Xây dựng Đảng (XD01001, 2TC, bắt buộc)

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 44 - 52)

V. Sinh viên thuyết

8. Xây dựng Đảng (XD01001, 2TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của học thuyết của Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân; vai trò, nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức; nguyên tắc tổ chức, hệ thống tổ chức của Đảng; quan điểm và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật của Đảng; nội dung, quan điểm và phương thức công tác dân vận của Đảng; nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội. Học phần hình thành cho sinh viên kỹ năng phân tích và phản biện các vấn đề về xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và trình độ nhận thức, góp phần tham gia thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu và vận dụng được các nội dungcơ bản trong xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức; hệ thống tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên; kiểm tra, giám sát và khen thưởng, kỷ luật của Đảng; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội; công tác dân vận của Đảng.

CĐR2: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề xây dựng Đảng.

CĐR3: Xây dựng mối quan hệ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm; có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn.

CĐR4: Có thái độ tích cực, chủ động, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Nội dung học phần gồm: vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học; những vấn đề lý luận về xây dựng Đảng, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; các mặt xây dựng nội bộ Đảng (xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức); công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác dân vận của Đảng; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (TG01004, 2TC, bắt buộc) Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy và tham gia quản lý khoa học. Cụ thể là:

Sinh viên nắm được một cách cơ bản và hệ thống bản chất, đặc điểm, yêu cầu triển khai nghiên cứu một đề tài khoa học; Có khả năng vận dụng và kỹ năng cần thiết để chủ động, độc lập đề xuất, triển khai nghiên cứu một đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn.

Sinh viên có hứng thú, yêu thích khoa học; có thái độ tích cực trong nghiên cứu khoa học. Có tác phong, tinh thần làm việc khoa học.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu bản chất của khoa học và nghiên cứu khoa học; nắm vững quy trình, phương pháp nghiên cứu khoa học.

CĐR2: Vận dụng để xác định hệ thống phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu một đề tài nghiên cứu khoa học.

CĐR3: Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu trong một triển khai một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

CĐR4: Phân tích, đánh giá và phản biện khi tham gia các hoạt động khoa học. CĐR5: Có kỹ năng trình bày, bảo vệ được công trình nghiên cứu khoa học

CĐR6: Có thái độ tích cực trong nghiên cứu và tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp.

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần gồm các nội dung:

- Nhập môn phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: Đối tượng, nhiệm

vụ và phương pháp nghiên cứu môn học; Đặc điểm của nghiên cứu khoa học.

- Vấn đề nghiên cứu, xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu: Phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu; thẩm định vấn đề nghiên cứu; Các phương pháp xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.

- Đề tài nghiên cứu khoa học: Căn cứ lựa chọn một đề tài khoa học; xây dựng cơ sở lý

thuyết cho một đề tài khoa học; xây dựng đề cương nghiên cứu một đề tài khoa học.

- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; phương pháp và phân loại phương pháp nghiên cứu; một số phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

10. Cơ sở văn hoá Việt Nam (TT01002, 2TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam: diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam; giao lưu tiếp biến trong văn hóa Việt Nam; mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường, văn hóa tổ chức xã hội, văn hóa sinh hoạt vật chất,văn hóa sinh hoạt tinh thần.

Học phần giúp sinh viên hình thành và phát triển một bước kỹ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các hoạt động văn hóa trong đời sống.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu được bản chất và các khái niệm cơ bản về cơ sở văn hóa Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộcViệt Nam.

CĐR2: Vận dụng được các quan điểm của Đảng CSVN về phát triển văn hóa để phân tích phản biện và giải quyết các vấn đề liên quan tới cơ sở văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

CĐR3: Phân tích và đánh giá được tác động của kinh tế - xã hội đối với đặc trưng văn hóa Việt Nam

CĐR4: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề về văn hóa Việt Nam

CĐR5: Xây dựng mối quan hệ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm; có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn

CĐR6: Có thái độ tích cực, chủ động, có trách nhiệm và trung thực trong xây dựng, phát triển văn hóa

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về văn hóa Việt Nam: quá trình hình thành và phát triển, cấu trúc và các thành tố văn hóa; diễn trình lịch sử văn hóa; giao lưu và tiếp biến trong văn hóa Việt Nam; nội dung các thành tố văn hóa sinh hoạt vật chất và văn hóa sinh hoạt tinh thần trong cấu trúc văn hóa Việt Nam.

