và dự ước đạt khoảng 1 tỷUSD.

Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung phát triển tối đa thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành; đồng thời, đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kếsản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời

trang; phát triển ngành gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xu thếdịch chuyển lao

động nông nghiệp nông thôn. Trong những năm tới hứa hẹn Thừa Thiên Huế sẽ trở

thành trung tâm ngành dệt may của vùng và cả nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRNG HIU QU HOẠT ĐỘNG SN XUT KINH DOANH CA CÔNG TY CPHN SI PHÚ NAM 2.1. Tổng quan vềCTCP Sợi Phú Nam

2.1.1. Giới thiệu vềCTCP Sợi Phú Nam

Phu Group là một trong những doanh nghiệp lớn tập trung sản xuất và phát triển tại khu công nghiệp Phú Bài. Bao gồm 8 công ty con là Phú Nam, Phú Thạnh, Phú Việt, Phú Mai, Phú Anh, Phú Bài 2, Phú Gia và Phú Quang được kết nối và dưới sự điều hành của ban quản lý giàu kinh nghiệm. Là một trong những công ty con được thành lập đầu tiên, vào năm 2008, Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam được thành lập và

đưa vào sản xuất.

Hình 2.1. Toàn cảnh Công ty Cổphần Sợi Phú Nam

Hình 2.2.Các công ty con trong Phu Group và các nơi xuất khẩu

(Nguồn: Website của Phú Group)

Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam thuộc khu công nghiệp Phú Bài, huyện Hương

Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chuyên sản xuất Sợi các loại và kinh doanh nguyên phụ

liệu, thiết bịngành kéo Sợi.

Tên công ty: Công ty Cổphần Sợi Phú Nam–thuộc Phu Group

Tên nước ngoài: PHU NAM SPINNING JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt: PHU NAM SJSCO

Người đại diện: Giám đốc Lê Thị Lương

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300491474 được Sở Kế Hoạch Đầu

TưTỉnh Thừa Thiên Huếcấp ngày 21/05/2007

Trụsởchính: Khu công nghiệp Phú Bài, Thịxã Hương Thủy, Thành phốHuế Điện thoại: 0234.395.1455

Fax: 0234.395.1276

Email: sales@soiphunam.com.vn

Trang web của Phu Group: https://phugroup.com.vn

Vốn điều lệ: 35.500.000.000 VNĐ (Ba mươi lăm tỷnăm trăm triệu đồng)

Phương châm của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam “Chất lượng tốt ổn định và dịch vụtốt dành cho khách hàng”.

Sản lượng hàng năm của công ty là hơn 6000 tấn/năm, sản phẩm của công ty có uy tín và chất lượng cao trong nước và quốc tế với xuất khẩu chiếm 50% sản lượng chủ yếu ra thị trường các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Philippines, Tây Ban Nha, Hoa Kỳvà Canada. Bên cạnh đó, công ty đã giải quyết việc

làm cho hơn 300 lao động.

Hình 2.3. Một dây chuyền trong nhà máy của CTCP Sợi Phú Nam

(Nguồn: Website của Phú Group)

2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của CTCP Sợi Phú Nam

2.1.2.1. Sản phẩm

- Nguyên liệu dùng trong công nghệkéo sợi:

Nguyên liệu dùng phổ biến trong ngành sợi hiện nay là bông xơ tựnhiên, bông

xơthiên nhiên có chất lượng tốt, tính chất mà quá trình công nghệ tương đối đơn giản so với loại xơ khác. Gần đây người ta sửdụng xơ hóa học gồm có vỏ nhân tạo và xơ

tổng hợp trộn với xơ thiên nhiên hoặc có thể dùng 100% xơ hóa học đểkéo sợi. - Cấu tạo của sợi:

Sợi là sản phẩm cuối cùng của nhà máy là nguyên liệu của các nhà máy dệt và các nhu cầu khác. Sợi bao gồm các tính chất của xơ, sợi do tất cả các xơ xếp liên tiếp song song và duỗi thẳng rồi xoắn nhau.

- Các mặt hàng chính: sợi pha các loại (TC 65/35, CVC 60/40)

- Ứng dụng: sản phẩm sợi sẽ được sửdụng trong ngành dệt kim, dệt thoi, làm chỉ.

Hình 2.4.Công đoạn kéo sợi trong nhà máy của Công ty Cổphần Sợi Phú Nam

(Nguồn: Website của Phú Group)

Hình 2.5.Công đoạn sợi con trong nhà máy Công ty Cổphần Sợi Phú Nam

Hình 2.4.Công đoạn bông chải trong nhà máy của CTCP Sợi Phú Nam

Hình 2.5.Công đoạn ghép thô trong nhà máy của CTCP Sợi Phú Nam

Hình 2.6.Công đoạn đóng gói trong nhà máy của CTCP Sợi Phú Nam

2.1.2.2. Thị trường chính

- Nội địa: chiếm 50% sản lượng

- Xuất khẩu: chiếm 50% sản lượng cho các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Hàn Quốc, Ai Cập, Nhật Bản và Philippine,...

