Hệ thống vận chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở việt nam giai đoạn 2007 2015 định hướng 2025 (Trang 50 - 51)

Hiện nay, để tiết kiệm chi phí và tối đa hóa doanh thu, đảm bảo cho công tác vận chuyển của doanh nghiệp được thuận lợi và linh hoạt, các công ty tìm cách kết hợp nhiều loại hình vận chuyển LPG khác nhau.

3.2.2.1 Vận chuyển đường biển và đường thuỷ

Vận chuyển đường biển được áp dụng cho LPG nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore… về các kho cảng đầu mối và LPG phân phối từ các kho cảng đầu mối tới các kho trung chuyển với việc sử dụng dịch vụ chuyên chở của nước ngoài. Vận chuyển đường thủy thường được áp dụng để vận chuyển LPG từ Dinh Cố, hoặc một số kho cảng lớn tới các kho cảng trung chuyển bằng tàu trọng tải nhỏ hoặc xà lan. Hiện ở Việt Nam các tàu này có tải trọng nhỏ, đã cũ (khoảng 12 tàu với tổng trọng tải là 15. 858 m3, chi tiết tại bảng 3.3 Phần Phụ lục) công suất hoạt động trên vùng biển nội địa, khu vực cũng như quốc tế. Vận chuyển LPG bằng đường biển của Việt Nam rất thiếu và yếu, năng lực tiếp vận và vận chuyển chỉ ở mức độ trung bình Những tàu này đều thuộc các công ty có thị phần kinh doanh lớn tại Việt Nam như: Anpha Petrol, Vinashin hay PVTrans…

Chương 3: Hiện trạng PPKD LPG tại Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài 41

3.2.2.2 Vận chuyển bằng đường bộ

LPG vận chuyển bằng đường bộ thông qua hệ thống xe bồn chuyên dụng và xe tải nhẹ từ các kho cảng, trạm nạp của công ty tới các cơ sở phân phối và đại lý. Đây là hình thức vận chuyển được các công ty kinh doanh LPG trên thị trường sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hầu hết các công ty kinh doanh đều có đội xe bồn. Phần lớn, các xe đều đã cũ, quá thời hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn. Các công ty không đầu tư mạnh cho việc nâng cấp và tăng số lượng xe do chí phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí duy trì hoạt động cao, bất lợi về chi phí so sánh với các công ty chuyên doanh vận chuyển.

Trong các công ty tham gia kinh doanh LPG trên thị trường hiện nay, các đơn vị có thị phần kinh doanh và khối lượng bán hàng cao như: Petrolimex, Saigon Petro, PVGas… vừa sử dụng các xe hiện có vừa kết hợp với việc thuê ngoài để phục vụ cho hoạt động phân phối kinh doanh của mình. Ngoài ra, một số hộ công nghiệp đã tự đầu tư hệ thống xe chuyên dụng riêng, tiếp nhận LPG trực tiếp từ các công ty cung cấp, trạm nạp phục vụ cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tránh tình trạng gián đoạn sản xuất và phụ thuộc quá nhiều vào các hãng kinh doanh.

Đến năm 2025, vận tải đường bộ bằng xe bồn chiếm ưu thế trong việc việc chuyển LPG từ kho đầu mối đến các hộ công nghiệp hoặc trạm nạp khi có lộ trình và thời gian rất linh động có thể vận chuyển trực tiếp đến các khách hàng.

3.2.2.3 Vận chuyển bằng đường sắt

Hệ thống đường sắt Việt Nam hiện nay rất lạc hậu và ít được đầu tư, các tuyến đường sắt còn rất hạn chế chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển hành khách. Petrolimex Gas (PGC) là đơn vị duy nhất có hệ thống vận chuyển LPG bằng đường sắt, tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức độ thử nghiệm. Sau năm 2006, loại hình vận chuyển này dừng hoạt động do thiếu hệ thống hạ tầng: tuyến đường, bến bãi, thiết bị, toa chứa chuyên dụng.

3.2.2.4 Vận chuyển bằng đường ống

Vận chuyển bằng đường ống mới chỉ sử dụng nội bộ và rất hạn chế. Hiện có hệ thống đường ống đường kính dài 25 km vận chuyển nội bộ các sản phẩm lỏng Condensate, Propane và Butane từ nhà máy xử lý khí Dinh Cố đến Kho cảng Thị Vải do PVN đầu tư và quản lý. Ngoài ra, một số dự án do PVN thực hiện vận chuyển LPG đến tận các hộ tiêu thụ gia đình tại các khu đô thị mới; các đường ống của một số hộ công nghiệp lớn tại các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở việt nam giai đoạn 2007 2015 định hướng 2025 (Trang 50 - 51)