6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
2.3.2 Những tồn tại
* Về công tác quản lý tài chính tại đơn vị
- Về phương pháp lập dự toán tại đơn vị vẫn theo phương pháp truyền thống tức là căn cứ vào số liệu của năm liền trước sau đó điều chỉnh tăng theo tỷ lệ tăng trưởng chung mà chưa có sự phối hợp với các bộ phận chuyên môn và không có thuyết minh cụ thể về căn cứ tính toán, từ đó dẫn đến việc lập dự toán không sát với thực tế, có khi nhiệm vụ chi năm kế hoạch không phát sinh nhưng vẫn đưa vào dự toán. Đặc biệt, đơn vị đã phát sinh hoạt động thu dịch vụ nhưng đơn vị đã không xây dựng dự toán thu chi để phân tích đánh giá kết quả thực hiện.
75
* Về công tác kế toán
- Về việc lập và tiếp nhận chứng từ đối với từng phần hành kế toán cụ thể như sau: + Phần hành kế toán nguồn kinh phí: Quy trình luân chuyển chứng từ đối với nguồn thu viện phí, BHYT chưa chặt chẽ, luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận còn chậm dẫn đến việc kiểm soát các nguồn thu phí gặp khó khăn. Bảng tổng hợp thu viện phí tại bệnh viện được thiết kế bao gồm thu viện phí và các hoạt động khám chữa bệnh dịch vụ, không tách bạch dẫn đến khó khăn trong việc theo dõi, quản lý.
+ Phần hành kế toán chi kinh phí: Một số chứng từ chi được lập mà không tập hợp đủ chứng từ gốc đính kèm ( các chứng từ chi từ nguồn quỹ phú lợi), các chứng từ được phân loại, sắp xếp và lưu trữ chưa khoa học. Dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu lại số liệu khi làm quyết toán.
+ Phần hành kế toán vật tư: Quy trình nhập, xuất dược tại đơn vị chưa khép kín vì chưa có sự đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận kế toán, thống kê dược và kế toán dược chưa thực hiện nhiệm vụ theo dõi việc xuất sử dụng trực tiếp cho bệnh nhân, chỉ theo dõi xuất dược cho các khoa, phòng.
+ Phần hành kế toán TSCĐ: Lưu trữ hồ sơ chưa khoa học, không lưu riêng hồ sơ theo dõi TSCĐ dẫn đến khó khăn trong việc theo dõi, kiểm tra khi cần thiết.
+ Phần hành kế toán dịch vụ: đơn vị chưa thực hiện đúng các thủ tục theo quy định về việc thực hiện hoạt động dịch vụ
- Về phản ánh nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách kế toán
+ Phần hành kế toán chi kinh phí: một số các khoản chi từ nguồn thu phí phản ánh không đúng nguồn, còn bị chồng chéo và trùng lắp giữa các nguồn dẫn đến phán ánh thông tin tài chính bị sai lệch. Đặc biệt, số quyết toán thuốc, vật tư, hóa chất trên TK 661 (mục 7001) không khớp với số xuất trên bảng báo cáo dược, do giữa bộ phận kế toán và bộ phận dược không có sự đối chiếu số liệu thường xuyên. Vì đây là khoản mục chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đơn vị và cũng là căn cứ để trích nguồn cải cách tiền lương của đơn vị (Theo thông tư 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017,
76
trong đó hướng dẫn riêng ngành y tế để lại 35%, sau khi trừ thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế để trích tạo nguồn cải cách tiền lương). Kế toán vẫn còn lúng túng trong việc phản ánh số xuất thuốc, vật tư, hóa chất... vào sổ sách theo từng nguồn sử dụng.
+ Phần hành kế toán vật tư: Việc theo dõi và phản ánh giá trị nguyên vật liệu vào sổ sách còn bị lúng túng nên số liệu giữa sổ sách và kiểm kê thực tế tại kho bị chênh lệch. Kế toán không lập Bảng tổng hợp chi tiết nguyên, vật liệu theo mẫu S23-H.
