Nhận xét về kênh phân phối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở việt nam giai đoạn 2007 2015 định hướng 2025 (Trang 47 - 48)

Hệ thống kênh phân phối hiện tại so với nguyên lý phát triển lý thuyết kênh phân phối LPG cho thấy có nhiều bất cập như sau:

+ Phương pháp tổ chức kênh phân phối theo chiều dọc công ty cần được khuyến khích khi các công ty sản xuất, kinh doanh LPG thực hiện tất cả chức năng từ sản xuất và/hoặc nhập khẩu, phân phối các cấp và bán trực tiếp tới người tiêu dùng. Các cơ sở hạ tầng về kho cảng, phương tiện vận tải, trạm nạp, hệ thống đại lý, cửa hàng đều thuộc sở hữu của công ty nên chất lượng và khối lượng sản phẩm được tuân thủ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, phương pháp tổ chức kênh này hiện tại chỉ chiếm khoảng 20% tỷ lệ LPG tiêu thụ.

+ Kênh phân phối chiều dọc theo hợp đồng, phân phối đa cấp chưa được quản lý chặt chẽ về trách nhiệm của trung gian: gây ra nhiều bất cập cho cả người sản xuất kinh doanh lẫn khách hàng tiêu thụ cuối cùng.

+ Vẫn tồn tại kênh phân phối chiều dọc độc lập là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng sang chiết nạp LPG lậu, LPG giả, sử dụng trái phép thương hiệu, sử dụng và chiếm dụng vỏ bình, chai chứa, sản phẩm kém chất lượng, không đủ khối lượng, không đảm bảo an toàn quy định, vượt giá, không có trách nhiệm đối với người tiêu dùng..

Nguyên nhân là do các công ty sản xuất và/hoặc nhập khẩu bán LPG dưới dạng mua đứt bán đoạn cho các công ty kinh doanh LPG mà không có ràng buộc trách nhiệm và những bảo đảm về chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Một công ty kinh doanh có thể có nhiều nguồn LPG khác nhau nhưng vẫn phân phối dưới thương hiệu của công ty này. Các giao dịch mua bán này hoặc có hợp đồng hoặc không có hợp đồng. Hiện tượng này tiếp tục lặp lại tại các trạm nạp, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ khiến thị trường lộn xộn, không quy được trách nhiệm và sử dụng chế tài phù hợp. Có thể thấy một thực tế là giữa đại lý cấp 2 và các cửa hàng vệ tinh hầu như không có ràng buộc kinh tế và pháp lý. Đó là quan hệ mua bán thuần túy, mua đứt bán đoạn, không đảm bảo an toàn trong vận chuyển, kinh doanh và sử dụng LPG, không chịu trách nhiệm về chất lượng mặt hàng và những rủi ro nếu có, chính điều này đã tạo cho các đại lý có cơ hội đầu cơ, nâng giá bán, gian lận thương mại… gây mất ổn định trên thị trường.

+ Về tổ chức kênh phân phối, các doanh nghiệp đã theo đúng nguyên lý phát triển kênh ngắn cho hộ công nghiệp, giao thông vận tải và city gas; phát triển kênh dài cho các hộ dân dụng, nông nghiệp . Tuy nhiên, ở Việt nam chưa phát triển sử dụng LPG cho giao thông vận tải và citygas do vậy phương pháp phân phối chưa đa dạng chủ yếu theo dọc công ty hoặc hợp đồng. Đồng thời, chưa có hộ hóa dầu sử dụng LPG, do vậy chưa có kênh phân phối LPG cho hộ này.

38 + Còn thiếu, chưa có và chưa đồng bộ các quy định pháp luật liên quan tới điều kiện tổ chức kênh phân phối LPG cũng là một nguyên nhân khiến cho việc tổ chức, quản lý và giám sát chưa hiệu quả. Ví dụ như, thiếu những quy định điều kiện đối với các loại hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: quy định về doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối, quy định về trạm nạp, doanh nghiệp vận chuyển. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh LPG tổ chức phân phối tràn lan, dày đặc và chồng chéo. Số lượng doanh nghiệp so với dung lượng thị trường không cân đối, không kiểm soát được các thành viên trong hệ thống phân phối. Mặt khác, chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cùng tập trung vào một số khu vực tiêu thụ lớn như thành phố trung ương, thành phố tại các tỉnh, thị xã đông dân cư khiến cho mật độ cửa hàng bán lẻ dày đặc, vi phạm quy hoạch khu vực, cơ sở vật chất kinh doanh thiếu hoặc không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ quy định về an toàn gây ảnh hưởng tới mỹ quan và an toàn khu vực hoạt động.

Chính vì những nguyên nhân trên dẫn đến thị trường LPG không ổn định, phát triển tự phát, qua nhiều khâu nấc trung gian, chi phí tăng cao, giá bán lẻ cao; nguồn cung không ổn định, một số địa bàn bị đứt nguồn, người tiêu dùng thiếu LPG sử dụng. Khi giá LPG giảm, nguồn cung cấp được đảm bảo ổn định nhưng giá bán lẻ LPG vẫn không giảm tương ứng, người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao, không được hưởng lợi từ giá LPG thế giới giảm. Khi giá LPG tăng, thiếu nguồn cung cấp, phát sinh lỗ, người tiêu dùng mua giá quá cao, nhiều doanh nghiệp kinh doanh LPG bỏ mặc thị trường một số địa bàn thiếu nguồn LPG cung cấp

Trong những năm tới, nhu cầu LPG sẽ tăng lên do đời sống nhân dân được cải thiện, an toàn môi trường được quan tâm, sản xuất, tiêu dùng của người dân tăng, giao thông tăng, mở cửa thị trường bán lẻ… Nhu cầu LPG là rất lớn, vấn đề đặt ra là cần thiết phải thiết lập quy định quản lý hệ thống phân phối LPG có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở việt nam giai đoạn 2007 2015 định hướng 2025 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)