Đối ngoại công chúng (QT02601, 3TC, tự chọn) Mục tiêu của học phần

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 108 - 120)

C. Khối kiến thức ngành

44. Đối ngoại công chúng (QT02601, 3TC, tự chọn) Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về đối ngoại công chúng như khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, cách phân loại, công cụ và mô hình hoạt động của đối ngoại công chúng. Từ lý thuyết, sinh viên sẽ được giới thiệu và áp dụng phân tích chính sách đối ngoại công chúng của một số nước trên thế giới và Việt Nam, từ đó có cái nhìn so sánh và rút ra được những bài học kinh nghiệm về đối ngoại công chúng. Bên cạnh đó, học phần cũng giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn về đối ngoại công chúng nói chung và chính sách đối ngoại công chúng của Đảng, Nhà nước ta nói riêng.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu được bản chất và các khái niệm cơ bản về đối ngoại công chúng, xác định được chủ thể và đối tượng của đối ngoại công chúng

CĐR2:Hiểu được những lý thuyết cơ bản có liên quan tới đối ngoại công chúng CĐR3: Phân biệt được các công cụ, các hoạt động của đối ngoại công chúng, từ đó phân loại được các mô hình đối ngoại công chúng và phân biệt được đối ngoại công chúng với những mô hình tương đương

CĐR4: Thông qua điều tra thực tế có thể phân tích hiện trạng hoạt động và dự báo về tương lai triển khai đối ngoại công chúng dựa trên mối quan hệ của các chủ thể với nhau

CĐR5: Phân tích và đánh giá được việc thực hiện chính sách đối ngoại công chúng của một số quốc gia thông qua những nghiên cứu trường hợp cụ thể

CĐR6: Có kỹ năng tìm kiếm tư liệu, giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề liên quan tới đối ngoại công chúng

CĐR7: Có kỹ năng lên kế hoạch cho một hoạt động đối ngoại công chúng cụ thể CĐR8: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực.

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học gồm những kiến thức cơ bản, có hệ thống về đối ngoại công chúng và hoạt động đối ngoại đối ngoại công chúng như cơ sở của hoạt động đối ngoại công chúng; cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đối ngoại công chúng của thế giới và Việt Nam; hoạt động đối ngoại công chúng qua các thời kỳ trước khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, thời kỳ đổi mới đất nước, phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng và một số bài học kinh nghiệm.

45. Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại (QT02611, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về phát ngôn đối ngoại, nghệ thuật phát ngôn đối ngoại, các thao tác từ chuẩn bị nội dung đến tiến hành phát ngôn đối ngoại. Từ đó, giúp người học nhận thức, hình thành kỹ năng chuẩn bị và thực hiện một bài phát ngôn trong họp báo đối ngoại, cũng như khả năng xử lý các câu hỏi, tình huống phát sinh trong hoạt động phát ngôn đối ngoại.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Phân tích và đánh giá được bản chất và các khái niệm cơ bản về phát ngôn, phát ngôn đối ngoại nghệ thuật phát ngôn đối ngoại, đặc điểm, tích chất, sự khác biệt của các hình thức phát ngôn đối ngoại; vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với việc thực hiện chính sách đối ngoại và thực tiễn hoạt động phát ngôn đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

CĐR2: Vận dụng thành thạo các kỹ năng xây dựng, thực hiện bài phát ngôn và trả lời phỏng vấn báo chí các loại hình báo chí trong họp báo đối ngoại

CĐR3: Có kỹ năng ứng biến, xử lý các tình huống thực tế trong lĩnh vực phát ngôn đối ngoại

CĐR4: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

Môn học gồm các nội dung cơ bản và hệ thống về nghệ thuật phát ngôn đối ngoại, bao gồm: khái niệm, chủ thể, đặc điểm, vai trò, các hình thức của phát ngôn đối ngoại; các văn bản pháp luật quy định về phát ngôn và phát ngôn đối ngoại; cách thức chuẩn bị và xây dựng nội dung một bài phát ngôn đối ngoại; kỹ năng thực hiện phát ngôn đối ngoại: phát ngôn trong họp báo đối ngoại, kỹ năng xử lý các câu hỏi trong họp báo đối ngoại, phát ngôn và trả lời phỏng vấn các thể loại báo chí đối ngoại.

