Tâm lý học đại cương (TG 01006, 2TC, tự chọn)

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 52 - 82)

V. Sinh viên thuyết

15. Tâm lý học đại cương (TG 01006, 2TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Kết thúc học phần, sinh viên hiểu được bản chất của những tri thức Tâm lý học cơ bản. Đồng thời, sinh viên có khả năng vận dụng những kiến thức về tâm lý người để giải quyết những vấn đề liên quan đến con người trong thực tiễn cuộc sống nói chung và hoạt động nghề nghiệp nói riêng.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu ro bản chất của hiện tượng tâm lý người, các quy luật và cơ chế hình thành, phát triển các hiện tượng tâm lý người. Ứng xử khéo léo, có hiệu quả trong các tình huống nghề nghiệp và cuộc sống phù hợp với đặc điểm tâm lý của đối tượng.

CĐR2: Đánh giá được vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý. Trên cơ sở đó, thiết kế các hoạt động phù hợp cho sự hình thành các đặc điểm tâm lý cần thiết.

CĐR3: Phân tích được mối quan hệ giữa các mặt hoạt động tâm lý cơ bản của cá nhân (Nhận thức- Tình cảm- Ý chí) và biết cách rèn luyện bản thân.

CĐR4: Xác định đúng vai trò của các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Trên cơ sở đó xây dựng được các biện pháp tác động phù hợp cho sự phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội.

CĐR5: Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, kỹ năng phân tích- tổng hợp.

CĐR6: Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân; Có mong muốn áp dụng những tri thức tâm lý trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp tương lai.

Tóm tắt nội dung học phần

Tâm lý học đại cương là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý cá nhân. Nội dung của học phần gồm 7 chương bao gồm những kiến thức cơ bản về bản chất hiện tượng tâm lý người, quy luật và các cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý như nhận thức, tình cảm, ý chí của cá nhân. Đặc biệt, học phần này còn giúp chúng ta hiểu ro hơn

về khái niệm nhân cách, các thành tố trong cấu trúc nhân cách và con đường hình thành và phát triển nhân cách.

16. Tiếng Việt thực hành (ĐC 01001, 2TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Việt nói chung và kỹ năng nói/ viết tiếng Việt trong lĩnh vực báo chí truyền thông và lý luận chính trị nói chung và trong từng chuyên ngành nói riêng. Học phần hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng ngôn ngữ; kỹ năng khai thác từ ngữ dân tộc trong giao tiếp và công việc; kỹ năng sáng tạo ngôn ngữ/ văn bản. Bên cạnh đó, học phần giúp sinh viên rèn luyện thái độ nghiêm túc đối với tiếng nói quốc gia.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Trình bày được bản chất, các khái niệm và các nguyên tắc cơ bản về văn bản, chủ đề, đoạn văn, lập luận, từ, câu, chính tả; các cách phân loại lập luận, từ, câu; bản chất và nguyên tắc chữa lỗi về ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau (từ, câu, đoạn văn) với các mức độ/ yêu cầu sửa, chữa lỗi về ngôn từ khác nhau.

CĐR2: Hiểu được kiến thức về từ, câu, văn bản để chỉnh sửa lỗi cho văn bản ở các cấp độ ngôn ngữ và chữa lỗi ở các loại hình văn bản khác nhau.

CĐR3: Vận dụng được kiến thức ngôn ngữ lập đề cương cho văn bản; hoàn thiện văn bản; kỹ năng sửa, chữa lỗi ngôn ngữ; kỹ năng biên tập ngôn ngữ cho các loại văn bản

CĐR4: So sánh và phân biệt được sự khác biệt trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói/ đời thường và ngôn ngữ viết/ thành văn để có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình khi làm việc

CĐR5: Xây dựng mối quan hệ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm CĐR6: Có thái độ tích cực, chủ động, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Nội dung học phần những tri thức cơ bản và khái quát về văn bản, cách tạo lập văn bản, các vấn đề ngôn ngữ trong báo chí - truyền thông; các kỹ năng xử lý ngôn từ trong văn bản.

