6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
2.2.3 Lập báo cáo tài chính
Về cơ bản, báo cáo tài chính của đơn vị đã tuân thủ đầy đủ các biểu mẫu theo quy định tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC đối với đơn vị dự toán cấp II bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán;
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; - Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động;
- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN;
- Báo cáo thu – chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh; - Báo cáo tăng giảm TSCĐ;
72
-Thuyết minh báo cáo tài chính;
Về nội dung, báo cáo này chỉ mang tính chất của một Bảng cân đối số dư của tài khoản nên chỉ có khả năng đối chiếu, kiểm tra số liệu đã ghi chép trên hệ thống sổ kế toán mà không có ý nghĩa là phương tiện đánh giá, phân tích toàn cảnh tình hình tài chính của đơn vị. Qua khảo sát, thấy đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính mặc dù đây cũng là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính của đơn vị. Về bản chất thuyết minh báo cáo tài chính cần giải trình thêm các nội dung và phân tích, đánh giá những nguyên nhân để người đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính của đơn vị. Tuy nhiên trong thực tế, nội dung này chưa được quan tâm ghi nhận vào báo cáo này. Bên cạnh đó kết quả khảo sát cũng cho thấy bệnh viện đều chưa có kế hoạch xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin quản lý nội bộ của đơn vị.
Nhìn chung công tác quyết toán của đơn vị thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo về nội dung, công tác chốt sổ, biểu mẫu báo cáo và hệ thống sổ sách. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:
- Đơn vị chưa tiến hành kiểm kê TSCĐ định kỳ theo quy định. Điều này chứng tỏ công tác quản lý tài sản chưa tốt, dễ gây thất thoát tài sản hoặc không đánh giá chính xác tình trạng thực tế của TSCĐ vì có khi trên sổ sách kế toán TSCĐ vẫn còn giá trị nhưng thực tế thì TSCĐ đó đã hư hỏng và hết giá trị sử dụng hoặc ngược lại trên thực tế TSCĐ đang sử dụng nhưng không thể hiện trên sổ sách kế toán.
- Công việc kiểm quỹ tiền mặt các đơn vị chỉ thực hiện vào cuối năm nhưng theo quy định thì phải thực hiện định kỳ vào cuối tháng và có thể thực hiện đột xuất khi có yêu cầu. Điều này khó kiểm soát được lượng tiền thực tế và dễ thất thoát tiền của Nhà nước.
- Về hệ thống báo cáo tài chính: Tuy lập báo cáo tài chính đúng biểu mẫu và đúng quy định tuy nhiên còn nặng tính pháp lý, thuyết minh báo cáo còn đơn giản, chưa đưa ra được các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Về công tác ứng dụng CNTT công tác kế toán: đơn vị vẫn sử dụng phần mềm kế toán Imas 8.0 trong khi các đơn vị khác đã nâng cấp lên Imas 9.2 nên
73
chương trình kế toán thường bị lỗi số liệu, gây khó khăn khi lập báo cáo cuối kỳ hoặc khi đã qua năm tài chính khác.