46. Quan hệ quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (QT02708, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về các vấn đề quan hệ quốc tế, các chủ thể tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và cục diện của khu vực này theo quá trình lịch sử từ Chiến tranh Lạnh cho tới ngày nay. Học phần hình thành các kỹ năng phân tích và đánh giá các vấn đề quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, từ đó nâng cao năng lực và nhận thức về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với khu vực này với tư cách là một trong những thành viên có vị trí và vai trò quan trọng trong khu vực.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu được bản chất và các khái niệm cơ bản về khu vực và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các lý thuyết quan hệ quốc tế có thể áp dụng trong nghiên cứu khu vực này, các yếu tố lịch sử tác động tới khu vực

CĐR2: Phân tích được đặc điểm cục diện khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay thông qua những chính sách của các chủ thể trong khu vực, từ đó đưa ra triển vọng hợp tác trong khu vực thời gian tới

CĐR3: Đánh giá được vai trò của các chủ thể quốc gia, phi quốc gia, của các cơ chế đa phương trong quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương

CĐR4: Vận dụng được các quy luật trong quan hệ quốc tế tại khu vực để phân tích, xử lý cũng như dự báo các vấn đề đang diễn ra và sẽ xảy ra trong tương lai tại châu Á – Thái Bình Dương

CĐR5: hân tích và đánh giá được việc thực hiện cũng như thay đổi các chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương

CĐR6: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương

CĐR7: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học gồm các nội dung cơ bản, hệ thống và toàn diện về bản chất quan hệ quốc tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương như một số khái niệm về khu vực, tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu quan hệ quốc tế ở khu vực này; chính sách châu Á - Thái Bình Dương của một số chủ thể là các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga…; các cơ chế hợp tác đa phương về kinh tế, an ninh, văn hóa xã hội trong khu vực thông qua các tổ chức, diễn đàn… quốc tế; chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

47. Các tổ chức quốc tế (QT02711, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và hoạt động của một số tổ chức chính trị và kinh tế quốc tế chủ yếu trên thế giới; hiểu ro vai trò, ảnh hưởng của những tổ chức này đối với đời sống quan hệ quốc tế và Việt Nam. Học phần hình thành cho sinh viên kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá những thành công, hạn chế của các tổ chức quốc tế trong quá trình hình thành và phát triển, từ đó đưa ra các xu hướng vận động cũng như các biện pháp cải tổ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức có hoạt động liên quan trực tiếp đến Việt Nam.

CĐR1: Trình bày được về quá trình hình thành và hoạt động của các tổ chức chính trị và kinh tế quốc tế chủ yếu trên thế giới.

CĐR2: Hiểu ro vai trò, ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế đối với đời sống quan hệ quốc tế và Việt Nam.

CĐR3: Phân tích và đánh giá được những thành công và hạn chế của các tổ chức quốc tế trong quá trình hình thành và phát triển.

CĐR4: Vận dụng kiến thức về các tổ chức quốc tế để đưa ra các xu hướng vận động cũng như các biện pháp cải tổ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức có hoạt động liên quan trực tiếp đến Việt Nam.

CĐR5: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các tổ chức quốc tế

CĐR6: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng lãnh đạ và dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực.

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học bao gồm lý luận chung về các tổ chức quốc tế; những kiến thức cơ bản và hệ thống về một số tổ chức quốc tế và khu vực như Liên hiệp quốc (UN), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Ngoài ra, hoạt động các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam cũng được giới thiệu trong môn học này.

48. Quản trị truyền thông quốc tế (QT02625, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Môn học nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản, có hệ thống về quản trị truyền thông trong thời đại toàn cầu hóa. Từ các lý thuyết truyền thông quốc tế và những kiến thức đã học, học viên biết gắn với thực tế quản trị hiện nay trên thế giới. Từ đó đi sâu tìm hiểu các kỹ năng quản trị truyền thông của các quốc gia trên thế giới, một số quốc gia tiêu biểu.

Đặc biệt đối với nhà báo trong thời đại toàn cầu hóa có những yêu cầu phù hợp để quản trị các hoạt độngbáo chí truyền thông đối ngoại thuộc các loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử. Người học nắm vững nguyên tắc và sử dụng các nguyên tắc trong quản trị truyền thông quốc tế, quản trị truyền thông cho doanh nghiệp hiện nay.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu và nắm vững hệ thống cơ bản về những vấn đề chung về quản lý truyền thông bao gồm khái niệm, các yếu tố và cách thức quản lý truyền thông, bản chất của quản lý, các nguyên tắc quản lý

CĐR2: Hiểu và nắm vững một cách cơ bản hệ thống về quản trị truyền thông ở Việt Nam và trên thế giới bao gồm vai trò quản trị, một số lý thuyết truyền thông

CĐR3: Vận dụng linh hoạt quản trị truyền thông trong truyền thông toàn cầu, lịch sử quản trị truyền thông quốc tế, quản trị truyền thông đại chúng ở các quốc gia lớn trên thế giới

CĐR4: Có kỹ năng tổ chức, giao tiếp, trình bày, làm việc nhóm và tư duy hệ thống; Kỹ năng ứng biến, xử lý các tình huống thực tế trong quản trị truyền thông quốc tế

CĐR5: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học gồm các nội dung cơ bản và hệ thống về kỹ năng sáng tạo và quản trị sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực truyền thông nghe nhìn (điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, v...v...). Năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông như nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, lập kế hoạch truyền thông, marketing và triển khai hiệu quả kế hoạch. Kỹ năng giao tiếp, trình bày đa phương tiện, quản lý dự án, quản trị các nguồn lực.

49. Kinh tế đối ngoại Việt Nam (QT02801, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế của Việt Nam, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thương mại dịch vụ tại Việt Nam. Học phần hình thành cho sinh viên kỹ năng phân tích thị trường hàng hóa và thị trường ngoại hối, giúp sinh viên nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu được những vấn đề chung về Kinh tế đối ngoại, chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam và thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

CĐR2: Trình bày cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam tại một số thị trường chủ yếu

CĐR3: Phân tích tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam CĐR4: Phân tích thị trường ngoại hối Việt Nam

CĐR5: Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam

CĐR6: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, hợp tác trong làm việc nhóm CĐR7: Có thái độ tích cực, chủ động, có trách nhiệm và trung thực

Môn học bao gồm những nội dung tổng quan về kinh tế đối ngoại Việt Nam; ngoại thương Việt Nam; thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái; quá trình Việt Nam hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới; thương mại dịch vụ; khủng hoảng tài chính thế giới và tác động của nó đối với kinh tế Việt Nam; đầu tư quốc tế tại Việt Nam.

50. Những vấn đề toàn cầu (QT02618, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng phân tích, đánh giá được những vấn đề toàn cầu đề cập đến trong môn học trên ba phương diện chính: thực trạng, nguyên nhân nảy sinh, phát triển và khả năng giải quyết. Học phần giúp sinh viên phát triển kỹ năng quan sát, tổng hợp, làm việc nhóm và thuyết trình; đồng thời giúp sinh viên nâng cao thái độ tiếp nhận vấn đề một cách tự tin, hiểu biết và quan tâm đến những vấn đề chung của xã hội.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Đánh giá được các nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển của những vấn đề toàn cầu.

CĐR2: Phân tích được thực trạng những vấn đề toàn cầu đề cập đến trong môn học CĐR3: Phân tích được các nguyên nhân nảy sinh, phát triển của những vấn đề toàn cầu đề cập đến trong môn học.

CĐR4: Đánh giá được các khả năng giải quyết những vấn đề toàn cầu được đề cập trong môn học.

CĐR5: Có kỹ năng quan sát, tổng hợp, làm việc nhóm và thuyết trình về những vấn đề toàn cầu trên ba phương diện chính: thực trạng, nguyên nhân nảy sinh, phát triển và khả năng giải quyết.

CĐR6: Có thái độ tiếp nhận vấn đề một cách tự tin, hiểu biết và quan tâm đến những vấn đề chung của xã hội

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học bao gồm những kiến thức cơ bản và hệ thống trên ba phương diện chính: thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp cho một số vấn đề toàn cầu như: chiến tranh -

hòa bình, khủng bố và tội phạm quốc tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dân số, dịch bệnh, đói nghèo.

50. Tiếng Anh chuyên ngành (1) (QT02619, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về tiếng Anh chuyên ngành và các sự kiện quan hệ quốc tế đương đại thông qua báo chí quốc tế. Học phần hình thành các kỹ năng ứng dụng tiếng Anh chuyên ngành vào giao tiếp trên lớp, kỹ năng thực hành đọc hiểu báo chí quốc tế, nâng cao năng lực và nhận thức về các vấn đề quan hệ quốc tế, hình thành niềm yêu thích, sự tự tin khi giao tiếp và học tập bằng tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế và báo chí.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Về kỹ năng Nghe: Hiểu được chủ đề nghe CĐR2: Về kỹ năng Nghe: Hiểu được cấu trúc bài nghe

CĐR3: Về kỹ năng Nghe: Vận dụng kỹ năng để chép lại nội dung được nghe

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 108 - 120)