Các học phần tự chọn (Kiến thức chuyên ngành, dành cho cả 2 chuyên ngành)

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 138 - 145)

C. Khối kiến thức ngành

G. Các học phần tự chọn (Kiến thức chuyên ngành, dành cho cả 2 chuyên ngành)

65. Tổ chức hoạt động đối ngoại (QT02631, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về tổ chức hoạt động đối ngoại, hình thành và phát triển kỹ năng tổ chức thực tiễn các hoạt động đối ngoại nói chung và một số hình thức hoạt động đối ngoại đặc thù. Trên cơ sở đó, giúp

người học nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng, nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động đối ngoại trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Phân tích và đánh giá được vai trò của tổ chức hoạt động đối ngoại đối với sự phát triển của quốc gia và việc thực hiện tổ chức các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

CĐR2: Vận dụng thành thạo lý thuyết về quy trình tổ chức hoạt động đối ngoại ở các hình thức khác nhau.

CĐR3: Có kỹ năng ứng biến, xử lý các tình huống thực tế trong việc thực hiện tổ chức các hoạt động đối ngoại.

CĐR4: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học gồm những kiến thức cơ bản về khái niệm, mục tiêu, vai trò và các hình thức tổ chức hoạt động đối ngoại; quy trình tổ chức hoạt động đối ngoại; tổ chức tổ chức chuyến đi, tổ chức họp báo đối ngoại; tổ chức triển lãm, tuần lễ, ngày lễ văn hóa; những điển hình trong tổ chức hoạt động đối ngoại.

66. Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế (QT02630, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Môn học nhằm trang bị và cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về bản chất, phương thức và nguyên tắc xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế trong một thế giới ngày càng đề cao tính khác biệt và khả năng dễ nhận biết. Trên cơ sở đó, môn học giúp người học hình thành tư duy thực tế đối với việc tạo dựng hình ảnh của một quốc gia trong thế giới toàn cầu hoá.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu và nắm vững những tri thức cơ bản về bản chất, khái niệm và con đường hình thành hình ảnh và thương hiệu đồng thời hiểu được tầm quan trọng và phương thức xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia

CĐR2: Hiểu và vận dụng linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch, hoạch định chiến lược xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế.

CĐR3: Có thái độ và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hình ảnh, thương hiệu và sự cần thiết nâng cao năng lực xây dựng hình ảnh, thương hiệu trong thế giới toàn cầu hoá

CĐR4: Có kỹ năng và tư duy về xây dựng hình ảnh quốc gia

CĐR5: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học gồm các nội dung kiến thức cơ bản như khái niệm và đặc điểm về thương hiệu và hình ảnh quốc gia, của thị trường, công chúng truyền thông; khái niệm, cách thức định vị thương hiệu, thương hiệu quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay; vấn đề truyền thông thương hiệu và hình ảnh quốc gia trong quan hệ quốc tế;các kỹ năng xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.

67. Kỹ năng giao tiếp liên văn hóa (QT02636, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Học phần nhằm trang bị tri thức về tính đa văn hoá và hiện tượng giao tiếp liên văn hóa trong lịch sử và trong thực tiễn thời đại toàn cầu hoá ngày nay. Từ đó, giúp người học nhận thức và xây dựng cho bản thân thái độ, năng lực nhạy bén văn hóa. Đồng thời có định hướng vận dụng kiến thức và kỹ năng giao tiếp liên văn hóa vào hoạt động giao tiếp trong môi trường làm việc toàn cầu ngày nay.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu được bản chất và các khái niệm cơ bản về văn hóa, giao tiếp liên văn hóa, các khái niệm có liên quan đến môn học cũng như vai trò của văn hóa và giao tiếp trong bối cảnh toàn cầu hóa.

CĐR2: Phân tích và đánh giá được các yếu tố cộng sinh văn hóa và xung đột văn hóa, sự khác biệt của văn hóa phương Đông và phương Tây, sự khác biệt khi giao tiếp với phương Đông và phương Tây.

CĐR3: Vận dụng thành thạo các nguyên tắc giao tiếp liên văn hóa, các kỹ năng sử dụng ngôn từ và phi ngôn từ trong môi trường đa văn hóa của Việt Nam hiện nay.

liên văn hóa.

CĐR5: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng dẫn dắt chuyên môn, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học gồm những kiến thức cơ bản và hệ thống về: văn hoá và bản sắc văn hoá, các không gian văn hoá, các loại hình văn hoá và văn minh trên thế giới; giao thoa văn hóa trong nền văn hóa nhân loại; cộng sinh và xung đột văn hoá ngày nay; Văn hóa và giao tiếp trong bối cảnh toàn cầu hóa; Các nguyên tắc giao tiếp liên văn hóa;Ngôn từ và phi ngôn từ trong trong giao tiếp liên văn hóa; Tính đa văn hoá và giao tiếp liên văn hoá ở Việt Nam; Văn hóa phương Tây và phương Đông; giao tiếp với người phương Tây và phương Đông

68. Kỹ thuật nghiệp vụ báo chí đối ngoại (QT02633, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Học phần nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản, có hệ thống về cách thức sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp của nhà báo, của cơ quan báo chí. Đặc biệt đối với phóng viên thường trú, phóng viên tác nghiệp ở nước ngoài trong hoạt động báo chí đối ngoại thuộc các loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử. Người học nắm vững nguyên tắc và sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp sáng tạo tác phẩm báo chí đối ngoại. Có bản lĩnh chính trị vững vàng; có thái độ tích cực, đúng đắn trong việc tổ chức nội dung và hình thức các sản phẩm báo chí đối ngoại.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu, nắm vững một số vấn đề về vai trò của thiết bị kỹ thuật trong sáng tạo tác phẩm và sản phẩm báo chí.

