Triết học Mác-Lênin (TM01001, 4TC, bắt buộc) Mục tiêu của học phần

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 35 - 44)

V. Sinh viên thuyết

1. Triết học Mác-Lênin (TM01001, 4TC, bắt buộc) Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần

Học phần Triết học Mác – Lênin góp phần cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng của Triết học Mác – Lênin. Trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản, người học có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào nghiên cứu các khoa học khác cũng như nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề trong đời sống khách quan, toàn diện và đúng đắn hơn.

Chuẩn đầu ra

CĐR 1. Hiểu biết cơ bản về đối tượng của triết học, vai trò của triết học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng trong đời sống xã hội.

CĐR 2. Phân tích được các nội dung lý luận cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Vật chất - ý thức, Phép biện chứng duy vật, Lý luận nhận thức.

CĐR 3. Phân tích được các nội dung lý luận cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử: Hình thái kinh tế – xã hội, Giai cấp – dân tộc, Nhà nước và cách mạng xã hội, Ý thức xã hội, Vấn đề con người.

CĐR 4. Vận dụng được lý luận và các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nhận thức và hoạt động thực tiễn.

CĐR 5. Kỹ năng tư duy cá nhân:

+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản biện các vấn đề từ tiếp cận triết học;

+ Tư duy sáng tạo (nhìn nhận vấn đề và đưa ra những giải pháp cho vấn đề từ góc độ mới, khung tham chiếu mới, không rập khuôn, sáo mòn); tư duy hệ thống.

CĐR 6. Kỹ năng mềm:

+ Thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian, lập kế hoạch,... + Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

+ Có niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn.

+ Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

+ Yêu nước, Trung thực, có tinh thần trách nhiệm

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Triết học Mác - Lênin góp phần trang bị cho người học những tri thức cơ bản, cốt loi của triết học, với những nội dung chủ yếu:

- Giới thiệu chung về triết học và vai trò của triết học trong đời sống;

- Những nội dung cơ bản của triết học Mác – Lênin, như: Vật chất và ý thức, Phép biện chứng duy vật, Lý luận nhận thức, Hình thái kinh tế - xã hội, Giai cấp và dân tộc, Nhà nước và cách mạng xã hội, Ý thức xã hội, Vấn đề con người.

Với những nội dung trên, học phần góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học cho sinh viên.

2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KT01001, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Học phần này nhằm trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu về bản chất kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản và những vấn đề KTCT của thời kỳ quá độ lên CNXH; nhằm giúp người học nhận diện đúng về bản chất của chủ nghĩa tư bản và những nhiệm vụ kinh tế chính trị cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN; đánh giá đúng vị trí của chủ nghĩa tư bản và chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của nó cũng như thái độ ứng xử của chúng ta trong quan hệ với các nước tư bản trong thời đại ngày nay để có được lợi ích cao nhất trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Chuẩn đầu ra

CĐR1 : Trình bày được các khái niệm cơ bản của học thuyết giá trị (SX HH ; HH ; TT ; giá trị, giá trị sử dung, giá trị trao đổi) ; học thuyết giá trị thặng dư (tư bản, giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi nhuận bình quân, tư bản bất biến, tư bản khả biến ; TB tài

chính, XK tư bản….) ; các khái niệm liên quan đến những vấn đề KTCT của thời kỳ quá độ lên CNXH

CĐR2 : Chỉ ro những điều kiện ra đời của SXHH và ptsx TBCN cũng như các quy luật kinh tế cơ bản điều tiết nền kinh tế trong các giai đoạn phát triển của CNTB, hiểu ro bản chất của những hiện tượng kinh tế, xã hội của CNTB và thời kỳ quá độ lên CNXH

CĐR3 : Biết sử dụng kiến thức và các phương pháp để phân tích, bình luận và đánh giá về những vấn đề kinh tế chính trị của CNTB và thời kỳ quá độ lên CNXH. Phân tích nội dung và tác động của các quy luật kinh tế trong CNTB và thời kỳ quá độ lên CNXH

CĐR4 : Phân tích đánh giá về những vấn đề thực tiễn của nền kinh tế thế giới hiện nay trong sự so sánh, tổng hợp để rút ra đặc trưng kinh tế của nền kinh tế thị trường qua các giai đoạn của CNTB và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

CĐR5 : Đánh giá được vai trò của nền kinh tế và CNTB và thời kỳ quá độ lên CNXH từ đó chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của lịch sử.

CĐR6 : Học viên cần có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết, trình bày, thuyết trình một vấn đề khoa học trong nội dung học phần ; xác định ro tâm thế học tập, nghiên cứu, nghiêm túc tích cực trong việc cộng tác với giảng viên và các học viên khác để làm ro các vấn đề khoa học đặt ra từ đó tạo được sự say mê và khả năng độc lập trong nghiên cứu khoa học. Đồng thời, cũng cần có thái độ tích cực, không bàng quan với các vấn đề thực tế, ủng hộ và đóng góp cho sự nghiệp hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Tóm tắt nội dung học phần : Trong hệ thống các môn học được giảng dạy ở các trường

cao đẳng đại học , KTCT là môn khoa học cơ bản . Nó cung cấp cho người học một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản, bao gồm:

- Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và KTCT nói riêng

- Lịch sử hình thành và phát triển khoa học kinh tế

- Hệ thống quy luật, phạm trù kinh tế , của kinh tế thị trường

- Hệ thống lý luận của học thuyết giá trị thặng dư và nền KTTBCN qua 2 giai đoạn phát triển

- Nội dung cơ bản đường lối và chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Từ đó từ đó người học nắm được thực tại và xu thế vận động của lịch sử hiện đại và sự phát triển của các quan hệ kinh tế- chính trị trong thời đại toàn cầu hóa, có thái độ ứng xử tích cực trong thực tế.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN01001, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên nắm được những tri thức của CNXHKH; hiểu được các quy luật và các tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình ra đời, phát triển hình thái kinh tế - xã hội XHCN – CSCN. Từ hiểu biết đó, sinh viên có thái độ tin tưởng, ủng hộ cũng như tích cực, tự giác trong hành động thực tiễn nhằm góp phần thực hiện thành công cách mạng XHCN – con đường mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu được tương đối đầy đủ và logic lý luận CNXHKH

CĐR2: Biết liên hệ và vận dụng được các tri thức lý luận CNXHKH với các vấn đề chính trị – xã hội tương ứng.

CĐR3: Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử với các tình huống chính tri – xã hội cơ bản; kỹ năng tuyên truyền

CĐR4: Luận giải, bảo vệ được các chủ trường, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trên cơ sở nguyên tắc của CNXHKH trong các vấn đề chính trị - xã hội cơ bản.

CĐR5: Có thái độ tôn trọng quy luật khách quan; ý thức tích cực, chủ động và trách nhiệm trong việc phát huy vai trò của cá nhân với cộng đồng và sự nghiệp cách mạng của đất nước

Tóm tắt nội dung học phần

và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; các vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

4. Lịch sử ĐCS Việt Nam (LS01001, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học sẽ có kiến thức cơ bản quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), về quá trình Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ giành độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước (1945-1975), quá trình Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghãi xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018) và những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng. Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, vận dụng vào việc nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn, nâng cao ý thức công dân và trách nhiệm của người làm khoa học với công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu hoàn cảnh lịch sử, vai trò lãnh đạo của Đảng từ khi thành lập năm 1930 đến nay

CĐR2: Vận dụng các quan điểm của Đảng về đấu tranh giành độc lập dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới, để phân tích phản biện và giải quyết các vấn đề liên quan tơi sự lãnh đạo của Đảng trong thực tế.

CĐR3: Phân tích, lý giải, đánh giá quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghãi xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới.