17. Quan hệ công chúng và Quảng cáo (QQ02101, 2TC, tự chọn) Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về quan hệ công chúng (PR) và quảng cáo, bao gồm cơ sở lý luận, các lý thuyết cơ bản, các mô hình truyền thông được sử dụng trong hai lĩnh vực này, các khái niệm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ. Sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản và phân biệt được các hoạt động quan hệ công chúng và các loại hình quảng cáo... Sinh viên được hình thành các kỹ năng phân tích và đánh giá một số hoạt động quan hệ công chúng cơ bản bao gồm các hoạt động quan hệ báo chí, các chiến dịch quan hệ công chúng và quảng cáo,... góp phần nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn khi ứng dụng vào thực tế.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Phân biệt được khái niệm quan hệ công chúng với quảng cáo, phân biệt quan hệ công chúng và quảng cáo với các loại hình khác như báo chí, xuất bản và quan hệ quốc tế.

CĐR2: Hiểu biết cơ bản về cơ sở lý thuyết và mô hình truyền thông được áp dụng trong lĩnh vực quan hệ công chúng và quảng cáo, các lý thuyết và mô hình quan hệ công chúng và quảng cáo.

CĐR3: Hiểu biết cơ bản về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của quan hệ công chúng và quảng cáo

CĐR4: Phân biệt một số sản phẩm truyền thông của các lĩnh vực quan hệ công chúng, quảng cáo, xuất bản và quan hệ quốc tế

CĐR5: Phân biệt được các hoạt động quan hệ công chúng và quảng cáo trên các loại hình, phương tiện truyền thông khác nhau.

CĐR6: Có kỹ năng lập kế hoạch quan hệ công chúng và quảng cáo

CĐR 7: Có kỹ năng giao tiếp như: làm việc nhóm, thuyết trình, tự nhiên cứu, tư duy chiến lược, tư duy hệ thống và tư duy phản biện

CĐR8: Có thái độ tích cực trong việc xác định tầm quan trọng của kiến thức tổng quan và các hoạt động về quan hệ công chúng và quảng cáo, có ý thức tự nghiên cứu và tìm tài liệu.

Có tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm với kỹ năng trình bày sản phẩn trước lớp khi thực hành kỹ năng, phương pháp

Có thái độ đúng đắn đối với môn học cũng như việc rèn luyện những kỹ năng, phương pháp cơ bản phục vụ công việc khi tham gia quá trình lập kế hoạch quan hệ công chúng và quảng cáo trong hoạt động nghề nghiệp.

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần trang bị cho người học hệ thống lý thuyết cơ bản về quan hệ công chúng và quảng cáo, các mô hình truyền thông được sử dụng trong lĩnh vực này. Học phần bao gồm các kiến thức về: khái niệm, vai trò và chức năng của quan hệ công chúng và quảng cáo, mối quan hệ của các ngành nghề này với các ngành nghề khác trong lĩnh vực truyền thông, các hoạt động quan hệ công chúng, các loại hình quảng cáo, các bước lập kế hoạch truyền thông trong hoạt động quan hệ công chúng và quảng cáo.

18. Xã hội học đại cương (XH01001, 2TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi học xong môn học này sinh viên có thể có những kiến thức chung về bộ môn xã hội học: Đối tượng nghiên cứu, lịch sử hình thành, hệ thống khái niệm và lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, một số chuyên ngành nghiên cứu của xã hội học chuyên biệt. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng hợp, một cái nhìn toàn cảnh về môn học xã hội học làm cơ sở cho việc nghiên cứu các môn chuyên ngành.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu biết về cơ bản về bối cảnh ra đời, những người sáng lập, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của xã hội học, các khái niệm cơ bản

CĐR2: Hiểu biết cơ bản về đối tượng, nội dung nghiên cứu của một số chuyên ngành xã hội học

CĐR3: Hiểu biết cơ bản về các phương pháp nghiên cứu xã hội học

CĐR4: Vận dụng các kiến thức của môn học để nhận diện, phân tích một vấn đề, hiện tượng và quá trình xã hội thuộc đối tượng nghiên cứu của xã hội học

