Những tác động về chính trị xã hội:

Một phần của tài liệu Liên minh châu âu EU trong nền kinh tế thế giới (Trang 35 - 36)

Phần 2: Đồng tiền chung châu Âu (EURO)

2.3.1.2.5.Những tác động về chính trị xã hội:

Để thực hiện quy định về mức thâm hụt ngân sách của EMU, chính phủ các nước đã tiến hành các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, tập trung vào các khoản trợ cấp thất nghiệp, hưu trí, y tế, giáo dục… làm giảm phúc lợi xã hội dành cho người dân.

Khủng hoảng nợ công tại châu Âu:

Trong năm 2012, cuộc khủng hoảng nợ công chưa từng có trong lịch sử Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã lên đến đỉnh điểm, đẩy khu vực này vào nguy cơ tan rã. Nợ công chồng chất chiếm tới 90% GDP, thất nghiệp lên đến gần 12% trong khi ngân hàng khủng hoảng và kinh tế toàn khu vực lao dốc chính là thảm cảnh của Eurozone trong năm 2012. Không những thế, mọi nỗ lực nhằm tìm lời giải cho bài toán hóc búa này dường như đã trở nên vô vọng. Cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu từ Hy Lạp năm 2010 sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng euro. Pháp đang là quốc gia có nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng. Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ vực để nhận gói cứu trợ. Ngày 09/05/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu đã thông qua gói giải cứu trị giá 750 tỷ euro nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính ở khu vực châu Âu, và lập ra Ủy ban Ổn định Tài chính châu Âu. Tiếp theo đó là gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro cho Ireland vào tháng 11 năm 2010 và 78 tỷ euro cho Bồ Đào Nha vào tháng 5 năm 2011. Cuộc khủng hoảng nợ công đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền euro, gây ảnh hưởng nền tài chính toàn cầu, khiến cho thủ tướng Hy Lạp và thủ tướng Ý phải từ chức. Ngày 6/2/2012 Chính phủ Romania là chính phủ thứ 6 ở châu Âu sụp đổ do khủng hoảng nợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng nợ công ở châu Âu được các chuyên gia chỉ rõ. Với từng quốc gia, đó là khả năng quản trị công yếu kém, chi tiêu thiếu hợp lý, hoặc mất kiểm soát các hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng... Với cả khu vực, đó là thói quen "chi nhiều hơn thu" kéo dài và hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phình to. Để đối phó cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, châu Âu dễ dàng vay mượn quá mức, không tương thích tốc độ tăng trưởng kinh tế và vì thế đẩy tình trạng thâm hụt ngân sách và mức nợ công tăng chóng mặt, vượt khả năng kiểm soát.

Khủng hoảng nợ công châu Âu không chỉ gây bất ổn kinh tế, giảm sút niềm tin và căng thẳng cao độ trên các thị trường tài chính, mà còn tạo những hệ lụy về xã hội. "Cơn giận dữ đường phố" ở Hy Lạp, Tây Ban Nha bùng nổ từ hệ lụy chính sách "thắt lưng buộc bụng" mà các chính phủ Eurozone buộc phải thực thi để đổi lấy các gói giải cứu khổng lồ từ EU và IMF. Người lao động, người nghèo và giới trẻ Tây Ban Nha, Hy Lạp hay I-ta-li-a trở thành đối tượng chịu thiệt thòi, sẵn sàng tham gia các cuộc "tuần hành giận dữ". Làn sóng bạo loạn ở Anh là dấu hiệu cơn thịnh nộ âm ỉ trong xã hội bất bình với các biện pháp cắt giảm phúc lợi xã hội, có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới và là bài học cho nhiều quốc gia.

Ngoài ra, dân chúng tại nhiều nước châu Âu cũng tỏ ra bất bình về việc chính phủ nước họ sử dụng công quỹ để cung cấp cấp cho các nước “bê bối” trong khu vực đồng Euro, đào sâu vết rạn nứt giữa các quốc gia phương Bắc và phương Nam. Người dân e ngại rằng các phúc lợi xã hội sẽ bị cắt giảm để dành cho việc cứu trợ, trong khi cuộc sống ngày một khó khăn hơn, lạm phát leo

thang, mất việc làm, thu nhập giảm sút, kinh tế phát triển trì trệ và họ cần sự trợ giúp của chính phủ.

Một phần của tài liệu Liên minh châu âu EU trong nền kinh tế thế giới (Trang 35 - 36)