Kiểm toán chi tại ngân sách các x∙

Một phần của tài liệu ứng dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện, cấp xã (Trang 87 - 90)

- Yêu cầu: Xác định tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo quyết toán thu chi NS cấp Huyện, cấp Xã; đánh giá việc chấp hành Luật NSNN, các chế độ chính sách

e. Kiểm toán chi tại ngân sách các x∙

Ngân sách xã có đặc điểm vừa là một cấp ngân sách nh−ng vừa là 1 đơn vị trực tiếp chi tiêu, nên vừa phải tuân thủ các yêu cầu quản lý của cấp NS vừa phải chấp hành các quy định của 1 đơn vị sử dụng ngân sách.

- Nội dung kiểm toán

+ Đánh giá công tác lập dự toán chi ngân sách, về tình tự lập theo quy định của Luật NSNN và sự phù hợp của các chỉ tiêu chi NS.

+ Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách, trong đó đi sâu phân tích nguyên nhân các khoản chi không đạt dự toán, v−ợt dự toán.

+ Đánh giá việc chấp hành Luật NSNN, các chế độ quản lý chi ngân sách nói chung và NS xã nói riêng trong đó cần tập trung về quản lý chi đầu t− XDCB, các khoản chi hành chính, chi khác; Việc chấp hành dự toán, các chế độ, định mức tiêu chuẩn, việc thực hiện công khai ngân sách theo quy định.

+ Đánh giá tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo quyết toán chi ngân sách, việc phản ánh đầy đủ trung thực các khoản chi qua ngân sách xã, quyết toán đúng mục chi theo mục lục ngân sách.

+ Đánh giá việc chấp hành Luật kế toán, chế độ kế toán ngân sách xã, chế độ sổ kế toán, chúng từ kế toán và chế độ báo cáo.

- Ph−ơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

+ Kiểm tra công tác lập dự toán, kiểm tra dự toán do UBND Huyện giao và dự toán do HĐND Xã thông qua. Xem xét tính sát thực, hợp lý của các chỉ tiêu.

+ Kiểm tra chi tiết Báo cáo quyết toán chi: xem xét từng mục thu, đối chiếu với dự toán, với sổ chi tiết và số liệu của Kho bạc Nhà n−ớc.

+ Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong chi th−ờng xuyên, chú ý các khoản chi hành chính, chi khác. chi theo ch−ơng trình mục tiêu.

+ Kiểm tra công tác quản lý chi đầu t− XDCB, việc chấp hành tình tự và thủ tục đầu t− XDCB; Kiểm tra chọn mẫu 1 số chứng từ chi; Kiểm tra việc mở và ghi chép các loại sổ chi tiết, công tác hạch toán kế toán, công tác lập báo cáo quyết toán.

- Các rủi ro kiểm toán

+ Công tác lập dự toán không đảm bảo trình tự. Dự toán lập ch−a đảm bảo hợp lý, không chi tiết; Điều hành ngân sách không căn cứ vào dự toán, nhiều nội dung chi v−ợt dự toán lớn, đặc biệt là chi hành chính và chi khác.

+ Quản lý chi đầu t− XDCB còn nhiều sai sót trong chấp hành trình tự và quy chế đầu t− XDCB (nh− đã nêu ở phần kiểm toán chi đầu t− XDCB).

+ Chi sai chế độ, định mức, chi sai niên độ, chứng từ chi không đảm bảo hợp lệ, hợp pháp, dùng nguồn đầu t− XDCB để chi th−ờng xuyên.

+ Báo cáo quyết toán không đảm bảo khớp đúng với sổ theo dõi chi tiết và số liệu Kho bạc, chi không qua Kho bạc nên không đ−a vào báo cáo quyết toán chính thức; Ch−a thực hiện tốt chế độ công khai NS theo quy định.

kiểm toán.

