Lý luận quan hệ quốc tế (QT03561, 3TC, bắt buộc) Mục tiêu của học phần

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 101 - 108)

C. Khối kiến thức ngành

38. Lý luận quan hệ quốc tế (QT03561, 3TC, bắt buộc) Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học sẽ hiểu được các kiến thức cơ bản về lý luận quan hệ quốc tế: Khái niệm, chủ thể, đối tượng, phương pháp nghiên cứu; Qúa trình hình thành các trường phái lý thuyết nghiên cứu quan hệ quốc tế: Trường phái Mác-xít, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa kiến tạo, chủ nghĩa vị nữ; Các vấn đề cơ bản trong nghiên cứu quan hệ quốc tế: hệ thống quốc tế, trật tự thế giới, cục diện thế giới, quyền lực trong quan hệ quốc tế, các công cụ trong quan hệ quốc tế xung đột và chiến tranh trong quan hệ quốc tế, hợp tác và hội nhập trong quan hệ quốc tế. Người học có khả năng vận dụng những kiến thức lý luận về quan hệ quốc tế, lý giải, phân tích các sự kiện quốc tế, mỗi cách tiếp cận quan hệ quốc tế của mỗi trường phái lý thuyết khác nhau giúp người học có cách nhìn đa chiều với các vấn đề trung tâm của quan hệ quốc tế, hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề quan hệ quốc tế; có nhận thức đúng đắn về một số vấn đề quan hệ quốc tế cơ bản trong giai đoạn hiện nay.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Người học nhớ và hiểu được kiến thức cơ bản về lý luận quan hệ quốc tế: Khái niệm, chủ thể, đối tượng, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế; Qúa trình hình

thành các trường phái lý thuyết nghiên cứu quan hệ quốc tế: Trường phái Mác-xít, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa vị nữ

CĐR2: Hiểu ro các nội dung cơ bản trong nghiên cứu quan hệ quốc tế: chủ thể quan hệ quốc; hệ thống quốc tế, quyền lực trong quan hệ quốc tế, công cụ trong quan hệ quốc tế, xung đột và chiến tranh trong quan hệ quốc tế, hợp tác và hội nhập trong quan hệ quốc tế.

CĐR3: Hiểu được vấn đề cơ bản của quốc gia trong quan hệ quốc tế: quyền lực, lợi ích quốc gia, sức mạnh quốc gia, chủ quyền quốc gia, quyền và nghĩa vụ quốc gia, lý giải được những vấn đề quan hệ quốc tế, vai trò của nước lớn trong quan hệ quốc tế. Vận dụng các kiến thức lý thuyết quan hệ quốc tế trong tiếp cận nghiên cứu, phân tích vấn đề, sự kiện quan hệ quốc tế cụ thể.

CĐR4: Người học có khả năng vận dụng những kiến thức lý luận về quan hệ quốc tế, lý giải, phân tích các sự kiện quốc tế, hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề quan hệ quốc tế.

CĐR5: Hiểu ro những vấn đề cơ bản về quan hệ quốc tế với những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích cơ bản của quốc gia và mỗi con người. Nâng cao nhận thức, phương pháp luận, nhận thức luận nghiên cứu quan hệ quốc tế.

CĐR6: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề quan hệ quốc tế. Hình thành năng lực nghiên cứu độc lập những diễn biến của tình hình quốc tế.

CĐR7: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong lớp, có trách nhiệm và trung thực trong quá trình học tập, kiểm tra đánh giá, làm việc nhóm.

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học hàm chứa những kiến thức cơ bản và hệ thống lý luận quan hệ quốc tế: Khái niệm, chủ thể, đối tượng, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế; Qúa trình hình thành các trường phái lý thuyết nghiên cứu quan hệ quốc tế: Trường phái Mác-xít, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa kiến tạo, chủ nghĩa vị nữ; Các vấn đề cơ bản trong nghiên cứu quan hệ quốc tế: hệ thống quốc tế, trật tự thế giới, cục diện thế giới, chủ thể quan hệ quốc tế, quyền lực trong quan hệ quốc tế, các công cụ trong quan hệ quốc tế xung đột và chiến tranh trong quan hệ quốc tế, hợp tác và hội nhập trong quan hệ quốc tế. 39. Thông tin đối ngoại Việt Nam (QT02607, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Học phần nhằm trang bị tri thức cơ bản, có hệ thống về thông tin đối ngoại và hoạt động thông tin đối ngoại, cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác thông tin đối ngoại Việt Nam, trên cơ sở đó giúp người học nhận thức đúng đắn và củng cố niềm tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện công tác thông tin đối ngoại ở Việt nam hiện nay.

