Tác động đến hệ thống tiền tệ quốc tế và hoạt động dự trữ ngoại tệ

Một phần của tài liệu Liên minh châu âu EU trong nền kinh tế thế giới (Trang 37 - 39)

Phần 2: Đồng tiền chung châu Âu (EURO)

2.3.2.1.3. Tác động đến hệ thống tiền tệ quốc tế và hoạt động dự trữ ngoại tệ

Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng USD giữ vai trò khống chế trong suốt nửa thế kỷ qua sẽ bị thay thế bởi hệ thống tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng nhất là đồng USD và đồng EURO chi phối.

Khi EURO ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành nội thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh. Do đó, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn USD. Mặt khác khi đồng EURO trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là USD) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng đồng USD để mua thêm đồng EURO (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định của đồng EURO). Đây có thể là một nhân tố gây tác động làm giảm giá đồng đô la Mỹ. Thêm vào đó nhu cầu dự trữ về vàng cũng sẽ giảm vì trước đây các nước chủ yếu dự trữ bằng vàng và USD, nay lại có thêm một đồng tiền mạnh và ổn định có thể được sử dụng để dự trữ.

Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng trung ương châu Âu, tỷ lệ của đồng EURO trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% năm 2002 và đến 18,7% năm 2003, cũng trong thời gian này, tỷ lệ của đồng đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và 64,5% (2003). Cho đến cuối năm 2006, 65.7% dự trữ ngoại tệ của thế giới ở dưới dạng đồng đô-la Mỹ, 25.2% là đồng euro.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của EURO cũng được thể hiện ở một khía cạnh khác. Trong năm 1999, 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng EURO, đến năm 2001 là 27,4% và năm 2003 là 33%. Năm 2004 đồng đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12000 tỉ đô la trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên thế giới. Trong đó có 5400 tỉ là đồng EURO, 4800 tỉ là đồng đô la Mỹ, 880 tỉ đồng bảng Anh, 500 tỉ tiền Yên, 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng đến cơ cấu dự trữ quốc tế. Trong đó, tỉ trọng đồng euro giảm mạnh, nhường chỗ cho một số đồng tiền khác, nổi bật là đô la Canada và đô la Australia với tỉ trọng như nhau là 1,6%, đây là hai quốc gia không bị tác động lớn của biến động kinh tế và tài chính trên thế giới. Riêng USD vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, tăng từ 60,5% vào giữa năm 2011 lên 62,2% từ cuối năm 2011. Kể từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2012, tỉ trọng USD trong giao dịch thương mại quốc tế tăng 4% lên 76,04%. Bảng : Cơ cấu dự trữ quốc tế (%)

1995 2000 2005 2010 Quí 1/2013 USD 59,0 70,7 66,4 61,8 62,2 Euro - 18,8 24,3 26,0 23,7 Bảng Anh 2,1 2,8 3,6 3,9 3,9 Yên Nhật 6,8 6,3 3,7 3,7 3,9 Frank Thụy Sĩ 0,3 0,3 0,1 0,1 0,3 Đồng tiền khác 13,6 1,4 1,9 4,4 6,1

Mặc dù vẫn là đồng tiền dự trữ quốc tế nhiều thứ 2 thế giới nhưng tỷ lệ dự trữ euro giảm dần khi niềm tin vào đồng tiền chung này giảm.

Theo số liệu vừa công bố của Ngân hàng trung ương châu Âu, tính đến cuối năm 2012, euro chiếm 23,9% trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương toàn cầu, giảm 1,2% so với năm 2011. Đây là năm giảm thứ 3 liên tiếp khiến dự trữ euro toàn cầu xuống thấp nhất kể từ năm 2000. Các nước giảm tỷ lệ dự trữ euro khi cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro (eurozone) gây tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư.

Trên thị trường trái phiếu, lượng trái phiếu phát hành bằng đồng euro cũng chỉ chiếm 25,5% năm 2012, giảm so với tỷ lệ 26,2% năm 2011.

2.3.2.2. Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Liên minh châu âu EU trong nền kinh tế thế giới (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w