6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu
Trong thời gian qua, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành kịp thời các văn bản, chế độ nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách, góp phần cải cách nền tài chính quốc gia. Đặc điểm hoạt động của đơn vị có những đặc thù riêng nên công tác kế toán đòi hỏi phải được tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí nhà nước cấp và nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh; công tác kế toán yêu cầu phải được theo dõi chi tiết từng hoạt động thu chi. Do đó hoàn thiện công tác kế toán đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị là cần thiết và kịp thời nhằm tổ chức, sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn thu.
3.1.2. Hoàn thiện công tác kế toán trên cơ sở phù hợp với đặc thù của đơn vị đơn vị
Mỗi đơn vị thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau đều mang những nét đặc thù riêng và có yêu cầu quản lý riêng. Trong cùng một lĩnh vực, tùy quy mô, đặc điểm hoạt động của các đơn vị cũng có những nét riêng. Do đó nghiên cứu và hoàn thiện công tác kế toán phải căn cứ vào những đặc điểm riêng đó để phù hợp với yêu cầu thực tế.
Với cơ chế quản lý tài chính được quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã tạo điều kiện cho các đơn vị HCSN chủ động trong hoạt động của mình. Bên cạnh việc trao quyền tự chủ là vấn đề tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính kế toán, để công tác kế toán vừa phản ánh trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng các nguồn thu, phân tích sâu sắc các hoạt động kinh tế, từ đó nâng cao kết quả hoạt động của đơn vị.
80
Mặt khác do thông tin tài chính, kế toán, cơ chế quản lý tài chính hiện nay áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng còn nhiều bất cập từ quan điểm đến tổ chức thực hiện. Bởi những quan điểm chưa rõ ràng, phù hợp trên mà công tác kế toán tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu chưa chặt chẽ và hợp lý. Điều đó càng làm cho cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với đơn vị này trong giai đoạn hiện nay không phát huy được tác dụng, không đảm bảo nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước đồng thời thúc đẩy đơn vị phát triển.
Xuất phát từ cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán kết hợp với nghiên cứu thực tiễn hoạt động để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, cơ chế chính sách kinh tế và nhu cầu của đơn vị là yêu cầu căn bản của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu. Để công tác kế toán thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp, tức là sự hoàn thiện này phải hướng đến tính phù hợp với đặc điểm hoạt động sự nghiệp, hoạt động dịch vụ, đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô hoạt động của các đơn vị. Có sự phù hợp về tổng thể hoạt động của đơn vị, những giải pháp hoàn thiện mới thực sự phát huy tác dụng.
3.2. NỘI DUNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU
3.2.1 Hoàn thiện công tác trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước
Năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán, cùng với đó, các cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) cũng thay đổi như Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) thay thế Luật NSNN năm 2002; Luật phí, lệ phí thay thế Pháp lệnh Phí, lệ phí 2001… Vì vậy, chế độ kế toán HCSN cũng phải sửa đổi để phù hợp với sự đổi mới của cơ chế tài chính, ngân sách và lập báo cáo tài chính (BCTC) theo Luật Kế toán.
Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán HCSN thay thế cho Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC.
81
Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng cho: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành.
Hiện nay, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu là đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên nên việc hoàn thiện công tác kế toán phải bám sát các quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể là thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC về các nội dung: Danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ bắt buộc; Danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán; Danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán; Danh mục mẫu báo cáo, phương pháp lập và trình bày BCTC, báo cáo quyết toán NSNN của các đơn vị.
Đồng thời thực hiện việc chuyển số dư các tài khoản từ hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC sang hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC theo hướng dẫn tại Công văn số 16098/BTC-CĐKT ngày 28/11/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chuyển số dư từ hệ thống TK cũ sang hệ thống TK mới.
3.2.2 Hoàn thiện công tác lập và chấp hành dự toán tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu quận Liên Chiểu
a. Hoàn thiện công tác lập và chấp hành dự toán đối với hoạt động nhiệm vụ được giao
Trong điều kiện cụ thể ở các đơn vị sự nghiệp của Việt Nam hiện nay, phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ vẫn là phương pháp được sử dụng rộng rãi. Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu là đơn vị sự nghiệp có thu nên ngoài lập dự toán thu – chi nguồn kinh phí NSNN, cần phải lập dự toán thu, chi dịch vụ khám chữa bệnh sát với thực tế khiển khai hoạt động trong năm.
Do vậy, kế toán đơn vị khi lập dự toán phải bám sát căn cứ sau để xây dựng dự toán:
- Chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ công tác được giao trong năm kế hoạch.
82
- Biên chế, quỹ tiền lương được duyệt.
- Số giường bệnh kế hoạch được duyệt và định mức giường bệnh.
