Tổ chức kênh phân phối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở việt nam giai đoạn 2007 2015 định hướng 2025 (Trang 61 - 64)

a) Xây dựng kênh phân phối theo chiều dọc (VMS)/ hoặc đa cấp (MMS) theo công ty hoặc theo hợp đồng để đảm bảo trách nhiệm của các đơn vị tham gia vào hệ thống phân phối kinh doanh với sản phẩm LPG cung cấp cho người tiêu thụ.

Loại bỏ kênh phân phối theo chiều dọc/ hoặc đa cấp độc lập không có sự giám sát của công ty hoặc không có sự thỏa thuận bằng hợp đồng ký kết (mua đứt bán đoạn).

Theo đề xuất trên, hệ thống phân phối sẽ được tổ chức lại theo hai hệ thống sau:

Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối LPG

Các công ty tham gia vào hệ thống phân phối bao gồm công ty sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh LPG triển khai hệ thống phân phối dựa trên các công ty kinh doanh, tổng/ đại lý bán lẻ trực thuộc hoặc công ty kinh doanh, tổng/ đại lý bán lẻ ký đã ký kết hợp đồng phân phối với công ty.

Với hai hệ thống phân phối (MMS/VMS Công ty hoặc MMS/VMS Hợp đồng) sẽ giới hạn số lượng công ty, đại lý tham gia vào hệ thống phân phối, loại bỏ các công ty tham gia kinh doanh theo phương thức “mua đứt, bán đoạn”. Các công ty và đại lý có trách nhiệm với sản phẩm của mình, khi có “gian lận” trong cung cấp sản phẩm sẽ xác định rõ ràng trách nhiệm của nhà cung cấp.

Về hình thức kênh phân phối

C.ty kinh doanh (theo h.đồng)

Tổng/Đại lý bán lẻ (theo h.đồng)

P.phối Công ty P.phối Hợp đồng

Kênh ngắn C.ty sản xuất/

Nhập khẩu

Khách hàng C.ty kinh doanh

trực thuộc Tổng/Đại lý bán lẻ trực thuộc Kênh dài Kênh dài Kênh dài Kênh dài Kênh ngắn Kênh ngắn

52 o Kênh 0 hoặc 1 cấp (kênh ngắn ngắn) phục vụ khách hàng là hộ công nghiệp, hóa dầu, giao thông và city gas để phát huy các ưu điểm của kênh phân phối ngắn đó là LPG được cung cấp cho các hộ tiêu thụ với khối lượng lớn, vận chuyển đến khách hàng nhanh chóng, giảm chi phí trung gian, giảm hao hụt khi chuyển qua các nhà phân phối lẻ, doanh nghiệp có thể tiếp nhận dễ dàng nhận trực tiếp thông tin phản hồi về chất lượng, khối lượng và giá LPG.

o Kênh 2 hoặc 3 cấp (kênh ngắn dài) đáp ứng nhu cầu khách hàng dân dụng, thương mại, nông nghiệp với các ưu điểm của kênh phân phối dài là phạm vi, địa bàn kinh doanh rộng, không tốn chi phí đầu tư, nhân lực cho thị trường rộng. Khi việc phân phối được giao cho các trung gian thương mại là các chi nhánh, đại lý kinh doanh LPG ở các khu vực.

Về phương pháp phân phối

o Các khách hàng công nghiệp, hóa dầu, giao thông, citygas theo phương pháp phân phối ngang, dọc (theo công ty hoặc hợp đồng).

o Các khách hàng dân dụng, thương mại và nông nghiệp theo phương pháp phân phối đa cấp, dọc (theo công ty hoặc hợp đồng), có thể theo phân phối ngang, tuy nhiên thị trường khó mở rộng.

o Không nên phát triển hệ thống phân phối theo chiều dọc độc lập hoặc đa cấp độc lập do khả năng kiểm soát được hệ thống phân phối và đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng rất không đảm bảo.

b) Thiết lập điều kiện cho phép các công ty tham gia vào kênh phân phối

Để xây dựng hệ thống phân phối có chất lượng, cần có các điều kiện quy định về cơ sở hạ tầng, tổ chức kênh phân phối của các công ty.

- Điều kiện cho phép doanh nghiệp được sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu LPG

+ Có kho (đầu mối) tiếp nhận LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu: 3.000 m3, các kho phải theo quy hoạch.

+ Có trạm nạp LPG chai theo quy hoạch.

+ Có hệ thống phân phối (các chi nhánh, tổng/đại lý kênh đa cấp, dọc, cửa hàng), hoặc trạm nạp LPG ô tô hoặc trạm cấp LPG; thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu. + Được trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo

đảm an toàn, bảo vệ môi trường, cán bộ, nhân viên được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn.

- Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh LPG.

+ Có kho đầu mối với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 3000 m3 hoặc kho trung chuyển với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m3 tiếp nhận LPG, các kho phải theo quy hoạch.

Chương 4: Đề xuất định hướng phát triển hệ thống PPKD LPG đến 2025 53 + Có trạm nạp LPG chai phải theo quy hoạch.

+ Có hệ thống phân phối (các chi nhánh, tổng/đại lý kênh đa cấp, dọc, cửa hàng) hoặc trạm nạp LPG ô tô hoặc trạm cấp LPG thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu. + Được trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo

đảm an toàn, bảo vệ môi trường, cán bộ, nhân viên được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn.

- Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ kho chứa.

+ Có kho đầu mối với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 3000 m3 hoặc kho trung chuyển với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m3 tiếp nhận LPG, các kho phải theo quy hoạch.

+ Được trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, cán bộ, nhân viên được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn.

- Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển.

+ Có phương tiện vận chuyển LPG (tàu LPG, xe bồn) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng, được cho phép lưu hành.

+ Được trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, cán bộ, nhân viên được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn.

- Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh trạm nạp gas chai/ trạm nạp gas tô tô/ trạm cấp

+ Có trạm nạp LPG chai/ chai/ trạm nạp gas tô tô/ trạm cấp theo quy hoạch.

+ Được trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, cán bộ, nhân viên được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn

- Điều kiện đối với tổng/đại lý kinh doanh LPG.

+ Có kho chứa LPG đủ lớn để chứa chai gas.

+ Có hệ thống phân phối (các chi nhánh, tổng/đại lý, cửa hàng) hoặc trạm nạp LPG ô tô thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu.

+ Được trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, cán bộ, nhân viên được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn

- Điều kiện đối với cửa hàng bán chai LPG.

54 + Được trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, cán bộ, nhân viên được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn

Theo điều kiện trên, các doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất tham gia vào hệ thống phân phối LPG, cần nâng cấp cơ sở vật chất để đạt tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp không có điều kiện nâng cấp, thì sẽ phải chấm dứt hoạt động hoặc sát nhập hệ thống phân phối vào doanh nghiệp khác.

Các điều kiện về tổ chức hệ thống phân phối và cơ sở hạ tầng cần được nâng cao hơn trong tương lai để đáp ứng chiến lược và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp LPG. Tuy nhiên cần có lộ trình nâng cao các yêu cầu, để doanh nghiệp có kế hoạch và chiến lược phát triển phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở việt nam giai đoạn 2007 2015 định hướng 2025 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)