Học phần rèn luyện tư duy khái quát, kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề, phát huy tính năng động, tích cực chủ động của sinh viên.

11. Đạo đức học Mác – Lênin (TM01008, 2TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Học phần đạo đức học Mác – Lênin cung cấp những kiến thức cơ bản của đạo đức học như quy luật hình thành phát triển của đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học, các phẩm chất đạo đức cá nhân và các giá trị đạo đức truyền thống. Trên cơ sở đó, người học rút ra ý nghĩa, bài học để vận dụng vào thực tiễn nhằm điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người theo nguyên tắc hướng tới chân, thiện, mỹ.

CĐR 1. Hiểu về nguồn gốc, bản chất, chức năng của đạo đạo đức. Phân biệt được các

dạng đạo đức trong lịch sử và các hình thái ý thức xã hội.

CĐR 2. Trình bày hiểu biết về các nội dung cơ bản của đạo đức như khái niệm, phạm

trù, phẩm chất đạo đức (lấy ví dụ minh hoạ đã bao hàm trong kỹ năng hiểu, trình bày hiểu biết)

CĐR 3. Vận dụng tri thức đạo đức để phân tích, nhận định, đánh giá các tình huống,

vấn đề đạo đức trong thực tế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp.

CĐR 4. Kỹ năng mềm

+ Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập + Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu

+ Kỹ năng thuyết trình

CĐR 5. Về thái độ, phẩm chất đạo đức

- Nghiêm túc, hào hứng trong học tập và thực hành.

- Mong muốn vận dụng những lý thuyết vào giải quyết các tình huống đạo đức trong cuộc sống

- Trung thực, chính trực; cảm thông, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, hướng thiện… - Truyền bá tri thức môn học

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần giúp người học hiểu được quy luật, quá trình hình thành và phát triển của đạo đức học. Người học hiểu và phân biệt được các phạm trù cơ bản của đạo đức học như hạnh phúc, lẽ sống, thiện – ác.... và một số nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa, phẩm chất đạo đức cá nhân. Trên cơ sở đó giúp người học vận dụng tri thức vào nhận định, đánh giá các tình huống trong thực tiễn về mặt đạo đức.

Phần 2: Thực hành: Bài tập nhóm, bài tập tình huống, thực tế

12. Lôgic học (TM010007, 2TC, tự chọn)

Môn học cung cấp một số kiến thức logic căn bản như là phương tiện tối thiểu để rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy cho người học, giúp người học tư duy nhanh, chính xác, lập luận chặt, chứng minh, bác bỏ một cách thuyết phục, trình bày tư tưởng ngắn gọn, khúc chiết, ro ràng, mạch lạc, biết phát hiện những đúng, sai, tráo trở, ngụy biện trong tư duy, lập luận của người khác.

Chuẩn đầu ra

CĐR 1: Trình bày hiểu biết cơ bản về đối tượng của logic học, vai trò của logic học trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn.

CĐR 2: Vận dụng tri thức logic học để phân tích được các nội dung cơ bản của logic học hình thức và ý nghĩa về mặt phương pháp của các hình thức tư duy như: Khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, giả thuyết, cũng như của các quy luật của tư duy hình thức như: Quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật lý do đầy đủ.

CĐR 3: Phát triển kỹ năng lập luận; kỹ năng tư duy phản biện, phân tích và đánh giá các lập luận trên cơ sở vận dụng các quy tắc của tư duy đúng đắn.

CĐR 4: Kỹ năng tư duy cá nhân:

+ Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản biện các vấn đề từ tiếp cận logic học; + Kỹ năng tư duy sáng tạo (nhìn nhận vấn đề và đưa ra những giải pháp cho vấn đề từ góc độ mới, khung tham chiếu mới, không rập khuôn, sáo mòn); tư duy hệ thống.

CĐR 5: Kỹ năng mềm:

+ Kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian, lập kế hoạch,...

+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

CĐR 6:Thái độ.

Có được hứng thú, sự say mê môn học. Thấy được giá trị thực tiễn và sự ứng dụng của môn học. Có nhu cầu muốn được nghiên cứu tiếp những vấn đề liên quan đến môn học

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần gồm những nội dung chính sau:

Bài 1: Giới thiệu chung về Logic học hình thức, vai trò và đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức.