CĐR5: Vận dụng các kiến thức của môn học để thiết kế một đề cương nghiên cứu xã hội học về các chủ đề nông thôn, đô thị, gia đình và truyền thông đại chúng

CĐR6: Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu xã hội học trong thu thập thông tin

CĐR7: Có khả năng tổ chức, triển khai một nghiên cứu sử dụng tiếp cận xã hội học, khả năng làm việc theo nhóm, dẫn dắt một nhóm nghiên cứu

Tóm tắt nội dung môn học

Học phần này nằm trong học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Nội dung môn học này làm ro các kiến thức cơ bản liên quan đến bộ môn xã hội học như: Đối tượng nghiên cứu, lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, các khái niệm cơ bản của xã hội học; Các phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành điều tra xã hội học. Ngoài ra còn tìm hiểu các nội dung cần quan tâm của một số chuyên ngành nghiên cứu xã hội học như: xã hội học gia đình, xã hội học nông thôn – đô thị, xã hội học truyền thông đại chúng.

19. Tin học ứng dụng (ĐC01005, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu chung

Người học sau khi hoàn thành khóa học sẽ có những hiểu biết cơ bản về Công nghệ thông tin, những kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính, xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu. Sử dụng Internet để phục vụ công việc cụ thể.

Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức: Có kiến thức, hiểu biết về công nghệ thông tin, những chỉ lệnh về hệ điều hành, chương trình soạn thảo văn bản, bảng tính, trình chiếu, và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, có hiểu biết về hệ thống Internet, các lĩnh vực và ứng dụng từ Internet.

các loại văn bản. Lập bảng tính, tính toán thống kê tự động những nghiệp vụ cụ thể, lập báo cáo và có những thống kê cho bài toán quản lý. Tạo trình chiếu trong phục vụ công tác. Xây dựng cơ sở dữ liệu về một bài toán quản lý cụ thể, nhập và truy xuất dữ liệu theo yêu cầu, lập báo cáo thống kê công việc.

- Thái độ: Có tinh thần, thái độ nghiêm túc trong công việc, ứng dụng sự tích cực của công nghệ thông tin vào thực tiễn cuộc sống. Bảo vệ và xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của tập thể, đơn vị nơi công tác.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Nắm vững một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, hệ thống máy tính, hệ điều hành, các tiện ích ứng dụng văn phòng, hệ thống kết nối mạng và các ứng dụng cơ bản dựa trên nền tảng mạng Internet

CĐR2: Hoàn thiện, trang bị những hiểu biết những vấn đề Công nghệ Thông tin hiện nay.

CĐR3: Sử dụng thành thạo kỹ năng thực hành, làm việc với máy tính. Ứng dụng các tiện ích văn phòng vào công việc cụ thể về soạn thảo các văn bản, soạn thảo các bài trình chiếu, sử dụng bảng tính cho một công việc cụ thể cũng như xây dựng một cơ sở dữ liệu cho một bài toán quản lý, từ đó khai thác, sử dụng theo nghiệp vụ đề ra

CĐR4: Kỹ năng mềm:

- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập - Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu

- Kỹ năng tư duy hệ thống - Kỹ năng thuyết trình

- Kỹ năng thực hành bài tập ứng dụng - Kỹ năng triển khai vào hoạt động thực tiễn

CĐR5: Thái độ, phẩm chất đạo đức:

- Nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.

- Năng động, sáng tạo trong khám phá các vấn đề vận dụng tin học vào thực tế. - Sẵn sàng trình bày quan điểm cá nhân trước một sự kiện, vấn đề, chủ đề công nghệ

thông tin

Nội dung học phần

Môn học gồm 2 phần: Lý thuyết và Thực hành - Phần Lý thuyết: được chia làm 06 phần:

 Hiểu biết về CNTT cơ bản

 Sử dụng máy tính cơ bản

 Sử dụng Internet cơ bản

 Xử lý văn bản cơ bản bằng Microsoft Word

 Sử dụng bảng tính cơ bản bằng Microsoft Excel

 Sử dụng trình chiếu cơ bản bằng Microsoft PowerPoint - Phần Thực hành: yêu cầu sinh viên thảo luận, làm bài tập ứng dụng 20. Tiếng Anh học phần 1 (NN 01015, 4TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần:

