Chuyển hướng thương mạ

Một phần của tài liệu Liên minh châu âu EU trong nền kinh tế thế giới (Trang 25)

Trái ngược với đó là tác động chuyển hướng mậu dịch có xu hướng không tốt, làm giảm phúc lợi xã hội nếu xét trên phạm vi toàn thế giới. Chuyển hướng mậu dịch xảy ra khi có liên minh thuế quan: các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi nên có xu hướng trao đổi thương mại với nhau để giảm giá hàng nhập khẩu so với việc trao đổi với các nước không trong liên minh thuế quan, điều đó sẽ làm tăng phúc lợi cho các nước thành viên nhưng sẽ dẫn tới việc các ngành sản xuất kém hiệu quả của các nước thành viên vẫn được khuyến khích. Từ đó mà làm lãng phí nguồn lực, giảm phúc lợi xã hội nếu xét trên phạm vi thế giới.

Có thể nói chỉ có liên minh thuế quan không thì tác động của việc chuyển hướng mậu dịch cũng đã rất sâu sắc. Vì vậy tác động này của liên minh EU lên kinh tế thế giới còn mạnh mẽ hơn vì không những có ưu đãi thuế quan mà khối EU còn là thị trường chung, khu vực tự do thương mại, việc trao đổi thương mại giữa các nước thành viên vô cùng thuận lợi, dễ dàng.

EU đang áp dụng rất nhiều các biện pháp phi thuế quan để quản lý các hàng hóa nhập khẩu như cấp giấy phép nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu bằng Hàng rào phi thuế quan, chống bán phá giá, tiêu chuẩn kỹ thuật ... Ví dụ như EU áp dụng một biểu thuế chung đối với hàng nông sản là 18%, cao hơn rất nhiều so với mức thuế áp dụng với hàng công nghiệp (chỉ có 2%), gây rất nhiều khó khăn đến việc xuất khẩu hàng nông sản của các nước đang phát triển sang thị trường EU.

Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan chính mà EU áp dụng với các quốc gia ngoài khối, gồm:

• Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 được coi là bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường EU.

• Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: EU yêu cầu áp dụng hệ thống HACCP đối với các công ty chế biến, xử lý bao bì vận chuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm. Quy định này rất quan trọng với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển đây được coi là một điều kiện bắt buộc khi xuất khẩu sang EU.

• Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: EU bắt buộc ký hiệu tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng đối với các mặt hàng đồ chơi, thiết bị điện, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng..

• Tiêu chuẩn lao động: các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU phải tuân theo hiệp ước lao động quốc tế.

• Tiêu chuẩn môi trường: Các sản phẩm nông sản phải tuân theo tiêu chuẩn GAP và hệ thống tiêu chuẩn môi trường ISO 14000.

Một phần của tài liệu Liên minh châu âu EU trong nền kinh tế thế giới (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w