Kiểm toán chi th−ờng xuyên tại các đơn vị dự toán NS cấp Huyện

Một phần của tài liệu ứng dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện, cấp xã (Trang 86 - 87)

- Yêu cầu: Xác định tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo quyết toán thu chi NS cấp Huyện, cấp Xã; đánh giá việc chấp hành Luật NSNN, các chế độ chính sách

d. Kiểm toán chi th−ờng xuyên tại các đơn vị dự toán NS cấp Huyện

- Nội dung kiểm toán

+ Kiểm toán xác định tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo quyết toán chi ngân sách do đơn vị dự toán lập.

+Kiểm toán đánh giá việc chấp hành các quy định của luật NSNN và các chế độ quản lý tài chính ngân sách hiện hành, chấp hành dự toán, chế độ, định mức tiêu chuẩn trong quản lý chi tiêu của đơn vị dự toán.

+ Đánh giá việc chấp hành Luật kế toán, chế độ kế toán đơn vị nhà n−ớc.

- Ph−ơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

+ Kiểm tra tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí trong năm bao gồm kinh phí NSNN cấp và các nguồn kinh phí khác (nếu có)

+ Kiểm tra công tác quản lý chi của đơn vị:Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi theo từng nội dung chi. Đối với những khoản chi theo ch−ơng trình mục tiêu phải kiểm tra việc thực hiện theo mục đích của ch−ơng trình và quy định chi tiêu cho từng ch−ơng trình. Kiểm tra chọn mẫu một số chứng từ chi hoạt động để đánh giá việc chấp hành chính sách chế độ chi NS (chấp hành dự toán, chấp hành chế độ định mức tiêu chuẩn) và chế độ chứng từ. Kiểm tra việc hạch toán các khoản chi theo mục lục ngân sách làm cơ sở tổng hợp quyết toán chi NSNN

+ Kiểm tra một số tài khoản, nhóm tài khoản để đánh giá công tác quản lý các loại tài sản: Tài khoản “tiền mặt” và "tiền gửi" (nếu có); nhóm tài khoản vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá; nhóm TK tài sản cố định; TK tạm ứng, phải thu, phải trả.

+ Kiểm toán thu sự nghiệp

Đối với các đơn vị có thu phí, lệ phí phải kiểm tra việc quản lý thu phí, lệ phí, việc sử dụng chứng từ thu, vé thu do Bộ tài chính và Tổng cục thuế phát hành; Việc trích nộp NS theo quy định. Đối với các đơn vị có sản xuất kinh doanh dịch vụ phải kiểm tra công tác hạch toán doanh thu chi phí; việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà n−ớc bao gồm thuế VAT và thuế TNDN.

- Các rủi ro kiểm toán

+ Về nguồn kinh phí hoạt động: Hạch toán tăng giảm lẫn lộn giữa các nguồn kinh phí; Sử dụng kinh phí không đúng dự toán đ−ợc duyệt, sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí đặc biệt là kinh phí ch−ơng trình mục tiêu.

+ Về công tác quản lý chi ngân sách: Có sự chênh lệch giữa báo cáo tổng hợp và chi tiết chi; Chi v−ợt dự toán, ngoài dự toán, v−ợt định mức; Chứng từ chi không hợp pháp hợp lệ; Chi sai mục đích sai nguồn; Hạch toán các khoản chi sai mục lục NS;

+ Về quản lý tiền mặt và TK tiền gửi: Có sự chênh lệch số d− giữa sổ quỹ, sổ chi tiết tiền gửi với TK “tiền mặt”, “tiền gửi” trên bảng cân đối kế toán; Vật t−, hàng hoá, dụng cụ sản phẩm mua về không đ−ợc tổ chức hạch toán qua kho mà quyết toán thẳng chi NS; Đối với TSCĐ không mở sổ theo dõi, hạch toán tăng giảm không đầy đủ, không tính hao mòn TSCĐ và không tiến hành kiểm kê hàng năm; Việc tạm ứng không đúng đối t−ợng, không đôn đốc thu hồi kịp thời; nợ phải thu phải trả không có đối t−ợng.

+ Về quản lý thu sự nghiệp: Tổ chức quản lý thu không chặt chẽ, thu không đúng quy định, không dùng chứng từ, vé thu theo quy định. Không thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ với ngân sách nhà n−ớc; không phản ánh vào hệ thống sổ kế toán của đơn vị và không quyết toán qua Ngân sách Nhà n−ớc

Một phần của tài liệu ứng dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách vào kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện, cấp xã (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)