Khoá luận và các học phần thay thế

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 134 - 137)

C. Khối kiến thức ngành

F. Khoá luận và các học phần thay thế

62. Khóa luận (QT04027, 6TC)

Mục tiêu của học phần

Sau khi làm xong khóa luận tốt nghiệp, người học sẽ có khả năng hình thành ý tưởng, về vấn đề nghiên cứu, biết cách tổng hợp và vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế trong thực tiễn

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Xác định được đề tài nghiên cứu khóa luận, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

CĐR2: Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học để tiến hành nghiên cứu khảo sát

CĐR3: Vận dung được lý thuyết nghiên cứu để giải quyết vấn đề nghiên cứu liên quan đến quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế

CĐR4: Có kỹ năng phân tích chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Khóa luận tốt nghiệp là một bài tập lớn – một công trình nghiên cứu khoa học cá nhân của người học về một trong những nội dung cơ bản của ngành quan hệ quốc tế.

63a.An ninh phi truyền thống (QT02712, 3TC, bắt buộc) Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về an ninh phi truyền thống như khái niệm, cơ sở xuất hiện các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đặc điểm, tác động và hướng giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống nói chung. Học phần góp phần hình thành bước đầu các kỹ năng đánh giá về một số vấn đề an ninh phi truyền thống nói chung; giúp người học có nhận thức và thái độ đúng đắn về những mối đe dọa an ninh phi truyền thống và hướng giải quyết chúng trên thế giới và Việt Nam hiện nay.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu được bản chất và các khái niệm an ninh phi truyền thống đặc điểm của an ninh phi truyền thống

CĐR2: Phân tích được một trong các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

CĐR3: Đánh giá được những tác động của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong quan hệ quốc tế

CĐR4: Hiểu được các hướng giải quyết một trong các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu

CĐR5: Vận dụng được một số hướng giải quyết một trong các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong việc giải quyết một trong các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

CĐR6: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề an ninh phi truyền thống CĐR7 Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong lớp, có trách nhiệm và trung thực

63b. Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế (QT02629, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Học phần nhằm trang bị tri thức cơ bản, có hệ thống về thông tin đối ngoại và hoạt động thông tin đối ngoại, giúp người học nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác thông tin đối ngoại Việt Nam, trên cơ sở đó góp phần nâng cao sự hiểu biết và củng cố niềm tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại. Học phần cũng trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản, có hệ thống về truyền thông quốc tế. Các lý thuyết truyền thông quốc tế gắn với thực tế hiện nay trên thế giới sẽ giúp sinh viên có một bức tranh về hệ thống truyền thông toàn cầu…

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Nắm được khái niệm thông tin đối ngoại, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về thông tin đối ngoại và hoạt động thông tin đối ngoại hiện nay.

CĐR2: Nắm được những điểm cơ bản (đối tượng, địa bàn, nội dung, lực lượng tiến hành, phương châm) của thông tin tin đối ngoại và kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong hoạt động thông tin đối ngoại.

CĐR3: Hiểu và nắm được địa bàn, nội dung, phương thức, lực lượng của công tác thông tin đối ngoại khác nhau cho những nhóm đối tượng đặc thù: Chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; người nước ngoài ở Việt Nam.

CĐR4: Hiểu và nắm được đặc điểm tình hình, bối cảnh trong nước và quốc tế, yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

CĐR5: Nắm vững khái niệm và mô hình, sự ra đời và lịch sử phát triển cũng như diện mạo và xu thế của truyền thông, truyền thông quốc tế… trong thời đại toàn cầu hóa.

CĐR6: Hiểu và vận dụng linh hoạt được những lý thuyết nghiên cứu ban đầu về nhóm công chúng - đối tượng, cách thức thiết kế thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông,

chuẩn bị tài liệu, thực hiện kế hoạch truyền thông và nghiên cứu phản hồi, kiểm tra, giám sát.

CĐR7: Nghiên cứu và phân tích các hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, Ngành, các Tỉnh, Thành phố…Hiểu và nắm vững điều kiện ra đời và phát triển, bản chất và các tập đoàn truyền thông đại chúng ở các quốc gia lớn trên thế giới, cách thức khai thác, sử dụng sản phẩm truyền thông đại chúng, cũng như thực tiễn và xu hướng của truyền thông toàn cầu.

CĐR8: Có kỹ năng và lối tư duy tổng hợp, phân tích để làm báo, biên tập, xuất bản… các sản phẩm báo chí, truyền thông trong lĩnh vực thông tin đối ngoại.

CĐR9: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Học phần gồm những tri thức cơ bản, có hệ thống về thông tin đối ngoại và hoạt động thông tin đối ngoại, những nội dung cơ bản của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại, các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong thực hành truyền thông quốc tế, các lý thuyết truyền thông quốc tế gắn với thực tế hiện nay trên thế giới.

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w