CĐR1: Hiểu được bản chất và các khái niệm và những vần đề cơ bản của môn học: nội dung, đối tượng, địa bàn, lực lượng, phương châm hoạt động thông tin đối ngoại; quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về thông tin đối ngoại.

CĐR2: Phân tích được đặc điểm, sự khác biệt về nội dung, phương châm, lực lượng thực hiện công tác thông tin đối ngoại đối với các đối tượng khác nhau của công tác thông tin đối ngoại; đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại hình báo chí, truyền thông trong công tác thông tin đối ngoại.

CĐR3: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và việc thực hiện công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và yêu cầu đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ mới.

CĐR4: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần gồm những điểm cơ bản về thông tin đối ngoại như khái niệm, tầm quan trọng, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về thông tin đối ngoại; nội dung, đối tượng, địa bàn, lực lượng, phương châm hoạt động thông tin đối ngoại; hoạt động thông tin đối ngoại đối với nhân dân, chính phủ các nước, đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đối với người nước ngoài ở Việt Nam; hoạt động truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thông tin đối ngoại; và yêu cầu đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ mới.

40. Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam (QT02615, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử ngoại giao Việt Nam qua các giai đoạn chính từ thời dựng nước đến trước năm 1945 và đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Học phần giúp sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tổng hợp sự kiện, xây dựng và trình bày

một bài thuyết trình chuyên đề hiệu quả. Trên cơ sở đó, sinh viên biết ghi nhận, quan tâm đến lịch sử ngoại giao của Việt Nam và biết cách tiếp nhận, giải thích, cũng như có thái độ ứng xử phù hợp với những tình huống quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Đánh giá được những điểm đặc trưng và đồng nhất của ngoại giao Việt Nam qua các giai đoạn chính từ thời dựng nước đến trước năm 1945.

CĐR2: Phân tích được nền tảng quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia liên quan và phương thức ngoại giao Việt Nam sử dụng trong điều phối các mối quan hệ này.

CĐR3: Đánh giá được những điểm đặc trưng và đồng nhất của chính sách đối ngoại Việt Nam qua các giai đoạn chính kể từ năm 1945 đến nay.

CĐR4: Phân tích được tác động từ các yếu tố trong nước và quốc tế đến việc hình thành chính sách đối ngoại Việt Nam.

CĐR5: Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tổng hợp sự kiện, xây dựng và trình bày một bài thuyết trình chuyên đề hiệu quả.

CĐR6: Có thái độ quan tâm nghiêm túc đến lịch sử ngoại giao của Việt Nam và biết cách tiếp nhận, giải thích, cũng như có thái độ ứng xử phù hợp với những tình huống quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay.

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học bao gồm những kiến thức khái quát và cơ bản nhất về lịch sử ngoại giao Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến trước năm 1945 và những kiến thức hệ thống, chuyên sâu về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử (từ năm 1945 đến nay).

41. Chính sách đối ngoại một số nước trên thế giới (QT02617, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

đối ngoại một số nước trên thế giới và quan hệ của những nước đó với Việt Nam. Học phần góp phần hình thành các kỹ năng phân tích và đánh giá cơ sở lý luận chính sách đối ngoại, kiến thức về quá trình phát triển, nội dung chính sách đối ngoại của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Liên bang Nga, Cộng hoà Pháp, Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Nhật Bản, Cộng hoà Ấn Độ, các nước ASEAN và Liên minh châu Âu EU cũng như đặc điểm và triển vọng quan hệ giữa các nước nêu trên với Việt Nam, giúp người học phát triển kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích chính sách và nhìn nhận vấn đề cục diện thế giới một cách toàn diện.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Phân tích được đối tượng, phương pháp nghiên cứu của chính sách đối ngoại, đồng thời hiểu được cơ sở lý luận về chính sách đối ngoại bao gồm các khái niệm cơ bản, các đặc trưng, mối quan hệ giữa chính sách đối ngoại và chính sách đối nội, các yếu tố tác động đến hình thành chính sách, cũng như các phương tiện, biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại.

CĐR2: Phân tích được đặc điểm tự nhiên, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội của các quốc gia nghiên cứu (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản) và sự ảnh hưởng của các yếu tố đó tới việc hoạch định chính sách đối ngoại.

CĐR3: Phân tích và đánh giá được quan hệ đối ngoại của các nước và khu vực với Việt Nam hiện nay.

CĐR4: Đánh giá được quá trình phát triển chiến lược đối ngoại của các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

CĐR5: Vận dụng được cơ sở lý luận về chính sách đối ngoại để giải thích được chính sách đối ngoại của các nước/khu vực đã học với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới hiện nay, để phân tích phản biện và hình thành khả năng dự báo chiều hướng thực thi chính sách đối ngoại của các nước và khu vực hiện nay

CĐR7: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học gồm các nội dung cơ bản và mang tính hệ thống về chính sách đối ngoại một số nước trên thế giới và quan hệ của những nước đó với Việt Nam. Gồm các phần về cơ sở lý luận về chính sách đối ngoại, kiến thức về quá trình phát triển, nội dung chính sách đối ngoại của Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Liên bang Nga, Cộng hoà Pháp, Vương quốc Anh, CH Liên bang Đức, Nhật Bản, Cộng hoà Ấn Độ, Liên minh châu Âu và quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN, đặc điểm, triển vọng quan hệ giữa các nước nêu trên với Việt Nam.

42. Cơ sở truyền thông quốc tế (QT02606, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Môn học nhằm trang bị và cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về hệ thống truyền thông quốc tế từ lịch sử hình thành, xu hướng phát triển của báo chí thế giới, diện mạo, đặc điểm của báo chí một số nước, một số khu vực cũng như phương thức vận hành, quản lý của các cơ quan báo chí – truyền thông toàn cầu.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu và nắm vững những tri thức cơ bản về hệ thống truyền thông quốc tế từ lịch sử hình thành, xu hướng phát triển của báo chí thế giới, diện mạo, đặc điểm của báo chí một số nước, một số khu vực cũng như phương thức vận hành, quản lý của các cơ quan báo chí – truyền thông toàn cầu.

CĐR2: Hiểu và vận dụng linh hoạt các kỹ năng phân tích về các vấn đề và xu hướng truyền thông toàn cầu trong thời kỳ toàn cầu hoá.

CĐR3: Có kỹ năng và lối tư duy làm báo và truyền thông hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông quốc tế

CĐR4: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

CĐR5: Hiểu và phân tích báo chí truyền thông ở một số nước, một số khu vực cũng như các chủ thể truyền thông quốc tế khác

CĐR6: Hiểu và vận dụng linh hoạt các kỹ năng phân tích về thông điệp và công chúng truyền thông quốc tế và các vấn đề của truyền thông toàn cầu trong thời kỳ toàn cầu hoá.

Tóm tắt nội dung học phần

Trang bị hệ thống khái niệm, các kiến thức và kỹ năng cơ bản, có hệ thống về truyền thông quốc tế, về lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình, vị trí, vai trò của từng loại hình trong hệ thống truyền thông quốc tế. Nắm được các đặc điểm về các chủ thể, kênh, công chúng… trong hoạt động truyền thông quốc tế. Tìm hiểu thực trạng truyền thông quốc tế ở một số quốc gia, một số tổ chức quốc tế… trên thế giới.

43. Thực tế chính trị - xã hội (QT02702, 2TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ có được hiểu biết và có trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng thực tế về chính trị xã hội ở Việt nam. Sinh viên tìm hiểu tình hình thực tế tại các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu được cách thức thực hiện nhiệm vụ quan hệ quốc tế trong thực tiễn hoạt động của đơn vị thực tế.

CĐR2: Vận dụng bước đầu các lý thuyết và các tri thức về quan hệ quốc tế, truyền thông quốc tế vào thực tế hệ thống chính trị - xã hội.

CĐR3: Đánh giá bước đầu hiệu quả/chất lượng các hoạt động đối ngoại và truyền thông quốc tế trong hệ thống chính trị - xã hội.

CĐR4: Hiểu được các kỹ năng cần có của việc làm trong lĩnh vực Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế.

CĐR5: Tuân thủ quy định về vị trí việc làm và vai trò trách nhiệm khi làm việc ở cơ quan trong hệ thống chính trị xã hội

CĐR6: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm tiếp cận hệ thống chính trị xã hội, có kỹ năng, có trách nhiệm và trung thực khi tham gia vào hệ thống chính trị - xã hội ở Việt Nam và quốc tế

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần tổ chức cho sinh viên tiếp cận tình hình chính trị - xã hội và hoạt động của hệ thống chính trị ở trung ương và địa phương.

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w