* Nội dung biên bản kiểm toán

Theo mẫu quy định tại Quyết định 292/QĐ-KTNN ngày 05/5/2004 của Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc và Quyết định sửa đổi bổ sung.

* Trình tự lập và thông qua biên bản kiểm toán

+ Tổ tr−ởng có trách nhiệm tập hợp các biên bản xác nhận số liệu kiểm toán của KTV tại các đơn vị sử dụng ngân sách và biên bản kiểm toán tại ngân sách các xã, để tổng hợp lập dự thảo Biên bản kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách Huyện.

+ Tổ tr−ởng thông qua dự thảo biên bản để lấy ý kiến tham gia của các thành viên trong tổ kiểm toán.

+ Trình tr−ởng đoàn kiểm toán duyệt biên bản kiểm toán

+ Gửi biên bản cho đơn vị đ−ợc kiểm toán tham gia và tập hợp ý kiến báo cáo tr−ởng đoàn.

+ Tổ chức hội nghị thông qua biên bản kiểm toán với đơn vị đ−ợc kiểm toán. + Ký biên bản kiểm toán.

2.2.4. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị Kiểm toán Nhà n−ớc

Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Huyện, Xã nằm trong cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh, nên việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với các Huyện và Xã tuân thủ theo quy định chung.

2.3. Ph−ơng thức tổ chức, chỉ đạo, quản lý, tổng hợp

2.3.1. Tổ chức, chỉ đạo quản lý kiểm toán ngân sách cấp Huyện, cấp Xã

- Về tổ chức: Kiểm toán ngân sách cấp Huyện, cấp Xã nằm trong khuôn khổ của cuộc kiểm toán ngân sách tỉnh. Tuỳ thuộc vào từng tỉnh để lựa chọn số l−ợng Huyện thực hiện kiểm toán. Tỉnh lớn phải chọn 9-10 Huyện, Tỉnh nhỏ chọn 4-6 Huyện, ở mỗi Huyện lại chọn để thực hiện kiểm toán 2- 4 xã. Nh− vậy thông th−ờng mỗi đoàn kiểm toán sẽ phải bố trí từ 2 tổ kiểm toán ngân sách cấp Huyện trở lên, mỗi tổ sẽ kiểm toán từ 2 đến 3 Huyện. Việc bố trí nhân sự kiểm toán NS mỗi Huyện cần 1 tổ kiểm toán 4 KTV trong đó cần có KTV có chuyên môn về thu NS, chi NS, chi XDCB; vì vậy phải kết hợp các tổ kiểm toán thu, các tổ kiểm toán chi, các tổ kiểm toán chi đầu t− XDCB để hình thành lên tổ kiểm toán NS cấp Huyện. Việc bộ trí kiểm toán ngân sách cấp Huyện, Xã tr−ớc hay sau là tuỳ thuộc vào điều kiện của từng Tỉnh. Thông th−ờng những Tỉnh kiểm toán vào đầu năm sẽ kiểm toán ngân sách Huyện sau vì còn để cho Huyện có thời gian lập quyết toán; Những tỉnh kiểm toán vào dịp giữa và cuối năm thì kiểm toán ngân sách Huyện tr−ớc (vì th−ờng kiểm toán NS Huyện phải đi xa và cũng nhiều nội dung hơn).

Thời gian kiểm toán 1 Huyện khoảng 10 ngày làm việc, nh− vậy một tỉnh phải bố trí từ 20-30 ngày kiểm toán ngân sách cấp Huyện.

