TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện tự chủ tài chính tại trung tâm Y tế quận Liên Chiểu Tp. Đà Nẵng (Trang 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

2.1.TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU

2.1.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Trung tâm y tế:

Trung tâm Y tế Liên Chiểu được thành lập ngày 24 tháng 02 năm 1997, với cơ sở hoạt động là Phòng khám Đa khoa khu vực cũ có diện tích sử dụng là 80m2 và 73 cán bộ. Đến nay toàn trung tâm đã có 19 khoa, phòng, trạm, đội với diện tích đất 11.985 m2, tổng số cán bộ là 222 người; trong đó có 44 Bác sĩ ( 01 Bác sĩ chuyên khoa II, 14 Bác sĩ chuyên khoa I và 02 Thạc sĩ, 27 Bác sĩ ), cơ sở vật chất đã được xây dựng mới khang trang, đủ cho công tác khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân cho hơn 153.000 người dân của quận, ngoài ra còn chăm sóc sức khỏe cho hơn 40.000 dân của 4 xã cánh Bắc huyện Hoà Vang và hơn 50.000 công nhân, sinh viên, học sinh trên địa bàn quận.

Năm 1997 Thành phố Đà nẵng được tách ra và trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Trung tâm y tế Liên Chiểu được thành lập trên cơ sở đó và phát triển cho tới nay, toạ lạc tại 525 Tôn Đức Thắng – Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp y tế được tổ chức theo Nghị định 01/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ “ Về Tổ chức hoạt động của y tế địa phương “ với cơ sở hạ tầng được mở rộng nâng cấp, trang thiết bị ngày càng hiện đại, bao gồm :

1. Hệ điều trị:

Biên chế 190 giường bệnh với 140 CBYT (40 BS và CB Đại học)

Tổ chức thành các khoa, phòng (5 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng và 4 phòng chức năng) phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Bảo đảm tiếp nhận, cấp cứu, chẩn đoán, thu dung điều trị thực thụ nội, ngoại trú.

2. Hệ Y tế dự phòng:

Gồm có Đội Y tế dự phòng (YTDP) và Đội Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản ( CSSKSS).

39

Biên chế 20 cán bộ y tế, trong đó có 04 bác sỹ và cán bộ đại học.

Trách nhiệm: tổ chức triển khai thực hiện, quản lý và theo dõi giám sát các chương trình y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.

3. Trạm y tế phường: 05 trạm y tế

Biên chế 30 giường bệnh với 33 cán bộ y tế và 03 bác sỹ.

Trách nhiệm: khám chữa bệnh cấp cứu ban đầu; Phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình y tế quốc gia và truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

Đơn vị có truyền thống, có phong trào thi đua tốt, nội bộ cán bộ viên chức đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật, phát huy được khả năng, trình độ chuyên môn và có tinh thần xây dựng đơn vị; việc thực hiện các quy định, quy chế chuyên môn về cơ bản đã đi vào nề nếp.

Trong 20 năm qua, TTYT Liên Chiểu luôn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và sát thực của lãnh đạo ngành y tế thành phố, của Thường trực Quận uỷ và UBND quận Liên Chiểu; sự phối hợp và giúp đỡ của các đơn vị trong và ngoài ngành; sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể và các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Xác định tầm quan trọng của y tế tuyến cơ sở (là tuyến gần dân nhất) nên TTYT quận Liên Chiểu thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận. Trung tâm y tế quận Liên Chiểu luôn quan tâm và không ngừng củng cố, sắp xếp bộ máy nhân lực tại các tuyến từ bệnh viện đến các trạm y tế để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trung tâm y tế quận Liên Chiểu thường xuyên quan tâm xây dựng, kiện toàn và củng cố nhân lực tại 02 Đội y tế dự phòng (gồm Đội YTDP và Đội CSSKSS) và 05 trạm y tế phường, củng cố mạng lưới cộng tác viên các chương trình y tế tại cộng đồng, về cơ bản hoạt động đi vào nền nếp và đem lại hiệu quả cao.