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụcủa CTCP Sợi Phú Nam

- Chức năng: chuyên sản xuất kinh doanh sợi các loại - Nhiệm vụ:

 Tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích các loại tài sản, đất

đai, nhà xưởng, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, tiền vốn.

 Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của luật pháp, thực hiện đúng

ngành nghề đãđăng ký trong giấy phép kinh doanh.

 Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua nộp thuếvà nộp ngân sách.  Bảo tồn và phát triển vốn đầu tư cho sản xuất mở rộng kinh doanh, chăm lo đời sống cán bộcông nhân viên và bảo vệ môi trường.

 Quản lý kho nguyên liệu bông – xơ và cung ứng phục vụsản xuất sợi.

2.1.4. Cơ cấu tổchức bộmáy CTCP Sợi Phú Nam

CTCP Sợi Phú Nam được tổchức và hoạt động theo Điều lệtổ chức hoạt động của công ty làđược Đại hội cổ đông thông qua. Cụ thể, ngoài Chủtịch hội đồng quản trị ra, Giám Đốc sẽ là người chỉ đạo trực tiếp sản xuất và có sự tham mưu của Phó

Giám Đốc và các phòng ban.

CTCP Sợi Phú Nam có 2 phòng ban chính với chức năng tham mưu và giúp

việc, chịu sự điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc như: phòng Tổng Hợp (gồm Kế

Toán, Kinh Doanh và Nhân sự) và phòngĐiều hành sản xuất. Bên dưới còn có 8 công

đoạn như: Bông chải, ghép thô, sợi con, đánh ống, suốt da, điều không – cơ khí, đóng gói, điện. Được quản lý bởi trưởng các bộ phận và tổ trưởng sản xuất. Đông đảo nhất là bộphận công nhân thuộc các công đoạn, làm theo giờhành chính hay theo ca.

Cơ cấu bộmáy của CTCP Sợi Phú Nam được tổchức theo mô hình dưới đây:

Sơ đồ2.1. Cơ cấu tổchức bộmáy của Công ty Cổphần Sợi Phú Nam

(Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam)

 Chức năng nhiệm vụcủa từng bộphận:

Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đại diện pháp nhân và chịu trách nhiệm

trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của CTCP Sợi Phú Nam. Là người có quyền điều hành mọi hoạt động của công ty, có toàn quyền quyết định trong SXKD.

Ban giám đốc: Là người giúp việc cho chủ tịch hội đồng quản trị, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của ban quản trị, chịu trách nhiệm trước ban quản trịvà pháp luật vềcông việc được giao. Đồng thời, là

người tổ chức các cuộc họp cùng chủ tịch hội đồng quản trị và các phòng ban, các

trưởng công đoạn để đưa ra phương hướng hoạt động của công ty. Phòng tổng hợp bao gồm nhân sự, kếtoán và kinh doanh.

- Kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về các phương án kinh doanh, xâydựng và mởrộng mạng lưới tiêu thụsản phẩm của công ty cả trong và ngoài nước, tiến hành

đàm phán và ký hợp đồng kinh tế. Đồng thời, hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm giúp cho hoạt động SXKD của công ty đạt hiệu quả cao; đánh giá mức độ cạnh tranh các sản phẩm của công ty, nắm bắt diễn biến và nhu cầu thị trường.

- Nhân sự: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác tuyển dụng lao

động, tổ chức cán bộ, công tác đào tạo, theo dõi, đề xuất phương án thực hiện các chế độcủa luật lao động; ra các quyết định, quy chếcủa công ty; thực hiện các chính sách

liên quan đến nhân sự.

- Kếtoán: Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán theo quy định của nhà nước, quản lý chung toàn bộ tình hình tài chính của công ty như các vấn đề về vốn, thanh toán, thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm, theo dõi tính toán giá thành vàxác định kết quả

kinh doanh của công ty. Đồng thời, tham mưu giám đốc công ty quản lý chỉ đạo, điều hành các công tác tuyển dụng, bảo tồn, phát triển vốn và tài sản của công ty đạt hiệu quả và đúng pháp luật.

Phòngđiều hành sản xuất: Xây dựng quy trình công nghệsản xuất,đảm bảo sản xuất phù hợp với thực tế, điều hành sản xuất, theo dõi, giám sát mọi vấnđềkỹthuật và công nghệ liên quan đến sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm. Đây làphòng trực tiếp chỉ đạo sản xuất, theo dõi nghiệm thu số lượng, chủng loại sản phẩm nhập kho, xuất

kho…

Các công đoạn sản xuất: Bông chải, ghép thô, sợi con, đánh ống, suốt da, điều không– cơ khí, đóng gói, điện sẽ được quản lý và chịu trách nhiệm bởi các trưởng các bộphận, giúp việc cho trưởng các bộphận là tổ trưởng sản xuất.