- Các chính sách, tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định . - Các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp II, các hướng dẫn của của Sở Tài chính đối với đơn vị dự toán cấp II …
Việc lập dự toán chi ngân sách phải lập theo hai nội dung riêng biệt, đó là kinh phí thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ. Trong đó, kinh phí tự chủ cũng được lập theo 3 nội dung riêng biệt: Kinh phí hệ điều trị, kinh phí hệ dự phòng và kinh phí hệ xã, phường (các trạm y tế). Khi kiểm tra phải kiểm tra từng phần theo dự toán kinh phí thực hiện chế độ tự chủ và dự toán phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ. Trên cơ sở đó, cơ quan cấp trên sẽ dựa vào chênh lệch giữa phần chi lớn hơn thu để giao dự toán cho đơn vị.
Trong khâu chấp hành dự toán:
Để kiểm soát việc chấp hành tốt dự toán cấp trên giao cũng là cơ sở để xây dựng dự toán cho năm kế tiếp. Khi nhận được Quyết định phân bổ dự toán từ cấp trên, đơn vị nên thiết kế Bảng kế hoạch thực hiện cho từng quý chi tiết cho từng nguồn thu, chi tiết từng nội dung chi để kiểm soát chi cho phù hợp, tránh trường hợp chi thừa, thiếu, vượt định mức cho các khoản chi dẫn đến sử dụng nguồn không phù hợp, hiệu quả. Đây cũng là cơ sở để đơn vị làm căn cứ xây dựng dự toán cho năm kế tiếp. Biểu mẫu như sau:
Bảng 3.1 - Kế hoạch thực hiện dự toán ngân sách giao
T T Nội dung Dự toán giao Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Đánh giá/nguyên nhân
Quý I QuýII ..… Quý I ..…
Phần thu Nguồn NSNN Nguồn Viện phí Nguồn BHYT Nguồn khác Phần chi
83 T T Nội dung Dự toán giao Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Đánh giá/nguyên nhân
Quý I QuýII ..… Quý I ..…
Chi cho con người Mục 6000 Mục 6050 …. Chi hành chính Mục Chi nghiệp vụ chuyên môn Mục 7001 ….. Chi mua sắm, sữa chữa TSCĐ Mục 9051 .... Chi khác Mục 7799 ....
Trong khâu quyết toán: Phải thực hiện lập báo cáo quyết toán kinh phí và tình hình sử dụng kinh phí thật đầy đủ, đúng thời gian quy định, phải làm tốt công tác chỉnh lý quyết toán để xác định số thực thu, thực chi ngân sách nhằm nâng cao tính chính xác số liệu thu, chi được phản ánh trong quyết toán.
b. Hoàn thiện công tác lập và chấp hành dự toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Hàng năm, đơn vị nên xây dựng Dự toán thu, chi đối với hoạt động sản xuất, dịch vụ và đánh giá kết quả thực hiện trong năm so với dự toán đã xây dựng nhằm kiểm soát và cân đối nguồn thu dịch vụ, bổ sung nguồn kinh phí, trích lập quỹ đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp, tạo thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhằm góp
84
phần cải thiện đời sống cho cán bộ viên chức. Từ đó giúp ban lãnh đạo đánh giá được tác động của việc thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với bệnh nhân và bệnh viện cả trên góc độ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
Bảng 3.2 - Dự toán thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Nội dung Ước tính Thực hiện
Tổng sổ tiền dịch vụ thu được Tổng chi phí phát sinh bao gồm:
- Vật tư tiêu hao dùng cho thiết bị - Chi phí cho người trực tiếp thực hiện - Chi phí cho quản lý thiết bị
- Tiền điện, nước, văn phòng phẩm
- Chi phí khấu hao TSCĐ (nếu đơn vị thực hiện liên doanh, liên kết)
- Thuế giá trị gia tăng
- Các khoản chi khác (chi trả lãi vay, tiền thuê nhà, tiếp thị…)
- Chi phí thuế thu nhập Chênh lệch thu chi trong kỳ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Phân phối chênh lệch thu chi
-Bổ sung nguồn kinh phí (thực hiện theo hướng dẫn tại nghị định 16)
- Chia lợi nhuận cho CBNV góp vốn theo tỷ lệ ((nếu đơn vị thực hiện liên doanh, liên kết)
- Bổ sung quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
3.2.3 Hoàn thiện công tác kế toán tại các phần hành
* Hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao
a. Kế toán nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao
* Lập, tiếp nhận chứng từ
Nguồn thu tại Bệnh viện ngày càng tăng, vì vậy cần xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ phù hợp, kịp thời đối với việc thu viện phí tại đơn vị để tăng cường kiểm soát nguồn thu
85
Đối với bệnh nhân nội trú, quy trình luân chuyển hoàn thiện như sau:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ khái quát trình tự luân chuyển chứng từ nghiệp vụ thu viện phí nội trú. Cụ thể gồm 6 bước sau:
Bước 1: Nhân viên thu tiền lập phiếu thu tạm ứng viện phí đối với bệnh nhân vào điều trị nội trú hoặc lập biên lai thu tiền viện phí điều trị cho những bệnh nhân đang điều trị nội trú sau khi đã hoàn trả số tiền đã tạm ứng khi vào viện ban đầu
Bước 2: Cuối ca trực nhân viên thu viện phí tổng hợp toàn bộ chứng từ lập Bảng kê nộp tiền viện phí (phụ lục 1)
Bước 3: Chuyển Bảng kê viện phí nội trú đến kế toán viện phí để kiểm tra và đến kế toán lập phiếu thu trên cơ sở bảng tổng hợp số tiền thu được trong ngày (phụ lục 2 và phụ lục 3) hoặc lập phiếu chi trên cơ sở bảng tổng hợp thoái trả (phụ lục 4)
Bước 4: Thủ quỹ thu tiền nhập quỹ tiền mặt trên bảng tổng hợp
Bước 5: Kế toán thanh toán tập hợp, kiểm tra, phân loại chứng từ để ghi sổ kế toán Bệnh nhân Nhân viên thu viện phí Nộp tiền Lập phiếu thu tạm ứng hoặc biên lai Bảng kê thu viện phí nội trú Kế toán viện phí Kế toán tiền mặt Phiếu thu Thu tiền Thủ quỹ Kế toán thanh toán
86
Đối với Bệnh nhân ngoại trú, quy trình luân chuyển hoàn thiện như sau:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ trên khái quát trình tự luân chuyển chứng từ nghiệp vụ thu tiền viện phí ngoại trú.
