Với mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu LPG vào năm 2025 (phương án trung bình 4,2 triệu/năm), cần phải có định hướng phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống phân phối LPG thích hợp.
4.1.2.1 Kho chứa
+ Về công suất: căn cứ vào dự báo cung cầu LPG đến năm 2025 khoảng 4,2 triệu tấn, hệ số quay vòng kho trung bình của các doanh nghiệp LPG khoảng 20-35 vòng/năm. Có thể xác định đến năm 2025, nhu cầu sức chứa kho là 340.000 m3. Sức chứa của các kho hiện tại là 98.360 m3. Do vậy, sức chứa kho LPG (phục vụ cho kinh doanh) bổ sung tối thiểu đến năm 2025 là 240.000 m3.
Với nhu cầu về kho chứa rất lớn như trên, trong khi diện tích mặt bằng để xây dựng kho cảng có hạn. Cần yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng các kho mới với quy mô lớn, để nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cảng.
Đồng thời, khi có thêm các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động (Nghi Sơn, Vũng Rô, Cần Thơ), nâng tổng công suất kho chứa LPG (phục vụ cho cả sản xuất và kinh doanh) lên 440.000m3.
Chương 4: Đề xuất định hướng phát triển hệ thống PPKD LPG đến 2025 55 + Về công nghệ và tiến độ xây dựng kho, để đáp ứng nhu cầu sức chứa cần bổ sung là rất lớn (thêm gấp 3 lần sức chứa hiện tại). Đến năm 2010, tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống định áp đang có. Sau 2010, Việt nam cần xây dựng mới từ 3-4 kho lạnh hoặc bán định áp tại các khu vực cảng đầu mối gần các thị trường lớn như Vũng Tàu, Hải Phòng, Đà nẵng. Việc phát triển các kho lạnh và bán định áp mang hiệu quả kinh tế, an toàn, sử dụng hiệu quả hệ thống cảng, đồng thời hòa nhập với xu thế phát triển của công nghệ trong tương lai.
4.1.2.2 Phương tiện vận chuyển
+ Về tải trọng vận chuyển cần tập trung đầu tư cho phương tiện đường thủy: Như đã phân tích trong hiện trạng, nhu cầu tải trọng vận chuyển đường thủy hiện nay là 36.000 tấn, chủ yếu là tàu sông, chưa đầu tư tàu viễn dương. Căn cứ vào dự báo nhu cầu nhập khẩu đến năm 2025 Việt nam sẽ nhập 2 triệu tấn LPG. Số chuyến vận chuyển trung bình từ 20-30 chuyến/năm. Có thể xác định được đến năm 2025, tổng nhu cầu trọng tải phương tiện vận tải là 230.000 tấn và tải trọng cần bổ sung là 100.000 - 170.000 tấn (gấp 3-5 lần khả năng vận chuyển hiện nay). Cần đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển đường thủy đặc biệt bằng tàu biển viễn dương.
Hình 4.2: Nhu cầu công suất vận chuyển LPG đường thủy đến 2025
+ Về công nghệ và tiến độ đầu tư hệ thống vận chuyển trong giai đoạn đến 2015, khi nhu cầu vận chuyển LPG chủ yếu là vận chuyển trong nước (từ các nhà máy lọc dầu hoặc chế biến LPG) hoặc nhập khẩu khối lượng nhỏ LPG từ các nước lân cận (Trung quốc, Singapore) tiếp tục sử dụng và đầu tư mua, đóng mới tàu bán định áp, đồng thời thuê các tầu lạnh lạnh để nhập khẩu LPG từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu trong nước.
Sau 2015, đặc biệt sau 2020, khi nhu cầu nhập khẩu LPG lớn, yêu cầu nguồn cung cấp LPG từ nước ngoài ổn định khối lượng lớn (chủ yếu từ khu vực Trung đông) cần đầu tư mua, đóng mới 2-3 tầu lạnh hoặc bán định áp (tải trọng lớn 20.000-50.000 tấn) để vận chuyển LPG nhập khẩu.
56 Xe bồn cần được tiếp tục đầu tư (nghiên cứu chế tạo xe bồn - sản xuất trong nước) nâng cao năng lực vận chuyển đường bộ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển LPG từ kho đầu mối, trung chuyển đến các hộ công nghiệp hoặc trạm nạp với thời gian vận chuyển linh hoạt, có thể vận chuyển LPG trực tiếp đến các khách hàng.
Đường sắt cần được khuyến khích đầu tư thêm tuyến đường, đoàn tàu, toa chứa LPG chuyên dụng, thiết bị bốc dỡ LPG.
Nghiên cứu phát triển đường ống dẫn LPG từ các nhà máy lọc dầu, kho đầu mối đến kho trung chuyển để tăng công suất vận chuyển đến gần thị trường tiêu thụ.
4.1.2.3 Trạm nạp chai, trạm nạp gas ô tô và trạm cấp
Đến năm 2025, với nhu cầu sử dụng LPG cho dân dụng và thương mại khoảng 2,1 triệu tấn (53% tổng nhu cầu). Quy mô của hệ thống trạm nạp chai tăng tương ứng gấp 3 lần công suất nạp hiện nay. Cần đầu tư phát triển đồng bộ, an toàn, hiện đại hệ thống trạm nạp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Với các trạm nạp đang hoạt động, cần chuẩn bị sẵn điều kiện về mặt bằng, công nghệ phù hợp để chuẩn bị cho việc mở rộng công suất nạp trong tương lai. Về công nghệ, dần áp dụng hệ thống nạp tự động để đáp bảo chính xác về khối lượng, chất lượng sản phẩm, với hệ thống tự động kiểm tra rò rỉ, báo cháy đảm bảo an toàn cho vận hành.
Với chiến lược ưu tiên phát triển năng lượng sạch - sử dụng LPG cho ô tô sẽ chiếm khoảng 2% tổng khối lượng tiêu thụ LPG (850 nghìn tấn LPG/năm), chính phủ cần các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ thống trạm nạp gas cho ô tô ở nhiều khu vực đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho giao thông vận tải. Nâng cao quy mô cơ sở hạ tầng phát triển khoảng 6-8 trạm nạp LPG tại các thành phố lớn Hà nội, Sài Gòn, Vũng Tầu.
Về sử dụng LPG cho khu công nghiệp, chung cư cao tầng qua hệ thống đường ống, đặt mục tiêu đến năm 2025, chiếm 2-3% tổng khối lượng tiêu thụ LPG. Cần đầu tư phát triển trạm cấp rộng rãi, ứng dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo an toàn.
4.1.2.4 Về các tổng đại lý và đại lý kinh doanh LPG.
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến 2025: phát triển cân đối, hài hòa các khu vực, vùng miền. Cần xây dựng quy hoạch mạng lưới đại lý, cửa hàng bán LPG phù hợp với quy hoạch phát triển các khu dân cư, quy hoạch trạm nạp ở các khu vực trong cả nước.
Chương 4: Đề xuất định hướng phát triển hệ thống PPKD LPG đến 2025 57
58