Quá trình hình thành

Một phần của tài liệu Liên minh châu âu EU trong nền kinh tế thế giới (Trang 28 - 29)

Phần 2: Đồng tiền chung châu Âu (EURO)

2.1. Quá trình hình thành

Không giống như với đồng USD hay Yên Nhật, cũng không giống với những khu vực tiền tệ trước đây như khu vực Bảng Anh, khu vực Phrăng Pháp, khu vực Phrăng Bỉ.... những khu vực được thành lập bởi những nước phụ thuộc về kinh tế và chính trị vào một nước đế quốc lớn, khu vực đồng EURO ra đời đã tạo ra một tiền lệ. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nhóm các quốc gia độc lập đã tự nguyện từ bỏ chủ quyền tiền tệ đế tạo ra một đồng tiền có tầm cỡ cả châu lục.

Hệ thống tiền tệ châu Âu ra đời với mục tiêu nhằm tạo ra một khu vực tiền tệ ốn định, tránh các dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các nước thành viên xích lại gần nhau hơn. Hệ thống tiền tệ châu Âu đã vận hành tốt và tạo ra một vùng tiền tệ ốn định, giảm được các rủi ro gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng USD và Yên Nhật. Ngoài ra với sự ra đời của đồng EURO, nó sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới như đồng USD và đồng Yên Nhật. EURO sẽ dần trở thành một phương tiện thanh toán, phương tiện dự trữ, phương tiện đầu tư quốc tế và sẽ ngày càng khẳng định sức mạnh của liên minh châu Âu. Đó là những nhân tố quan trọng làm cho các nước thành viên EU nhận thấy cần thiết phải thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ. Liên minh này được ghi trong chương II của hiệp ước Maastrich (1992) và được triển khai theo ba giai đoạn:

2.1.1. Giai đoạn I (01/07/1990 - 31/12/1993)

Trong giai đoạn đầu tiên này, các quốc gia thành viên sẽ :

• Thực hiện tự do hoá lưu thông vốn và thanh toán bằng cách xoá bỏ hạn chế về di chuyển vốn giữa các thành viên.

• Tăng cường phối hợp giữa các ngân hàng trung ương đảm bảo phối hợp chính sách tiền tệ của các nước thành viên nhằm ổn định giá hoàn thành thị trường chung thống nhất. • Tăng cường hợp tác các chính sách kinh tế giữa các nước thành viên.

2.1.2. Giai đoạn II (01/01/1994 - 31/12/1998)

Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây) và EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên.

Tăng cường triển khai chiến lược hội tụ về chính sách kinh tế và thị trường giữa các nước thành viên nhằm ổn định giá cả giữ gìn sự lành mạnh của hệ thống tài chính nhà nước, tạo điều kiện cho đồng EURO ra đời là một đồng tiền mạnh.

Hoàn chỉnh các công tác về mặt thể chế cho đồng EURO ra đời như: Xây dựng bộ máy và cơ chế vận hành của ngân hàng trung ương châu Âu. Từ ngày 01/07/1998, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 09/05/1998 Nghị viện châu Âu phê chuẩn 11 nước đủ tiêu chuẩn và sẽ tham gia EURO lần đầu là Đức, Pháp, Ailen, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ý, Lucxambua và Phần Lan.

2.1.3. Giai đoạn III (1/1/1999 - 30/6/2002)

Trong giai đoạn này đồng EURO chính thức ra đời và đi vào lưu thông, từ song song tồn tại với các đồng bản tệ cho tới thay thế hoàn toàn các đồng bản tệ. Giai đoạn này có thể chia thành 2 bước:

• Bước 1: Từ ngày 01/01/1999 đến ngày 31/12/2001

Đây là giai đoạn quá độ, đồng EURO ra đời và đi vào lưu thông song song tồn tại với các đồng tiền quốc gia, thông qua tỷ giá chuyển đổi đã được công bố. EURO chỉ tham gia lưu thông trong lĩnh vực không dùng tiền mặt.

• Bước 2: Từ ngày 1/1/2002 đến hết ngày 30/6/2002

Đây là quá trình thu đổi các đồng tiền quốc gia, trong giai đoạn này đồng EURO giấy và xu ra đời và đi vào các kênh lưu thông thay thế cho các đồng nội tệ trong kênh lưu thông.

Trong bước này các đồng nội tế vẫn được sử dụng dưới danh nghĩa của đồng EURO. Ngày 1/7/2002, các đồng nội tệ của 11 nước thành viên EU-11 đã kết thúc lịch sử tồn tại của mình, vĩnh viễn rút khỏi lưu thông, chính thức nhường chỗ cho đồng EURO trở thành đồng tiền chung, duy nhất lưu hành trong tất cả các quan hệ kinh tế - xã hội của các nước thành viên.

Một phần của tài liệu Liên minh châu âu EU trong nền kinh tế thế giới (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w