Kết thúc chương trình tiếng Anh cơ bản 1, sinh viên có thể:

- Củng cố một số kiến thức cơ bản trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng - Rèn luyện có ý thức các kỹ năng tiếp nhận: nghe và đọc

- sử dụng các từ vựng, cấu trúc ngôn từ và kỹ năng giao tiếp một cách ro ràng, dễ hiểu trong giao tiếp hàng ngày theo văn phong phù hợp với ngữ cảnh;

- mở rộng vốn kiến thức nền liên quan đến các vấn đề của đời sống theo các chủ đề trong các đơn vị bài học;

trình bày (viết và nói) các nội dung thông tin đơn giản bằng tiếng Anh, tương đương cấp độ A2 khung châu Âu, hay bậc 2/6 KNLNNVN

Chuẩn đầu ra:

Ngữ âm

Kết thúc chương trình, sinh viên có thể:

- phân biệt cách phát âm chuẩn và không chuẩn; - phát âm đúng theo hệ thống phiên âm quốc tế.

- Giáo viên chủ động cung cấp cho người học sự khác nhau trong viết chính tả và phát âm Anh- Mỹ

Ngữ pháp

Kết thúc chương trình, sinh viên có thể:

- nắm vững vốn kiến thức ngữ pháp cơ bản như các cấu trúc câu (câu bị động, câu điều kiện, so sánh …), thời thể trong tiếng Anh (hiện tại, quá khứ, tương lai) để sử dụng trong các tình huống giao tiếp thông thường.

Từ vựng

Kết thúc chương trình, sinh viên có thể:

- có một vốn từ vựng đủ để thể hiện mình trong các tình huống giao tiếp về các chủ điểm quen thuộc như gia đình, sở thích, lĩnh vực quan tâm, công việc, du lịch, sự kiện đang diễn ra;

- nắm được cách cấu tạo và sử dụng các loại từ vựng như tính từ, trạng từ, đại từ, động từ tình thái, cụm động từ, cách kết hợp từ, quy tắc cấu tạo từ.

CĐR 2: Kỹ năng đọc

Kết thúc chương trình, sinh viên có thể:

- đọc hiểu những văn bản thông thường như quảng cáo, bảng biểu, thực đơn hoặc những văn bản chuyên ngành đơn giản thuộc lĩnh vực họ quan tâm;

- đọc lướt các văn bản tương đối dài (khoảng từ 250 đến 300 từ) để xác định thông tin cần tìm, tập hợp thông tin từ các phần của bài đọc hay từ các bài khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể được giao;

- đọc hiểu nội dung trong thư cá nhân miêu tả sự kiện, cảm xúc, mong muốn nhằm trao đổi thư với bạn bè nước ngoài;

- đọc hiểu và xác định cấu trúc của một đoạn văn trong tiếng Anh;

- đọc hiểu chi tiết những hướng dẫn sử dụng thiết bị kỹ thuật trong cuộc sống hàng ngày.

CĐR 3: Kỹ năng nghe

Kết thúc chương trình, sinh viên có thể:

- nghe hiểu ý chính được truyền tải trong những bài nói về những chủ đề quen thuộc trong đời sống hàng ngày, trong công việc, học tập, giải trí ..;

- nghe và nắm bắt được những nội dung chính các bài trình bày của sinh viên trong lớp theo chủ đề giáo viên giao;

- nghe hiểu hướng dẫn sử dụng các thiết bị kỹ thuật như các thiết bị gia dụng, công sở …

CĐR 4: Kỹ năng diễn đạt nói

Kết thúc chương trình, sinh viên có thể:

- thực hiện các cuộc hội thoại không chuẩn bị trước về những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như gia đình, sở thích, công việc, du lịch, sự kiện đang diễn ra; - sử dụng ngôn ngữ để giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình du lịch ở nơi

ngôn ngữ đó được sử dụng như đặt vé máy bay, đặt phòng, hỏi đường …;

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 52 - 82)

w