CĐR2: Vận dụng linh hoạt cách thức sử dụng, nguyên tắc, vai trò của những trang thiết bị cơ bản trong tổ chức sản phẩm báo chí đối ngoại: máy ảnh, máy ghi hình, ghi âm.

CĐR3: Vận dụng linh hoạt các yếu tố kỹ thuật nghiệp vụ tác động đến quá trình tổ chức sản phẩm báo chí đối ngoại: Sử dụng phần mềm thiết kế và trình bày báo in, tạp chí; sử dụng phần mềm biên tập âm thanh dành cho sản phẩm báo phát thanh; sử dụng phần mềm dựng phim dành cho biên tập sản phẩm truyền hình.

CĐR4: Vận dụng linh hoạt cách thức kết nối, chia sẻ, lưu trữ và sử dụng thông tin trên mạng internet và mạng xã hội trong hoạt động báo chí đối ngoại

CĐR5: Vận dụng linh hoạt cách thức sử dụng an ninh, an toàn và một số thiết bị đặc biệt trong hoạt động báo chí đối ngoại thu thập thông tin: Máy ghi âm bí mật, máy ghi hình bí mật; các phần mềm gián điệp cần cảnh giác; an ninh mạng và các thủ thuật trong sử dụng máy tính tác nghiệp.

CĐR6: Có kỹ năng tổ chức, giao tiếp, trình bày, làm việc nhóm và tư duy hệ thống; Kỹ năng ứng biến, xử lý các tình huống thực tế trong lĩnh vực kỹ thuật nghiệp vụ báo chí đối ngoại.

CĐR7: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học gồm các nội dung cơ bản và hệ thống về cách thức sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp của nhà báo, của cơ quan báo chí. (đặc biệt đối với phóng viên thường trú, tác nghiệp ở nước ngoài); nắm vững nguyên tắc và sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí đối ngoại. Hình thức học tập lý thuyết gắn với thực hành, tăng cường rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên. 69. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin quốc tế (QT02635, 3TC, tự chọn)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về thu thập và xử lý thông tin quốc tế, khái niệm, nguồn thông tin, các kỹ năng thu thập thông tin và các kỹ năng xử lý thông tin quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong thu thập và xử lý thông tin quốc tế, các nguyên tắc thu thập và xử lý thông tin quốc tế. Hình thành các kỹ năng thu thập và phân tích xử lý thông tin trong quan hệ quốc tế.

Chuẩn đầu ra

CĐR1: Hiểu ro các khái niệm cơ bản về thu thập và xử lý thông tin quốc tế, nguồn và phân loại nguồn của thông tin quốc tế, nguyên tắc, quy định trong thu thập và xử lý thông tin quốc tế

CĐR2: Hiểu ro kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng xử lý thông tin: Phân tích được các loại nguồn thông tin; hiểu ro về ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, thu thập-xử lý thông tin quốc tế.

CĐR3: Phân tích vai trò của thu thập và xử lý thông tin quốc tế trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách đối nội, đối ngoại

CĐR4: Vận dụng được các kỹ năng thu thập tông tin, xử lý thông tin, nguyên tắc, phương thức phân loại trong thu thập và xử lý thông tin quốc tế, làm bài tập thực hành

CĐR5: Phân tích và đánh giá được ưu điểm, hạn chế của mỗi phương pháp thu thập xử lý thông tin trong các lĩnh vực khác nhau

CĐR6: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về các vấn đề về thu thập và xử lý thông tin quốc tế

CĐR7: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Môn học gồm các nội dung cơ bản và mang tính hệ thống về thu thập và xử lý thông tin quốc tế, khái niệm, nguồn thông tin, các kỹ năng thu thập thông tin, các kỹ năng xử lý thông tin quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong thu thập và xử lý thông tin quốc tế, các nguyên tắc thu thập và xử lý thông tin quốc tế, các nguồn thu thập thông tin quốc tế, phân loại thông tin quốc tế, những trở ngại trong thu thập và xử lý thông tin quốc tế. 70. Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông (QT02634, 3TC, bắt buộc)

Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức về các phương tiện truyền thông và có kĩ năng sử dụng các loại hình phương tiện bao gồm máy móc và phần mềm để sản xuất các sản phẩm phù hợp với nội dung truyền thông.

Chuẩn đầu ra

CĐR2: Có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị (thiết bị cơ bản và thiết bị đặc biệt) và phần mềm chuyên dụng trong sản xuất sản phẩm truyền thông đối ngoại

CĐR3: Có kĩ năng sử dụng các loại hình phương tiện để sản phẩm truyền thông đối ngoại

CĐR4: Có thái độ tích cực, chủ động, hợp tác trong làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp truyền đạt, có trách nhiệm và trung thực

Tóm tắt nội dung học phần

Bao gồm những nội dung kiến thức và các kỹ năng sử dụng các loại hình truyền thông truyền thống và các loại hình truyền thông mới như truyền thông xã hội bao gồm máy móc và các phần mềm chuyên dụng trong truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại Việt nam.

Một phần của tài liệu BẢN MƠ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế. Trình độ đào tạo : Đại học (Trang 138 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w