2.1.5. Tình hình laođộng của CTCP Sợi Phú Nam

Lao động là một nguồn lực rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là yếu tốkhông thể thiếu để thực hiện chức năng SXKD. Vì vậy, công tác tuyển dụng, quản lý, đào tạo nguồn laođộng là hết sức cần thiết. Đểthấy được tình hình laođộng của công ty, ta xem xét bảng sốliệu 2.1.

Nhìn chung, tổng số lao động qua 3 năm có sựbiến động nhẹ. Tuy nhiên nó vẫn phù hợp với quy mô sản xuất của công ty. Cụthể, năm 2017 công ty có 334 lao động.

Đến năm 2018, số lao động giảm đi23người tương ứng giảm 6,89% so với năm 2017. Năm 2019, lao động tiếp tục giảm 10,93% so với năm 2018và đạt mức 277lao động.

Bảng 2.1. Tình hình laođộng của CTCP Sợi Phú Nam giai đoạn 2017–2019

Đơn vịtính: Người

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Người % Người % Người (%)

Tổng số lao động 334 100 311 100 277 100 Theo giới tính Lao động Nam 201 60,18 182 58,52 157 56,68 Lao động Nữ 133 39,82 129 41,48 120 43,32 Theo tính chất Laođộng trực tiếp 229 68,56 209 67,20 180 64,98 Lao động gián tiếp 105 31,44 102 32,80 97 35,02

Theo trìnhđộ chuyên môn

Đại học và trên đại học 14 4,19 14 4,50 11 3,97 Cao đẳng, trung cấp 30 8,98 26 8,36 23 8,30 Lao động phổ thông 290 86,83 271 87,14 243 87,73 (Nguồn: Phòng tổng hợp CTCP Sợi Phú Nam) Xét theo gii tính

Số lao động nam và nữ của công ty chênh lệch không quá lớn, trong đó số lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng cao và xấp hơn 50%. Mặc dù công việc kéo

sợi thì cần lao động nữlà chủyếu vì nó yêu cầu sựtỉ mỉ, khéo tay nếu không thì sẽ hư

bông và không thể kéo thành sợi. Tuy vậy, số lượng lao động nam vẫn nhiều hơn. Điều này có thể giải thích do đặc thù công ty là sản xuất công nghiệp nên để phù hợp với tính chất và đặc điểm công việcđòi hỏi công nhân phải có sức khỏe, làm việc liên tục trong thời gian dài, biết vận hành, bảo dưỡng máy móc và đi làm ca đêm thường

xuyên nên lao động nam chiếm nhiều hơn. Vậy nên phòng nhân sựcủa công ty vẫn ưu

tiên chọn nam hơn. Cụ thể, tỷ lệ lao động nam năm 2017 chiếm 60,18%; năm 2018 chiếm 58,52%, năm 2019 chiếm 56,68% trong tổng số lao động của công ty.

Xét theo tính cht

Nếu xét theo tính chất thì lao động trực tiếp sẽ chiếm gần 70% số lượng lao

động của công ty. Sở dĩ như vậy là do đặc thù, chức năng chính của công ty vẫn là sản xuất trực tiếp các loại sợi và dệt nhuộm. Đây là những công việc không có yêu cầu độ khó cao, tương đối đơn giản. Chính vì vậy, với khối lượng công việc sản xuất trực tiếp lớn, đa phần lao động của công ty là lao động trực tiếp và chủ yếu là lao động phổ

thông. Bên cạnh đóCTCP Sợi Phú Nam thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏnên số lượng cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng chiếm tỷlệ thấp. Cụ thể, số lao động trực tiếp năm 2018 giảm 20người tương đương 8,73% so với 2017; năm 2019 tiếp tục giảm đi29 người tương đương13,86% so với 2018.

Xét theo trìnhđộchuyên môn

Như đã trình bày ở trên, lao động phổ thông chiếm phần lớn trong tổng số lao

động của công ty do đặc thù công việc là sản xuất trực tiếp và không đòi hỏi độ khó

cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ lao động có trìnhđộ trung cấp, cao đẳng và đại học của công ty chỉchiếm một tỷlệkhoảng 13% trong tổng số lao động.Số lao động công nhân chiếm tỷ trọng cao, trên 85% tổng số lao động. Năm 2018, số lượng

công nhân giảm từ 290 người xuống 271 người, tức là chỉ giảm 19 người tương ứng

6,55% so với năm 2017. Đến năm 2019, số công nhân tiếp tục giảm đi28 người và đạt

mức 243 công nhân. Lực lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp tuy

chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng hầu như không biến động qua các năm. Điều này cho thấy để công ty phát triển vững mạnh thì nhóm laođộng này rất cần thiết.

2.1.6. Tình hình tài chính củaCTCP Sợi Phú Nam

Bảng 2.2. Tình hình biến động tài sản của CTCP Sợi Phú Namgiai đoạn 2017 - 2019

Đơn vịtính: Triệuđồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)