Ngoài công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu ; TTYT Liên Chiểu còn đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn quận và

40

các quận lân cận, hàng năm, TTYT Liên Chiểu đều triển khai các kỹ thuật mới về mặt lâm sàng, cận lâm sàng để nâng cao chất lượng khám điều trị bệnh nhân, nâng cao trình độ chuyên môn của Y, Bác sĩ; đảm bảo sự hài lòng của người bệnh và góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Để đảm bảo công tác khám chữa bệnh và thu dung điều trị nội trú, ngoại trú; là bệnh viện hạng 2 có 09 khoa chuyên môn và 04 phòng chức năng với gần 180 cán bộ viên chức; công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học thường xuyên được quan tâm và chú trọng.

TTYT Liên Chiểu cũng đặc biệt chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính, được triển khai từ rất sớm và hàng năm đều được nâng cấp, sửa chữa để phù hợp với thực tế công việc, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh luôn được đánh giá cao.

Ngoài ra, trong năm 2012, TTYT Liên Chiểu cũng được Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận về Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, đây là nỗ lực rât lớn từ Ban lãnh đạo và tập thể CBCC TTYT Liên Chiểu .

41

Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại TTYT

2.1.2. Công tác bộ máy kế toán tại TTYT quận Liên Chiểu

Bộ máy kế toán tại TTYT quận Liên Chiểu tổ chức theo mô hình tập trung. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các khoa phòng do các nhân viên Phòng tài chính kế toán hạch toán.

Tổ chức bộ máy kế toán Bệnh viện sản nhi Đà Nẵng được khái quát theo hình 2.2. Trong đó, nhiệm vụ của các cá nhân được quy định cụ thể như sau:

Kế toán trưởng:Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Bệnh viện về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách. Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của bệnh viện. Tổ chức công tác quản lý và điều hành Phòng TCKT, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc Phòng TCKT. Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng TCKT cho Ban Giám Đốc; tiếp nhận; phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của Ban Giám đốc. Phân tích một cách chi tiết từng khoản mục chi phí, từ đó đề xuất các biện pháp tiết giảm chi phí hiệu quả. Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết qủa kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý và quản lý phù hợp.

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán của TTYT quận Liên Chiểu

Phần còn lại là 11 cán bộ kế toán, được tổ chức thành các tổ kế toán nhỏ. Gồm các tổ như sau:

Tổ kế toán tổng hợp Tổ kế toán kho

Tổ kế toán các khoản thu dịch vụ Các tổ thu viện phí, BHYT

Kế toán trưởng Tổ kế toán tổng hợp Tổ kế toán Thanh Tổ kế toán thanh toán viện phí Tổ kế toán kho Tổ kế toán Các khoản thu dịch vụ

43

Tổ kế toán tổng hợp: bao gồm kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán

công nợ, kế toán lương và các khoản chi trả cho người lao động, kế toán thuế. Kế toán tổng hợp: Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của Nhà nước và đơn vị. Kiểm tra, tổng hợp báo cáo của các khoa phòng, đơn vị bảo đảm tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tình hình hoạt động toàn Trung tâm Y tế. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính, kiểm tra việc chấp hành các qui định ghi chép sổ sách, chứng từ. Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo cáo cân đối tiền theo đúng qui định. Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc khi được yêu cầu. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Kế toán trưởng phân công.

Kế toán thanh toán: bao gồm kế toán thanh toán tiền mặt và kế toán thanh toán tiền gửi. Lập chứng từ thu- chi cho các khoản thanh toán của đơn vị đối với các khoa/ phòng/ đội/trạm trực thuộc và các khoản thanh toán nội bộ. Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của hàng ngày và cuối tháng. Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng từ. Kế toán tiền gửi có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chứng từ chuyển tiền, chuyển hồ sơ ra KBNN hoặc ngân hàng kịp thời. Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công. Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của Trung tâm với các đơn vị, khoa phòng, nhà cung cấp và Bệnh nhân. Lập danh sách khoản nợ, sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán. Kiểm tra công nợ phải thu, phải trả của Trung tâm y tế. Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công. Thực hiện lưu trữ các chứng từ, sổ sách, các công văn qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

Kế toán tiền lương và các khoản chi trả cho người lao động: Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, phối hợp với Phòng tổ chức cán bộ để tính tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên Trung tâm y tế. Tính chính xác số tiền

44

BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của cán bộ nhân viên. Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công. Thực hiện lưu trữ các chứng từ, sổ sách, các công văn qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

Kế toán thuế: Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của Trung tâm y tế. Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế. Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng. Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế, thông báo các nghiệp vụ qui định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động của Trung tâm y tế để cơ sở biết thực hiện. Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.

