Các hình thức tổ chức hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở việt nam giai đoạn 2007 2015 định hướng 2025 (Trang 26 - 29)

Theo số đối tượng tham gia vào hệ thống phân phối, hệ thống phân phối được chia ra theo các loại kênh như sau:

Sơ đồ 2.1: Các loại kênh phân phối

2.1.2.1. Kênh phân phối ngắn (trực tiếp): là kênh phân phối trong đó không có hoặc có 1 trung gian thương mại.

+ Kênh zero cấp là kênh phân phối ngắn (trực tiếp), hàng hóa được sản xuất ra hoặc

nhập khẩu sẽ được đưa trực tiếp đến khách hàng (người tiêu thụ cuối cùng) mà không qua trung gian thương mại.

Ưu điểm:

- Kênh phân phối này cho phép doanh nghiệp giảm thời gian đưa hàng hóa đến khách hàng vì hàng hóa được đưa trực tiếp từ nơi sản xuất hoặc nhà nhập khẩu đến khách hang.

- Kênh phân phối này cho phép doanh nghiệp giảm chi phí trung gian vì không phải qua các trung gian thương mại, giảm hao hụt, hạn chế mất mát, gian lận thương mại, chất lượng đảm bảo.

- Doanh nghiệp dễ dàng, nhanh chóng tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng, có những phản ứng nhanh khi thị trường có biến động. Giúp cho nhà phân phối kịp thời điều chỉnh chính sách bán hàng (kể cả

Chương 2: Cơ sở khoa học về hệ thống phân phối kinh doanh LPG 17 dịch vụ sau bán hàng) phù hợp trong từng thời điểm để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm hoàng hóa của mình với các doanh nghiệp khác trên thị trường

Nhược điểm:

- Phạm vi kênh phân phối hẹp dẫn tới thị phần nhỏ, doanh nghiệp bị hạn chế khi muốn mở rộng thị trường.

- Chi phí cho việc mở rộng thị trường tốn kém: chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí cung cấp dịch vụ.

- Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, đòi hỏi khả năng kinh doanh cao như cung cấp khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng, cơ sở vật chất hạ tầng rộng rãi, dịch vụ khách hàng tốt và những khách hàng có lượng tiêu thụ lớn; không đáp ứng được nhu cầu đa dạng đối với các hộ tiêu thụ nhỏ lẻ.

- Tính chuyên môn hóa trong kinh doanh không cao vì doanh nghiệp thực hiện các chức năng của nhà bán luôn, nhà môi giới, nhà bán lẻ.

+ Kênh 1 cấp là kênh phân phối ngắn, trong kênh xuất hiện trung gian thương mại là

nhà bán lẻ (tổng đại lý, đại lý bán lẻ). Hàng hóa được đưa từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu đến khách hàng qua trung gian thương mại là nhà bán lẻ.

Ưu điểm:

- Thời gian đưa hàng hóa đến khách hàng tương đối nhanh

- Giảm chi phí trung gian vì chỉ sử dụng một trung gian thương mại là nhà bán lẻ - Tính chuyên môn hóa trong kinh doanh được thực hiện tách bạch bởi chức năng

của các nhà bán lẻ được thực hiện

- Doanh nghiệp có thể thu thập nhanh chóng thông tin từ khách hàng và phản ứng nhanh trước những biến động trên thị trường.

Nhược điểm

- Phạm vi kinh doanh tương đối hẹp.

- Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng kinh doanh cao về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng và khách hàng có lượng tiêu dùng hàng lớn.

1.1.2.2. Kênh phân phối dài (gián tiếp): là các kênh phân phối có trên 2 trung gian thương mại trong quá trình đưa hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu đến khách hàng.

+ Kênh 2 cấp là kênh phân phối dài, trong kênh xuất hiện các trung gian thương mại là

các Nhà bán buôn, Nhà bán lẻ. Hàng hóa được đưa từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu qua các Nhà bán buôn, Nhà bán lẻ.

18 - Tính chuyên môn hóa cao được thể hiện trong chức năng của từng trung gian thương mại. Doanh nghiệp có thể đầu tư chuyên sâu nâng cao trình độ chuyên môn hóa để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn.

- Pham vi kinh doanh rộng, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thị trường được tăng lên.

Nhược điểm:

- Doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc lập chiến lược phân phối hàng hóa.

- Việc chọn lựa các trung gian thương mại rất khó khăn, quá trình kiểm soát các trung gian thương mại thực hiện theo mục đích của chiến lược đề ra rất tốn kém. - Quá trình thu thập thông tin, phản ánh thông tin từ thị trường chậm hơn so với kênh

phân phối ngắn.

- Dễ xẩy ra xung đột giữa các trung gian thương mại trong các kênh phân phối. Do các trung gian thương mại chỉ chú ý tới lợi ích riêng mà bỏ qua những quy định và lợi ích chung trong toàn bộ kênh phân phối. Điều này xẩy ra sẽ phá vỡ toàn bộ kênh phân phối của doanh nghiệp.

+ Kênh 3 cấp là kênh phân phối dài, trong kênh xuất hiện thêm trung gian thương mại

đó là những người môi giới 2. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng thì việc sử dụng người môi giới là cần thiết. Vai trò của người môi giới trong kênh phân phối đó là cung cấp các dịch dụ, kết nối giữa người mua và người bán trên thị trường.

Ưu điểm

- Tăng tính chuyên môn hóa trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều khách hàng, nguồn hàng thông qua người môi giới.

- Sử dụng người môi giới sẽ làm giảm chị phí kinh doanh trong dài hạn cho doanh nghiệp.

- Là một cách thức thu thập, đánh giá thông tin thị trường và những biến động trên thị trường để doanh nghiệp có các biện pháp xử lý.

Nhược điểm

- Chất lượng thông tin được cung cấp phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ, tính trung thực của người môi giới.

- Chi phí kinh doanh gia tăng khi sử dụng người môi giới.

2

Người môi giới thương mại là thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới “Điều 150 Luật thương mại 2005”.

Chương 2: Cơ sở khoa học về hệ thống phân phối kinh doanh LPG 19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở việt nam giai đoạn 2007 2015 định hướng 2025 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)