CĐR4: Đề xuất những ý tưởng, giải pháp, kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên thực tế CĐR5: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện về các vấn đề liên quan tới quan điểm, chủ trương, vai trò lãnh đạo của Đảng

CĐR6: Xây dựng mối quan hệ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu độc lập, tư duy hệ thống, kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt trong hoạt động.

CĐR7: Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập, có ý thức công dân và trách nhiệm của người làm khoa học với công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước

Tóm tắt nội dung học phần

Những kiến thức chuyên sâu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm: Hoàn cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; quá trình vận động thành lâp Đảng; những kiến thức cơ bản và có hệ thống về quan điểm, chủ trương, vai trò lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng; những bài học kinh nghiệm về quá trình lãnh đạo của Đảng từ khi Đảng ra đời năm 1930 cho đến nay

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh (TH01001, 2TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản về hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng qua các giai đoạn cách mạng. Có kỹ năng phân tích, vận dụngcác quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh và đánh giá sự kiện chính trị-xã hội theo hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó giúp sinh viên nhận thức sâu sắc được vai trò, giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam và công cuộc đổi mới hiện nay.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu, có khả năng phân tích các sự kiện về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh

CĐR2: Phân tích được tư tưởng Hồ Chí Minh về: Dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chủ nghĩa xã hội, đảng, nhà nước, đoàn kết, văn hoá, đạo đức, con người qua các tác phẩm, lời nói, hành động thực tiễn của Người và các nguồn tư liệu khác

CĐR3: Vận dụng được hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề: Dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chủ nghĩa xã hội, đảng, nhà nước, đoàn kết, văn hoá, đạo đức,

con người... trong công tác và đời sống.

CĐR4: Phân tích, đánh giá có phản biện hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại và xu hướng tương lai

CĐR5: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh CĐR6: Xây dựng mối quan hệ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm; có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn

CĐR7: Có thái độ tích cực, chủ động, có trách nhiệm và trung thực…

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương phap nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn học; về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tê; về nhân văn, đạo đức, văn hóa và sự vận dụng qua các giai đoạn cách mạng.

6. Pháp luật đại cương (NP01001, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên nhận thức ro những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, về phòng, chống tham nhũng; Có kiến thức tổng hợp về nhà nước và pháp luật Việt Nam; đánh giá được mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay; Phát hiện những vấn đề chưa hoàn thiện của pháp luật Việt Nam với thực tiễn. Trên cơ sở đó, có thể đề xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu, giải thích được bản chất và các khái niệm cơ bản về nhà nước, pháp luật

CĐR2: Vận dụng được các quy định pháp luật vào một số vấn đề cơ bản trong cá lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

CĐR3: Xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thực thi pháp luật và phòng, chống tham nhũng.

CĐR4: Đánh giá được việc thực hiện pháp luật, phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

CĐR5: Đề xuất được những cách thức, biện pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tham nhũng.

CĐR6: Có kỹ năng giao tiếp, trình bày một nội dung cụ về nhà nước, pháp luật, về phòng, chống tham nhũng.

CĐR7: Xây dựng mối quan hệ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm, trong quá trình trải nghiệm.

CĐR8: Có thái độ tích cực, chủ động, có trách nhiệm và trong việc phản ánh bản chất, chức năng của nhà nước và pháp luật nói chung; phản ánh nội dung, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và thực hiện pháp luật ở Việt Nam nói riêng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần bao gồm các vấn đề lý luận về nhà nước, pháp luật nói chung, nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng như nguồn gốc, bản chất, chức năng, kiểu, hình thức; một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam; nội dung cơ bản về phòng chống tham nhũng

7. Chính trị học (CT01001, 2TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

chính trị với lịch sử ra đời, đối tượng nghiên cứu, chức năng và phương pháp nghiên cứu của khoa học này cùng những quy luật, nguyên lý cơ bản chi phối đời sống chính trị; Vai

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 35 - 44)

w