- Polydimetyl siloxan: CH 3 CH
CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM
2.2.5. Các phương pháp kiểm tra khả năng chịu tác động môi trường của các mẫu sơn chịu nhiệt
mẫu sơn chịu nhiệt
Khả năng chịu môi trường hóa chất được thử nghiệm tại Trung tâm Đo lường/ Viện Công nghệ/ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Các mẫu sơn sau khi được thử nghiệm khả năng chịu sốc nhiệt, tiếp tục được thử nghiệm khả năng chịu môi trường hóa chất như mù muối, UV, dầu nhờn (castrol Activ), môi trường axit và môi trường kiềm. Sau thời gian thử nghiệm, các mẫu được kiểm tra đánh giá lại bề mặt. Mẫu thử nghiệm đạt yêu cầu về khả năng chịu tác động của môi trường khi bề mặt mẫu trước và sau khi thử nghiệm không có sự thay đổi.
2.2.5.1. Khả năng chịu môi trường mù muối
Khả năng chịu mù muối của mẫu sơn chịu nhiệt được kiểm tra theo TCVN 7699 Ờ 2 - 52 : 2007: sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại Ờ Phương pháp thử mù muối.
Thử nghiệm được tiến hành trong tủ khắ hậu ATLAS UV/CON Model UC- 327-2.
Hình 2.10. Tủ khắ hậu ATLAS UV/CON Model UC-327-2
2.2.5.2. Khả năng chịu môi trường UV
Khả năng chịu UV của mẫu sơn chịu nhiệt được kiểm tra theo TCVN 9277 : 2012: Sơn và vecni Ờ Phương pháp thử thời tiết nhân tạo Ờ Thử nghiệm dưới đèn huỳnh quang tử ngoại và nước.
2.2.5.3. Khả năng chịu môi trường dầu nhờn
Khả năng chịu môi trường dầu nhờn của mẫu sơn chịu nhiệt được kiểm tra theo TCVN 10517-3:2014: Sơn và vecni Ờ Xác định độ bền với chất lỏng Ờ Phần 3: Phương pháp sử dụng môi trường hấp phụ.
2.2.5.4. Khả năng chịu môi trường axit
Khả năng chịu môi trường axit của mẫu sơn chịu nhiệt được kiểm tra theo TCVN 10517-3:2014: Sơn và vecni Ờ Xác định độ bền với chất lỏng Ờ Phần 3: Phương pháp sử dụng môi trường hấp phụ.
2.2.5.5. Khả năng chịu môi trường kiềm
Khả năng chịu môi trường kiềm của mẫu sơn chịu nhiệt được kiểm tra theo TCVN 10517-3:2014: Sơn và vecni Ờ Xác định độ bền với chất lỏng Ờ Phần 3: Phương pháp sử dụng môi trường hấp phụ.