- Về chỉ đạo quản lý: Lãnh đạo đoàn phải bám sát mục tiêu, nội dung và kế hoạch kiểm toán đã xác định để chỉ đạo; quán triệt việc chấp hành nội quy, quy chế hoạt động, chú ý tác phong sinh hoạt khi làm việc với đơn vị cơ sở. Tổ tr−ởng tổ kiểm toán sau 1 ngày triển khai kiểm toán phải xây dựng đ−ợc ch−ơng trình kiểm toán chi tiết. Trong đó xác định nội dung công việc cụ thể, chọn đơn vị kiểm toán bao gồm các cơ quan tổng hợp, các đơn vị dự toán, các Xã; phân công KTV và bố trí thời gian kiểm toán cho từng nội dung công việc từng đơn vị để trình Tr−ởng

đoàn duyệt tr−ớc khi thực hiện. Tổ tr−ởng chịu trách nhiệm chỉ đạo theo đúng ch−ơng trình kiểm toán chi tiết đã đ−ợc duyệt và chịu trách nhiệm về chất l−ợng kiểm toán.

2.3.2. Tổng hợp và phản ánh kết quả kiểm toán NS cấp Huyện, cấp Xã trong Báo cáo kiểm toán trong Báo cáo kiểm toán

Với các cuộc kiểm toán ngân sách địa ph−ơng hiện nay và những năm sắp tới, các Đoàn Kiểm toán Nhà n−ớc mới tiến hành kiểm toán đ−ợc khoảng 50-70% số Huyện (đối với tỉnh nhỏ) trên d−ới 40% số Huyện (đối với tỉnh lớn) và khoảng 20% số xã trong một Huyện. Tuy nhiên trong Báo cáo kiểm toán phải có những đánh giá chung từ đó có những kiến nghị phù hợp về công tác quản lý ngân sách cấp Huyện, cấp Xã ở mỗi địa ph−ơng. Công tác tổng hợp vừa phải tập hợp đầy đủ trung thực, kết quả kiểm toán trên các Biên bản kiểm toán NS cấp Huyện (trong đó đã có kết quả kiểm toán NS các Xã), vừa phải khai thác từ Báo cáo quyết toán NS các Xã l−u tại phòng Tài chính và văn bản thẩm định quyết toán NS Xã của phòng Tài chính đối với các Xã không thực hiện kiểm toán; Báo cáo quyết toán NS các Huyện l−u tại Sở Tài chính và văn bản thẩm định quyết toán NS Huyện của Sở Tài chính đối với các Huyện không thực hiện kiểm toán để có những nhận định đánh giá chung. Trong đó cần chú ý với những sai sót mang tính phổ biến hoặc liên quan đến sự chỉ đạo của cơ quan quản lý, chuyên môn cấp trên. Đối với những sai sót về quản lý sẽ có kiến nghị chấn chỉnh chung; đối với những sai sót cụ thể sẽ kiến nghị với địa ph−ơng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục kiểm tra làm rõ để xử lý những sai sót t−ơng tự ở những Huyện, những Xã ch−a tiến hành kiểm toán.

2.4. Điều kiện thực hiện và các kiến nghị

- Điều kiện để thực hiện

+ Cơ cấu cán bộ: Tổ chức kiểm toán ngân sách cấp Huyện, cấp Xã phải bố trí KTV với cơ cấu về chuyên môn hợp lý, trong đó có KTV có chuyên môn sâu về thu, chi ngân sách, có KTV có chuyên môn về XDCB.

+ Về thời gian kiểm toán: Để đảm bảo nâng cao chất l−ợng kiểm toán và mở rộng kiểm toán NS Xã. Thời gian bố trí kiểm toán ngân sách 1 Huyện ít nhất là 10 ngày làm việc.

+ Về chỉ đạo chuyên môn: cần có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, ph−ơng pháp kiểm toán ph−ơng pháp tổng hợp NS cấp Huyện, cấp Xã trong toàn ngành. Có nh− vậy mới có những kết quả và kiến nghị thể hiện tiếng nói chung của Kiểm toán Nhà n−ớc về công tác quản lý NS huyện và NS xã trong phạm vi cả n−ớc.

+ Về các điều kiện khác: Chủ động về ph−ơng tiện và ăn nghỉ để không phải nhờ vả địa ph−ơng, tạo điều kiện cho việc thực hiện tính độc lập trong công tác chuyên môn

- Kiến nghị Lãnh đạo Kiểm toán Nhà n−ớc

1. Tính toán cơ cấu cán bộ hợp lý về chuyên môn trong khâu tuyển dụng KTV 2. Tăng c−ờng công tác đào tạo bồi d−ỡng về công tác chuyên môn

3. Tăng quỹ thời gian cho kiểm toán ngân sách tỉnh

4. Tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu ban hành “Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Ngân sách cấp Huyện, cấp Xã” để thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

5. Nghiên cứu và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền có chế độ hợp lý cho kiểm toán viên.

Kết Luận

Là các cấp ngân sách t−ơng đối độc lập trong hệ thống NSNN ta, kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp Huyện, cấp Xã không chỉ đơn thuần là các cuộc kiểm toán “chi tiết” của cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán NS địa ph−ơng, mà kết quả kiểm toán ngân sách Huyện, Xã còn có ý nghĩa quan trọng đối với HĐND các cấp Huyện, Xã trong việc thực hiện quyết định dự toán NS, phân bổ ngân sách, thực hiện chức năng giám sát, phê chuẩn quyết toán ngân sách của cấp mình. Vì vậy việc nâng cao chất l−ợng kiểm toán Báo cáo quyết toán Ngân sách Huyện, Xã trong cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán Ngân sách địa ph−ơng, là những yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện thực hiện Luật Kiểm toán Nhà n−ớc.

Đề tài nghiên cứu "ứng dụng Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách cấp Huyện, cấp Xã" đã trên cơ sở nghiên cứu về NS cấp Huyện, cấp Xã: với những nội dung, đặc điểm và vị trí vai trò trong hệ thống NSĐP; trên cơ sở thực trạng ứng dụng Quy trình kiểm toán ngân sách nhà n−ớc vào kiểm toán NS cấp Huyện, cấp Xã vừa qua, những kết quả cũng nh− các mặt còn hạn chế để đề xuất ph−ơng h−ớng nhiệm vụ ứng dụng trong thời gian tới. Những đóng góp của đề tài đ−ợc thể hiện ở một số nội dung sau:

- Nêu ra mục tiêu, ph−ơng h−ớng tổ chức kiểm toán Báo cáo quyết toán NS cấp Huyện, cấp Xã trong cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán NSĐP.

- Đề xuất nội dung ph−ơng pháp ứng dụng Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách cấp Huyện, cấp Xã trong cuộc kiểm toán NSĐP, trong đó đã đề cập đến việc ứng dụng, vận dụng, cụ thể nh−:

+ Những yêu cầu chung cùng nội dung kiểm toán, ph−ơng pháp thu thập bằng chứng và các rủi ro có thể xẩy ra khi kiểm toán thu NSNN trên địa bàn tại các cơ quan Thuế Huyện, Tài chính Huyện, Kho bạc Huyện và tại các Xã.

+ Những yêu cầu chung cùng nội dung kiểm toán, ph−ơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán và các rủi ro th−ờng gặp khi kiểm toán chi NS Huyện, NS Xã tại phòng Tài chính Huyện, Kho bạc Huyện, các đơn vị sử dụng NS cấp Huyện và tại các Xã.

- Đề cập đến yêu cầu của công tác tổng hợp, lập biên bản kiểm toán ngân sách Huyện của tổ kiểm toán; công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo, tổng hợp của Đoàn kiểm toán về kiểm toán NS Huyện, Xã để có những đánh giá và kiến nghị chung về công tác quản lý NS cấp Huyện, cấp Xã. Những đề xuất kiến nghị để không ngừng nâng cao chất l−ợng kiểm toán NS cấp Huyện, cấp Xã bằng việc cần có Quy trình riêng về kiểm toán NS cấp Huyện, cấp Xã.

Một phần của tài liệu ứng dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện, cấp xã (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)