Tổ kế toán kho: theo dõi quản lý các loại thuốc men, dịch truyền, hóa chất,

máu, sinh phẩm, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, vật tư tiêu hao...

Kế toán TSCĐ – Công cụ, dụng cụ: Nhận xét sơ bộ về các chứng từ mua sắm TSCĐ, công cụ, dụng cụ. Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, công cụ, dụng cụ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng. Tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị CCDC định kỳ. Quản lý về mặt giá trị, theo dõi biến động tăng, giảm, hạch toán khấu hao, phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ tại các khoa phòng.

Kế toán vật tư tiêu hao, sinh hóa phẩm: Theo dõi tình hình nhập –xuất – tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá về mặt số lượng và giá trị tại kho của Trung tâm y tế.

Định kỳ phải đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập - xuất – tồn kho sản phẩm, vật tư, hàng hoá vào cuối tháng. Theo dõi tình hình tăng, giảm, tồn kho các loại vật tư.

Tổ thu phí (tổ thu viện phí và tổ thu BHYT):gồm 5-6 người nằm ở 3 điểm thu

trong Trung tâm y tế.Tất cả nhân viên thu phí tại các điểm trong Trung tâm y tế đều thuộc biên chế phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ như sau: Thu tiền khám chữa bệnh và tiền xét nghiệm tại các khoa khám bệnh; Thu ký quỹ bệnh nhân theo chỉ định của khoa (Biên lai ký quỹ); Thu viện phí bệnh nhân khi ra viện, và hoàn ký

45

quỹ cho bệnh nhân; Nộp các khoản thu được trong ngày vào Ngân hàng, thực hiện đối soát với tổ kiểm soát biên lai ấn chỉ hàng ngày về tổng thu- tổng chi.

Kế toán các khoản thu dịch vụ:, có nhiệm vụ quản lý và theo dõi các loại hình

dịch vụ như khám chữa bệnh theo yêu cầu và các dịch vụ khác.

2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của TTYT

TTYT quận Liên Chiểu là đơn vị dự toán cấp 2, được cấp kinh phí hoạt động theo đơn vị sự nghiệp y tế, được quản lý tài chính độc lập, có tài khoản riêng. TTYT quận Liên Chiểu phải chấp hành đầy đủ các quy định về tài chính kế toán.

Từ năm 2012, đơn vị được giao thực hiện tự chủ một phần chi thường xuyên. * Nguồn kinh phí hoạt động của TTYT gồm:

- Nguồn Ngân sách nhà nước cấp: bao gồm nguồn kinh phí thường xuyên và nguồn kinh phí không thường xuyên. Nguồn kinh phí thường xuyên của bệnh viện được cấp dựa vào định mức giường bệnh/năm (17.000.000 đồng/giường bệnh/năm) và kinh phí tiền lương theo định mức biên chế giao, kinh phí hoạt động của Đội y tế dự phòng và các trạm y tế. Nguồn kinh phí không thường xuyên bao gồm kinh phí hỗ trợ giữ xe, kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do cấp trên giao… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn thu từ viện phí, BHYT: Đây là một phần ngân sách sự nghiệp y tế giao cho TTYT quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện được giữ lại 100% số thu này để chi hoạt động. Giá thu được quy định theo khung giá của Nhà nước:

+ Giá thu dịch vụ khám chữa bệnh từ BHYT được quy định tại Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc;

+ Giá thu viện phí thực hiện theo Quyết định số 66/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc quy định giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập thuộc thành phố Đà Nẵng. Từ ngày 01 tháng 8 năm 2017, thực hiện giá thu theo Nghị quyết

46

99/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Nguồn thu từ viện trợ đây là một phần NSNN giao cho TTYT quản lý và sử dụng. Được các dự án nước ngoài viện trợ có thể nhận bằng tiền hoặc bằng hiện vật;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện tự chủ tài chính tại trung tâm Y tế quận Liên Chiểu Tp. Đà Nẵng (Trang 47)