Nội dung và ph−ơng pháp ứng dụng Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách cấp Huyện,

Một phần của tài liệu ứng dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện, cấp xã (Trang 78 - 79)

- Yêu cầu: Xác định tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo quyết toán thu chi NS cấp Huyện, cấp Xã; đánh giá việc chấp hành Luật NSNN, các chế độ chính sách

2.2.Nội dung và ph−ơng pháp ứng dụng Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách cấp Huyện,

quyết toán ngân sách vào kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách cấp Huyện, cấp Xã trong cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách Địa ph−ơng.

Quy trình kiểm toán ngân sách nhà n−ớc xây dựng chủ yếu để áp dụng cho kiểm toán tổng quyết toán NSNN và quyết toán NS cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc TW. Ngân sách cấp Huyện, cấp Xã có những điểm giống ngân sách Tỉnh về một số nội dung thu chi, về tổ chức bộ máy quản lý: Cũng do HĐND quyết định dự toán, quyết toán và thực hiện giám sát; UBND thực hiện quản lý điều hành; cũng có các cơ quan tham m−u, quản lý: Tài chính, Thuế, Kho bạc; Đều thống nhất về nguyên tắc chế độ quản lý… Nh−ng có những điểm khác nhau ở quy mô, phạm vi phân cấp nhiệm vụ thu, chi và thẩm quyền; Riêng NS cấp Xã vừa là 1 cấp Ngân sách nh−ng lại vừa là 1 đơn vị trực tiếp chi tiêu, không có đơn vị cấp d−ới, hệ thống các cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc cũng chỉ đến cấp Huyện…

Với những đặc điểm giống và khác nhau ấy mà có thể ứng dụng quy trình kiểm toán NSNN vào kiểm toán ngân sách cấp Huyện, cấp Xã nh−ng phải có sự vận dụng cho phù hợp với đặc điểm của từng cấp ngân sách. Nội dung và ph−ơng pháp ứng dụng cụ thể từng b−ớc của quy trình nh− sau:

2.2.1. Khảo sát và lập kế hoạch.

- Kiểm toán viên chỉ tiến hành khảo sát thu thập thông tin tại các ngành tổng hợp của Tỉnh (Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà n−ớc tỉnh, Sở Kế hoạch đầu t−…). Thông qua số liệu quản lý của các ngành tổng hợp, cần phải tìm hiểu, khai thác thu thập một cách khái quát nh−ng phải đảm bảo đầy đủ, khách quan về tình hình ngân sách của các Huyện trong tỉnh, các Xã trong từng Huyện, để từ đó xác định đ−ợc những trọng yếu, những vấn đề cần tập trung trong thu chi ngân sách của cấp Huyện, cấp Xã; Phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán đ−ợc sát đúng.

- Những thông tin cơ bản cần thu thập là:

+ Về thu NSNN, cần thu thập một cách khái quát về tổng thu, các khoản thu theo từng lĩnh vực, từng sắc thuế của từng Huyện và từng Xã trong mỗi Huyện. Qua những số liệu này KTV đánh giá đ−ợc khả năng thu, đặc điểm nguồn thu và thế mạnh của từng Huyện, từng Xã. Từ đó xác định đ−ợc những trọng yếu và yêu cầu về mục tiêu, nội dung kiểm toán khi lựa chọn và lập kế hoạch kiểm toán.

+ Về chi ngân sách, thu thập khái quát về tình hình chi ngân sách của các Huyện trong tỉnh, các Xã trong từng Huyện về tổng số chi, các nội dung chi lớn nh−: Chi đầu t− phát triển, các nhóm chi th−ờng xuyên … Qua đó xác định đ−ợc những nội dung những đơn vị cần tiến hành kiểm toán.

+ Thu thập một số tình hình khác của các Huyện các Xã nh−: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội; tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ; những −u khuyết điểm về

công tác quản lý tài chính, ngân sách thông qua công tác quan lý của các ngành của tỉnh và các thông tin từ các ph−ơng tiện báo, đài…

- Ph−ơng pháp thu thập.

Căn cứ vào các Báo cáo quyết toán ngân sách của các Huyện gửi cho Sở Tài chính, các Báo cáo tổng hợp của Sở tài chính, Cục thuế, Kho bạc Nhà n−ớc …

Tìm hiểu qua bộ phận quản lý ngân sách Huyện, Xã của Sở Tài chính, các phòng chức năng khác của Sở tài chính, Cục thuế và các ngành chức năng khác của tỉnh, nh− Sở Kế hoạch và Đầu t−, Thanh tra tỉnh…

- Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách Huyện, Xã cần đ−ợc lập chi tiết. Trong đó:

+ Xác định đ−ợc mục tiêu và những yêu cầu cần đạt đ−ợc.

+ Về nội dung kiểm toán. Tuỳ thuộc từng Huyện, Xã để có nội dung trọng tâm cần tiến hành kiểm toán. Trong điều kiện tr−ớc mắt, đối với kiểm toán NS cấp Huyện, cấp Xã. Chủ yếu là tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ. Trong một số nội dung có thể thực hiện 1 số yêu cầu của kiểm toán hoạt động.

+ Phạm vi kiểm toán

Mở rộng phạm vi kiểm toán số đơn vị NS cấp Huyện và cấp Xã, tiến tới kiểm toán đ−ợc 60-70% số Huyện, 30 - 40% số Xã trở lên.

Chú trọng tăng c−ờng kiểm toán quản lý chi đầu t− XDCB thuộc NS cấp Huyện cấp Xã. Theo chế độ phân cấp hiện hành, nhiều Huyện, Xã có nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất, thu đóng góp, nên nguồn vốn đầu t− XDCB rất lớn, mà công tác quản lý còn nhiều bất cập.

Thời kỳ kiểm toán là niên độ ngân sách và các vấn đề có liên quan tr−ớc sau.

+ Bố trí nhân sự và thời gian kiểm toán

Nhân sự hợp lý của tổ kiểm toán ngân sách một Huyện và các xã trong Huyện là 4 KTV, trong đó có một KTV có khả năng kiểm toán thu NS, 1 KTV có khả năng kiểm toán tổng hợp chi và chi th−ờng xuyên, 1 KTV có khả năng kiểm toán chi đầu t− XDCB, tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể mà thành viên thứ 4 trong tổ cần có khả năng về lĩnh vực gì?

Thời gian kiểm toán ngân sách một Huyện và các Xã trong Huyện ít nhất là 10 ngày làm việc. Trong đó kiểm toán ngân sách 1 xã từ 1-2 ngày (mỗi nhóm 2 ng−ời)

2.2.2. Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu ứng dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện, cấp xã (Trang 78 - 79)