Cụ thể 6 bước sau:
Bước 1: Dựa trên chỉ định của bác sĩ khám bênh, người bệnh nộp tiền
Bước 2: Nhân viên thu tiền viện phí lập biên lai thu tiền viện phí cho bệnh nhân như khám bệnh, chụp chiếu, xét nghiệm,…
Bước 3: Cuối ca trực, nhân viên thu tiền tổng hợp chứng từ vào bảng kê làm căn cứ để kế toán tiền mặt lập phiếu thu tiền và nộp tiền cho thủ quỹ
Bước 4: Dựa vào bảng kê của các ca trực, kế toán tiền mặt lập phiếu thu Bước 5: Thủ quỹ thu tiền nhập quỹ tiền mặt
Bước 6: Kế toán thanh toán tập hợp, kiểm tra, phân loại chứng từ để ghi sổ kế toán
Vì số lượng chứng từ thu lớn nên việc lập và tiếp nhận chứng từ phải được thực hiện hàng ngày, tránh tình trạng quá tải không thể kiểm tra đối chiếu nên dễ dẫn đến sai sót trong quá trình ghi chép.
- Nguồn viện phí và nguồn dịch vụ được kế toán theo dõi trên bảng tổng hợp thu viện phí, tuy nhiên chưa có sự tách bạch giữa nguồn thu viện phí và nguồn dịch vụ. Vì vậy, kế toán nên thiết kế riêng bảng tổng hợp nguồn viện phí và dịch vụ.
* Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán
Nguồn kinh phí tại đơn vị bao gồm nguồn kinh phí NSNN giao và nguồn thu Bệnh nhân Nộp tiền Nhân viên thu viện phí Lập biên lai Kế toán tiền mặt Bảng kê thu VP ngoại trú Phiếu thu Thu tiền Kế toán
87
dịch vụ khám chữa bệnh tại đơn vị. Tuy nhiên, việc ghi nhận nguồn thu tại đơn vị còn lúng túng, kế toán ghi nhận nguồn thu chưa đúng bản chất và chưa đủ. Để hoàn thiện việc ghi nhận nguồn thu đúng và đủ, kế toán cần xác định cơ sở để ghi nhận và phản ánh vào sổ sách kịp thời như sau:
- Cơ sở để ghi nhận nguồn thu viện phí là Biên lai thu viện phí kết hợp với bảng tổng hợp thu viện phí. Trước khi ghi nhận nguồn thu viện phí, kế toán cần phải đối chiếu khớp số liệu giữa biên lai và bảng tổng hợp, nhằm tránh trường hợp ghi nhận nguồn thu thiếu hoặc thừa.
- Việc ghi nhận nguồn thu BHYT một cách chính xác sẽ góp phần theo dõi được nguồn thu BHYT và tình hình công nợ đối với cơ quan BHXH, tác giả xin đề xuất phương án phản ánh nguồn thu BHYT vào sổ sách như sau:
+ Căn cứ vào bảng thống kê quyết toán với cơ quan BHXH Nợ TK 3118/Có TK 511
+ Khi có biên bản thanh lý giữa đơn vị và cơ quan BHXH Nợ TK 511/Có TK 46121
Nợ TK 511/Có TK 3118-phần chênh lệch giảm do bị xuất toán.
+ Khi cơ quan BHXH chuyển tiền ứng trước hoặc tiền còn lại sau khi có biên bản thanh lý giữa đơn vị và cơ quan BHXH
Nợ TK 1121/ Có TK 3118