+ Phần hành kế toán TSCĐ: Kế toán ghi tăng TSCĐ không tuân theo Quyết định số 162/2014/QĐ-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước, dẫn đến công cụ dụng cụ được hạch toán tăng TSCĐ: bàn ghế, điện thoại...., một số TSCĐ đã hết thời gian tính hao mòn nhưng vẫn tính tiếp tục tính hao mòn mà không thanh lý. Kế toán không mở sổ tài sản cố định, chỉ mở sổ theo dõi TSCĐ cho từng khoa phòng bằng thủ công.
+ Phần hành kế toán dịch vụ:
Thứ nhất, Kế toán chưa phản ánh đầy đủ nguồn thu dịch vụ vào sổ sách như
nguồn thu cho thuê mặt bằng và nguồn thu dịch vụ tiêm chủng.
Thứ hai, Kế toán đã sử dụng tài khoản không đúng nội dung, bản chất và
không mở tài khoản riêng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan như các khoản thu từ dịch vụ khám chữa bệnh, đơn vị sử dụng TK 5111- chi tiết nguồn viện phí để phản ánh nghiệp vụ, chưa tách bạch khoản chi sự nghiệp và chi dịch vụ. Mọi khoản chi đều hạch toán vào TK 661- chi hoạt động gây khó khăn trong việc quản lý các khoản chi và không tính toán, phân tích, đánh giá riêng được kết quả của từng hoạt động
- Về lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán: báo cáo tài chính tại đơn vị chỉ mang tính chất báo cáo mà chưa đi sâu vào thuyết minh, phân tích tình hình sử dụng kinh phí, chưa chỉ ra kết quả đạt được, vướng mắc trong quá trình điều hành, sử dụng kinh phí. Báo cáo chủ yếu phục vụ cung cấp thông tin kế toán tài chính mà
77
không quan tâm tới nhu cầu thông tin phục vụ quản trị nội bộ. Trong điều kiện bệnh viện chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, nhu cầu thông tin phục vụ kế toán quản trị là có phát sinh và sẽ ngày càng trở nên cần thiết. Chính vì thế, đây là vấn đề cần được nghiên cứu và tổ chức vận dụng trong thực tế.
- Bên cạnh những tồn tại trong các vấn đề chính tại Trung tâm Y tế như: cơ chế quản lý tài chính, công tác tổ chức kế toán về lập, tiếp nhận chứng từ, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách, lập báo cáo tài chính thì đơn vị còn tồn tại trong việc tổ chức các phần hành kế toán chưa khoa học, còn chồng chéo do hạn chế về đội ngũ kế toán. Kế toán tại đơn vị chỉ thực hiện làm công tác kế toán tài chính mà chưa đi sâu vào việc phân tích, kế toán quản trị dẫn đến khả năng tham mưu cho lãnh đạo về lập kế hoạch, dự toán hàng năm sẽ thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Tình trạng ứng dụng CNTT còn rời rạc, chưa kịp thời với sự phát triển, mỗi bộ phận sử dụng một hay nhiều phần mềm khác nhau dẫn đến thiếu sự liên kết thông tin giữa các bộ phận như phần mềm kế toán và phần mềm quản lý dược. Từ đó không có sự đối chiếu, kiểm tra chéo giữa các bộ phận. Dẫn đến sai sót trong việc báo cáo.
78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tổ chức công tác kế toán có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý của mọi đơn vị. Để tạo cơ sở cho công tác kế toán, chương hai của Luận văn đã mô tả thực trạng cơ chế quản lý tài chính của đơn vị trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và công tác kế toán tại một số phần hành chủ yếu về việc lập, tiếp nhận chứng từ; phản ảnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách. Có thể nhận thấy trong quá trình hoạt động, tổ chức công tác kế toán đã phần nào đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin tài chính trung thực và có tác động tích cực đến công tác quản lý tài chính của đơn vị. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác kế toán cần phải khắc phục để đáp ứng ngày càng tốt hơn với cơ chế tự chủ về tài chính khi chuẩn bị năm 2018, cơ chế về tài chính đối với sự nghiệp y tế có nhiều thay đổi tiến tới tự chủ tài chính về chi thường xuyên.
Qua nghiên cứu lý luận, thực tế tại đơn vị, luận văn xin bàn về những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị trong thời gian sắp tới.
79
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU