Phần 3 Mối quan hệ và ảnh hưởng của EU đối với Việt Nam
3.1. Quan hệ hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam
Hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28-11-1990. Năm 1996, EU chính thức mở Phái đoàn Đại diện thường trực tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai bên đã đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu. EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU:
• 1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. • 1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.
• 1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC. • 1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam. • 1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU.
• 2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền. • 2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội.
• 2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam – EU.
• 2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA).
• 2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam – EU. • 2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.
• 2012 : Chính thức kí kết Hiệp định PCA Việt Nam-EU, khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Trong mối quan hệ với Việt Nam, mục tiêu của Liên minh châu Âu là:
• Hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và cải thiện điều kiện sống của người nghèo;
• Khuyến khích Việt Nam hội nhập kinh tế và hệ thống thương mại thế giới, hỗ trợ quá trình cải cách kinh tế xã hội;
• Hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam hướng tới một xã hội mở dựa trên quản lý công lành mạnh, tôn trọng pháp luật và nhân quyền;
• Nâng cao hình ảnh của Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam.
3.1.1. Chính trị
Theo tinh thần của Hiệp định PCA được ký kết năm 2012, EU và Việt Nam đã nhất trí thiết lập cơ chế tham vấn chính trị thường xuyên. Hiệp định PCA mới cho thấy cam kết của EU trong việc xây dựng một quan hệ đối tác hiện đại trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định PCA sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi hợp tác song phương trong các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản trị công hiệu quả, cũng như du lịch, văn hóa, di cư, chống khủng bố và cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức. Hiệp định PCA cũng sẽ cho phép Việt Nam và EU, hai đối tác cùng chia sẻ mối quan tâm chung về một hệ thống dựa trên nguyen tắc đa phương vững chắc và các thiết chế quản trị toàn cầu mạnh mẽ, tăng cường hợp tác hơn nữa trong những thách thức toàn cầu và khu vực, trong đó có biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tất cả các vấn đề mà Việt Nam sẵn sàng đóng một vai trò ngày càng tích cực hơn.
• Tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao:
Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ song phương, mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên, thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau, trong đó có nhiều chuyến thăm Cấp cao.
• Cơ chế đối thoại, hợp tác: Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EC (theo Hiệp định khung 1995): Cơ cấu tổ chức Ủy ban Hỗn hợp bao gồm:
- Tổ công tác Việt Nam – EU về Thương mại và đầu tư. - Tổ công tác Việt Nam – EU về Hợp tác phát triển.
- Tiểu ban Việt Nam – EC về xây dựng Thể chế, Cải cách Hành chính, Quản trị và Nhân quyền.
- Tiểu ban Việt Nam – EC về Khoa học và Công nghệ. • Hợp tác trong các diễn đàn đa phương và khu vực:
Bên cạnh quan hệ song phương, Việt Nam và EU cũng hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – EU, ASEM và Liên hợp quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố...