Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu ứng dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện, cấp xã (Trang 41 - 61)

2.2.2.1. Kiểm toán thu ngân sách

* yêu cầu chung

- Đánh giá việc xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN bao gồm: Trình tự xây dựng theo quy định của Luật NSNN, mức độ sát thực và bao quát đầy đủ nguồn thu của dự toán. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán đối với từng chỉ tiêu, phân tích nguyên nhân khách quan chủ quan đối với những chỉ tiêu không đạt dự toán và với những chỉ tiêu v−ợt dự toán lớn.

- Đánh giá công tác quản lý thu của các cơ quan thu; việc chấp hành các Luật Thuế, các chế độ chính sách về quản lý thu nộp của các cơ quan quản lý thu và các đối t−ợng nộp thuế.

- Xác định tính đúng đắn và hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán thu, đánh giá việc phản ánh đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách Nhà n−ớc (đặc biệt đối với ngân sách xã), sự khớp đúng về số liệu giữa các cơ quan thuế, phòng Tài

chính và Kho bạc Nhà n−ớc, về cả tổng số và chi tiết theo mục lục ngân sách. Phân tích rõ nguyên nhân của mọi sự chênh lệch (nếu có).

* Nội dung và ph−ơng pháp tiến hành

Trên địa bàn Huyện, thu ngân sách Nhà n−ớc chủ yếu do Chi cục thuế đảm nhận, một số khoản thu do phòng Tài chính quản lý (thu viện trợ, thu bổ sung từ nguồn NS cấp trên…), một số khoản trực tiếp do Xã quản lý (thu đóng góp, thu phí, lệ phí do xã quản lý, hoa lợi quỹ đất công…) nh−ng tất cả các khoản thu trên đều đ−ợc thực hiện qua Kho bạc Nhà n−ớc; Quyết toán tổng hợp thu NSNN đ−ợc thực hiện tại phòng Tài chính kế hoạch. ứng dụng quy trình kiểm toán NSNN vận dụng vào kiểm toán thu NSNN trên địa bàn Huyện có nội dung và ph−ơng pháp tiến hành nh− sau:

a. Tại Chi cục thuế Huyện

- Nội dung kiểm toán

+ Đánh giá công tác lập dự toán thu để báo cáo Cục thuế và UBND Huyện, mức độ hợp lý, sát thực của từng sắc thuế, đối t−ợng. Xem xét chi tiết dự toán thu do Cục thuế và UBND Huyện giao cho Chi cục thuế.

+ Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu về từng chỉ tiêu, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan những chỉ tiêu không đạt dự toán, những chỉ tiêu v−ợt dự toán lớn. Chú ý những nguồn thu thực tế có thu nh−ng không giao dự toán.

+ Đánh giá công tác quản lý thu của chi cục thuế, đặc biệt chú ý việc thực hiện qui trình quản lý thu: Từ khâu lập bộ, quản lý bộ và quyết toán bộ thuế đối với tất cả các sắc thuế, trong đó tập trung vào thu ngoài quốc doanh, các khoản thu về đất, thu phí lệ phí … kiểm tra công tác theo dõi và quản lý nợ đọng.

+ Đánh giá công tác thu nộp đối với các khoản thu mà cán bộ thuế trực tiếp thu bằng tiền mặt.

+ Đánh giá công tác quản lý biên lai, ấn chỉ, chấp hành chế độ báo cáo thu

- Ph−ơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

+ Kiểm tra dự toán do Chi cục thuế lập, dự toán thu do Cục thuế giao và UBND huyện giao, Báo cáo thu 12 tháng năm tr−ớc và năm nay để đánh giá công tác lập, giao dự toán và đánh giá tình hình thực hiện dự toán.

+ Kiểm tra xem xét hệ thống báo cáo thu do Chi cục thế lập gồm: Báo cáo thu 12 tháng, Báo cáo thu ngoài quốc doanh, Báo cáo thu phí, lệ phí, Báo cáo tồn đọng thuế…

+ Kiểm tra hệ thống sổ bộ thuế đối với từng khoản thu nh−: Bộ thuế môn bài, GTGT và TNDN, Thuế nhà đất … So sánh, đối chiếu giữa số lên sổ bộ với số thực thu, số quyết toán, số tồn đọng; Trong đó l−u ý số phát sinh ngoài bộ, số miễn giảm, số hộ nghỉ, bỏ kinh doanh, để tính ra sự chênh lệch. Nếu có chênh lệch phải xác định rõ nguyên nhân.

+ Kiểm tra chọn mẫu 1 số hồ sơ quyết toán thuế của DN ngoài quốc doanh do Chi cục thuế quản lý (nếu có) để đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thu nộp NS của DN, nếu cần có thể thông qua chi cục thuế tiến hành kiểm tra đối chiếu với DN.

+ Kiểm tra, đối chiếu với Kho bạc Nhà n−ớc để xác định số thực thu của cơ quan thuế với số thực nộp vào NSNN, nếu có chênh lệch phải xác định rõ nguyên nhân.

+ Kiểm tra hồ sơ, thủ tục miễn giảm, xử phạt để đánh giá việc thực hiện công tác miễn giảm, xử phạt về mặt trình tự thủ tục và thẩm quyền.

+ Kiểm tra việc theo dõi, xuất, nhập, kiểm kê định kỳ ấn chỉ; kiểm tra chọn mẫu 1 số biên lai, chứng từ để xem xét việc quản lý ấn chỉ, sử dụng biên lai, qua đó phát hiện việc xâm tiêu, chiếm dụng tiền thuế, việc thu nộp không kịp thời

- Các rủi ro kiểm toán

thấp so với thực tế, để dễ hoàn thành kế hoạch và có điều kiện tăng thu. Đây là xu h−ớng không tích cực, nó là nguyên nhân dẫn đến thất thu NS, nợ đọng thuế.

+ Công tác lập bộ và quản lý bộ không tốt, đ−a vào bộ không đầy đủ. Các khoản thu về đất đặc biệt là thu cấp quyền sử dụng đất dễ có hiện t−ợng “khoán trắng” cho các xã, Chi cục thuế th−ờng thụ động thu khi các xã nộp, không chủ động quản lý theo dõi đôn đốc, nên không theo dõi đ−ợc nợ đọng ở khoản thu này.

+ Việc kê khai thuế không đảm bảo quy định, hạch toán doanh thu, chi phí để tính thu nhập chịu thuế sai chế độ tại các DN ngoài quốc doanh.

+ Hồ sơ miễn giảm thuế, xử phạt không đầy đủ. Thực hiện miễn giảm thuế đối với ng−ời có thu nhập thấp không triệt để, xử phạt không đúng thẩm quyền và thấp so với quy định.

+ Cán bộ thuế chiếm dụng, xâm tiêu tiền thuế, Chi cục thuế chủ động để lại tiền thuế đã thu vào những dịp cuối năm, không nộp kịp thời vào NSNN mà chuyển nộp năm sau do đã hoàn thành kế hoạch.

+ Công tác quản lý thu ngoài quốc doanh đối với hộ cá thể nộp thuế theo ph−ơng pháp ấn định, không thực hiện đúng quy trình, không bình xét dân chủ, không công khai, dễ dẫn đến bất công bằng và thất thu thuế.

+ Không phối hợp chặt chẽ với UBND các xã nên bỏ sót nguồn thu, bỏ sót đối t−ợng thu nộp.

+ Công tác theo dõi nợ đọng không đầy đủ, số liệu không đảm bảo tin cậy + Chế độ báo cáo chấp hành không đầy đủ, không kịp thời, không đúng mẫu biểu quy định.

b. Tại phòng tài chính - kế hoạch Huyện

- Nội dung kiểm toán: Là cơ quan tổng hợp, phòng tài chính có trách nhiệm chủ động phối hợp với Chi cục thuế Huyện trong việc tham m−u với UBND huyện lập dự toán thu NSNN, mặc dù đa số các khoản thu NSNN trên địa bàn

đều do Chi cục thuế quản lý, nh−ng đều có liên quan trực tiếp đến cân đối ngân sách Huyện. Mặt khác phòng tài chính đ−ợc giao trực tiếp quản lý 1 số nguồn thu nh−: Các khoản thu để lại chi quản lý qua NS, các thu viện trợ, bổ sung từ NS cấp trên… Phòng tài chính còn là cơ quan đ−ợc giao lập quyết toán thu NSNN, do vậy tài liệu số liệu về dự toán, quyết toán thu NSNN tại phòng tài chính thể hiện đầy đủ và tổng hợp nhất. Nội dung kiểm toán thu NSNN tại phòng Tài chính Huyện bao gồm:

+ Đánh giá đầy đủ công tác lập dự toán thu của UBND Huyện trình HĐND Huyện và việc giao dự toán thu của UBND Huyện cho Chi cục thuế, các Xã, các đơn vị; xem xét tính hợp lý của dự toán.

+ Đánh giá đầy đủ tình hình thực hiện dự toán; ngoài các khoản thu do Chi cục thuế quản lý, cần đánh giá công tác quản lý và mức độ thực hiện dự toán các khoản thu do phòng tài chính quản lý.

+ Tính đúng đắn, hợp pháp của Báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn cũng nh− Báo cáo quyết toán thu ngân sách Huyện do phòng tài chính lập.

+ Kiểm tra đánh giá phần thu NS Huyện, xem xét việc chấp hành tỷ lệ điều tiết giữa các cấp NS, các khoản bổ sung từ NS cấp trên, trong đó phân tích làm rõ các khoản bổ sung cân đối và các khoản bổ sung theo ch−ơng trình mục tiêu, các khoản bổ sung ngoài dự toán đầu năm, để đánh giá mức độ hợp lý, hợp pháp của các khoản bổ sung. Đây cũng sẽ là bằng chứng kiểm toán phục vụ cho việc kiểm toán công tác quản lý điều hành NS tỉnh.

+ Công tác quản lý và xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ các khoản ghi thu, ghi chi của phòng Tài chính- kế hoạch

- Ph−ơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

+ Thu thập thêm bằng chứng kết hợp với các bằng chứng đã thu thập tại Chi cục thuế để đánh giá đầy đủ về việc lập dự toán thu và tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách. Cần thu thập bổ sung những chứng cứ, tình tiết để làm rõ những yếu tố chủ quan, khách quan có tác động đến tình hình thực hiện dự toán

thu ngân sách.

+ Kiểm tra Báo cáo quyết toán thu do phòng tài chính lập, trình tự lập báo cáo quyết toán. Kiểm tra đối chiếu về tổng số và chi tiết từng khoản thu, mục thu giữa Báo cáo quyết toán thu do phòng tài chính lập với tổng hợp thu 12 tháng tại Chi cục thuế, Báo cáo tổng hợp thu của Kho bạc Nhà n−ớc, Báo cáo thu của Xã, để đánh giá tính đúng đắn, hợp pháp của Báo cáo quyết toán thu ngân sách. Nếu có chênh lệch phải làm rõ nguyên nhân.

+ Kiểm tra việc quản lý, theo dõi, hạch toán tài khoản tạm thu, tạm giữ: Số thu trong năm, số đã xử lý và số d− cuối năm, số phải nộp NSNN, số đã nộp NSNN. Kiểm tra chọn mẫu một số hồ sơ để đánh giá công tác quản lý.

+ Kiểm tra việc quản lý theo dõi các khoản ghi thu-ghi chi, các khoản thu, vay để ngoài ngân sách (nếu có).

- Các rủi ro kiểm toán.

+ Số liệu quyết toán tổng hợp không khớp đúng với các Báo cáo quyết toán chi tiết. Số liệu quyết toán thu NSNN giữa 3 cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc chỉ khớp nhau về tổng số không khớp nhau về chi tiết. Những tình hình trên đều phải làm rõ nguyên nhân.

+ Quyết toán sai mục lục ngân sách nhằm chiếm dụng nguồn thu của ngân sách cấp trên.

+ Không nộp kịp thời vào NSNN nhằm dấu nguồn thu, để ngoài ngân sách phục vụ các nhu cầu cục bộ (th−ờng xẩy ra đối với ngân sách Xã).

c. Tại Kho bạc Nhà n−ớc Huyện

- Nội dung kiểm toán

+ Kiểm tra việc thực hiện phân cấp quản lý thu Ngân sách. Thực hiện điều tiết giữa các cấp ngân sách, xác định số thu của từng cấp ngân sách.

+ Kiểm tra đối chiếu số thu trong báo cáo quyết toán thu của phòng tài chính và số thu của Chi cục thuế với thu theo hạch toán của Kho bạc.

- Ph−ơng pháp thu thập bằng chứng

+ Kiểm tra việc hạch toán các khoản thu theo mục lục ngân sách và việc thực hiện tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, theo quyết định phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.

+ Kiểm tra các tài khoản “thu Ngân sách Nhà n−ớc”, “thu NSTW”, “thu NS tỉnh”, “thu ngân sách Huyện”, “thu ngân sách Xã” để đánh giá việc hạch toán đối với từng cấp NS.

+ Kiểm tra đối chiếu báo cáo thu NS do Kho bạc lập đối chiếu với Báo cáo quyết toán do cơ quan Tài chính lập và Báo cáo tổng hợp thu do Chi cục thuế lập. Yêu cầu phải đảm bảo khớp đúng cả tổng số và từng nội dung thu theo mục lục NSNN, nếu chênh lệch phải tìm nguyên nhân.

+ Kiểm tra đối chiếu 1 số tài khoản tạm thu, tạm giữ do phòng Tài chính và Chi cục thuế quản lý.

- Các rủi ro kiểm toán

+ Hạch toán sai nguồn thu giữa các cấp ngân sách + Thực hiện sai tỷ lệ điều tiết giữa các cấp NS

+ Số liệu Báo cáo tổng hợp thu do Kho bạc Nhà n−ớc lập không khớp đúng với Báo cáo quyết toán thu của phòng tài chính lập và Báo cáo tổng hợp thu của Chi cục thuế.

d. Kiểm toán thu tại NS các Xã

- Nội dung kiểm toán.

Tuy không trực tiếp quản lý và thu các sắc thuế nh−ng UBND Xã có trách nhiệm tổ chức, phối hợp, hỗ trợ chi chục thuế thực hiện quản lý thu các sắc thuế trên địa bàn và đ−ợc h−ởng 1 tỷ lệ điều tiết từ các khoản thu đó. Theo chế độ phân cấp hiện hành, NS Xã đ−ợc trực tiếp thu một số khoản nh−: Hoa lợi công sản, phí lệ phí đ−ợc phân cấp, thu các khoản đóng góp theo quy định của Pháp luật, các khoản đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, các khoản viện

trợ, các khoản bổ sung từ NS cấp trên. Nội dung kiểm toán thu NS Xã bao gồm: + Đánh giá việc lập dự toán thu, mức độ sát thực của dự toán thu. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu NS xã bao gồm: Các khoản thu đ−ợc h−ởng theo tỷ lệ điều tiết, thể hiện sự phối hợp với Chi cục thuế trong quản lý đôn đốc thu nộp; các khoản xã trực tiếp thu h−ởng 100%

+ Đánh giá công tác quản lý các nguồn thu, việc chấp hành chế độ thu và phản ánh đầy đủ các nguồn thu vào Ngân sách xã qua Kho bạc Nhà n−ớc.

+ Đánh giá tính đầy đủ và hợp pháp của Báo cáo quyết toán thu NS Xã - Ph−ơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

+ Kiểm tra trình tự lập dự toán, kiểm tra đánh giá tổng thể và từng chỉ tiêu thu của dự toán do UBND Huyện giao và dự toán do HĐND xã thông qua.

+ Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, chứng từ liên quan đến công tác quản lý từng nguồn thu.

+ Kiểm tra Báo cáo quyết toán thu NS xã do Ban tài chính Xã lập để Báo cáo phòng tài chính Huyện và trình HĐND Xã

+ Kiểm tra đối chiếu với Kho bạc Nhà n−ớc Huyện

- Các rủi ro Kiểm toán

+ Dự toán lập thấp so với khả năng thu và không bao quát đầy đủ các nguồn thu.

+ Quản lý theo dõi các nguồn thu không chặt chẽ, rõ ràng nhất là các khoản thu đóng góp.

+ Thu không đúng chế độ nh−: Tự đặt ra các khoản thu ngoài chế độ, thu tiền cấp đất khi ch−a có quyết định của cấp có thẩm quyền; thu để ngoài ngân sách xã, không qua tài khoản ngân sách xã tại Kho bạc.

+ Lập 2 báo cáo quyết toán ngân sách xã khác nhau, một báo cáo gửi phòng tài chính có xác nhận của Kho bạc, một báo cáo thông qua HĐND Xã bao gồm có cả các khoản thu không qua Kho bạc, không có xác nhận của Kho bạc.

+ Có những chứng từ sai sót công tác hạch toán kế toán, chấp hành chế độ báo cáo không đầy đủ, kịp thời.

2.2.2.2. Kiểm toán chi ngân sách

* yêu cầu chung

- Đánh giá công tác lập dự toán chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN - Đánh giá công tác quản lý điều hành chi ngân sách, việc chấp hành dự toán, chấp hành các chính sách chế độ tiêu chuẩn của các cấp ngân sách Huyện, Xã và các đơn vị sử dụng ngân sách

- Đánh giá tính đúng đắn, hợp pháp của Báo cáo quyết toán chi ngân sách các cấp Huyện, Xã. Bảo đảm khớp đúng với Kho bạc Nhà n−ớc, khớp đúng với các báo cáo chi tiết của ngân sách cấp d−ới và các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Đánh giá việc chấp hành chế độ kế toán trong chi ngân sách, chấp hành chế độ báo cáo chi ngân sách.

* Nội dung kiểm toán và ph−ơng pháp tiến hành

Một phần của tài liệu ứng dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện, cấp xã (Trang 41 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)