Bài 2: Khái niệm. Bài 3: Phán đoán.

Bài 4: Các quy luật logic Bài 5: Suy luận

Bài 6: Chứng minh và giả thuyết.

Phần 2: Thực hành

Các bài tập logic, bài tập nhóm.

13. Lý luận dạy học đại học (TG01003, 2TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên nắm vững các tri thức cơ bản của Lý luận dạy học đại học nhằm xác định đúng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học phù hợp, sử dụng có hiệu quả các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập. Trên cơ sở đó, sinh viên biết cách lập kế hoạch bài giảng thuộc chuyên ngành đào tạo, đồng thời nâng cao tình cảm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động dạy học.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu ro bản chất, nhiệm vụ của quá trình dạy học đại học nhằm xác định đúng vai trò của giảng viên và sinh viên.

CĐR2: Xác định được mối quan hệ của các yếu tố trong quá trình dạy học đại học. CĐR3: Xây dựng được phương hướng vận dụng các nguyên tắc dạy học ở đại học. CĐR4: Biết cách tinh giản nội dung dạy học (lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học).

đánh giá phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. CĐR6: Thiết kế được một kế hoạch bài giảng cụ thể.

CĐR7: Tự tin trình bày, tổ chức và điều khiển các hoạt động học tập trên lớp với tư cách là một giảng viên.

CĐR8: Có mong muốn trở thành giảng viên và nghiêm túc trong việc chuẩn bị và thực hiện hoạt động dạy học.

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần bao gồm những nội dung cơ bản, khái quát về Lý luận dạy học đại học: Bản chất của quá trình dạy học, các nguyên tắc dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra- đánh giá, lập kế hoạch dạy học. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng xác định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung và sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra- đánh giá phù hợp với mục tiêu dạy học cụ thể. Những kiến thức và kỹ năng này là nền tảng cơ bản cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu và học tập học phần Phương pháp giảng dạy môn chuyên ngành.

14. Lịch sử văn minh thế giới (TT01001, 2TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về các nền văn minh lớn của nhân loại trong tiến trình lịch sử. Trên cơ sở đó, người học nâng cao phông kiến thức về văn hoá thế giới trong hội nhập và phát triển để xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của lịch sử. Đây là những kiến thức cơ sở yêu cầu sinh viên tất cả các ngành khoa học xã hội cần phải nắm; đồng thời là kiến thức nền tảng để sinh viên chuyên ngành Văn hóa phát triển tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề khác của văn hóa.

Học phần giúp sinh viên hình thành và phát triển một bước kỹ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các hoạt động văn hóa trong đời sống.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu được bản chất và các khái niệm cơ bản về lịch sử văn minh thế giới, cấu trúc, chức năng của văn minh.

CĐR2: Hiểu được cơ sở hình thành của các nền văn minh thế giới và những đặc điểm riêng biệt của từng nền văn minh.

CĐR3: Phân tích và đánh giá được ảnh hưởng của các nền văn minh đối với thế giới và với văn hóa Việt Nam

CĐR4: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề về văn minh thế giới

CĐR5: Xây dựng mối quan hệ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm; có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn

CĐR6: Có thái độ tích cực, chủ động, có trách nhiệm và trung thực trong xây dựng, phát triển văn hóa

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của các nền văn minh nhân loại, ở các khu vực tiêu biểu trên thế giới qua các giai đoạn lịch sử, những thành tựu chính và giá trị của những nền văn minh đó. Giúp sinh viên có kiến thức để đối sánh với lịch sử phát triển của văn hoá Việt Nam. Sinh viên có nhận thức đúng và quan điểm nhân văn, quý trọng và giữ gìn những di sản văn hóa vật chất và tinh thần của các nền văn minh nhân loại. Biết lựa chọn và vận dụng những giá trị hữu ích vào việc hoàn thiện bản thân và xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Học phần cung cấp kỹ năng cho sinh viên trong việc nắm bắt, nhận thức một cách đúng đắn các môn học trong khối kiến thức cơ sở ngành cũng như trong khối kiến thức chuyên ngành Văn hóa học, để có khả năng hoạt động thực tiễn sau này. Rèn luyện tư duy

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 44 - 52)

w