Một số phương tách hóa chất từ nước ót

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi muối kép (NH4)2SO4 MgSO4 6h2o từ nước ót bằng phương pháp amoni sunfat (Trang 41 - 42)

1.4.2.1 Tách Mg(OH)2 từ nước ót [6]

Phương pháp tách hydroxit bằng Ca(OH)2 được sử dụng để kết tủa các ion kim loại trong dung dịch được sử dụng phổ biến hơn tác nhân soda (NaOH). Nguyên nhân là vôi có giá thành thấp, hiệu quả cao, thuận lợi lớn nhất của quá trình sử dụng vôi là lượng huyền phù được hình thành lớn hơn so với soda. Vôi có giá trị vì có chứa dạng CaO hay CaO.MgO, thông thường vôi được cho vào dạng huyền phù sẽ đem lại nhiều hiệu quả kinh tế lớn hơn. Vôi sống (CaO) hay vôi tôi (Ca(OH)2) đều bị biến đổi khi có mặt của CO2 và nước. Vôi khi sấy khô có thể bảo quản lâu hơn vôi sống nhưng cũng dễ chuyển về dạng cacbonat hóa khi có mặt CO2 làm mất hoạt tính hóa học của vôi, gây vón cục nên khó bơm và dễ gây nghẹt đường ống. Phương pháp tủa hydroxit dùng vôi làm tác chất được sử dụng phổ biến ở điều kiện áp suất và nhiệt độ thường.

Một phương pháp khác được sử dụng để thu hồi MgO từ nước ót bằng cách sử dụng sữa vôi hoặc sữa dolomite. Trong phương pháp này, đầu tiên người ta loại lượng CO2 tự do hay HCO3- có trong nước biển bằng cách tạo tủa CaCO3, tách riêng. Sau đó Mg(OH)2 được tạo thành bằng cách tác dụng với các dung dịch hay huyền phù mang tính kiềm như NaOH hay

bông này có thể là dung dịch Al2(SO4)3 hoặc Fe2(SO4)3, hoặc cho HCl và H2SO4 hóa hợp với xỉ của quá trình luyện kim.

1.4.2.2 Phương pháp tách sunfat [7, 12]

Cách đơn giản nhất để tách sunfat là phơi tự nhiên, nước ót được phơi trên các ô phơi giống như quy trình kết tinh muối, khi đó nồng độ nước ót sẽ tăng lên và phần lớn NaCl, MgSO4

trong nước ót được tách ra cùng với thạch cao. Đây là phương pháp đơn giản nhất nhưng đòi hỏi diện tích ô phơi lớn và bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.

Bên cạnh đó có thể tách muối MgSO4 bằng cách cô đặc nước ót tới 116oC, sau đó làm lạnh xuống 70oC rồi tiến hành lọc thu được muối này. Phương pháp xử lý này gọi là phương pháp cô đặc phân đoạn. Dùng phương pháp cô đặc phân đoạn để xử lý nước ót có thể loại SO42- tương đối triệt để, tuy vậy tốn nhiều nhiên liệu và nhân công hơn các phương pháp khác, đồng thời có thể loại bỏ sunfat trong nước ót bằng vôi. Tuy nhiên phương pháp này lại tổn thất một lượng magie nhất định. Trong các nghiên cứu nhiệt độ phản ứng được chọn là 45oC, thời gian phản ứng là 30 phút, tốc độ khuấy là 500 v/p. Khi cố định nồng độ sửa vôi (130g/1000g nước) thì mức độ khử sunfat biến đổi tùy theo lượng sửa vôi dùng dư so với lý thuyết. Theo kết quả nghiên cứu khi dùng dư lượng sửa vôi thì mức độ khử sunfat tăng lên nhưng đến một giá trị nhất định, nếu tiếp tục tăng lượng vôi mức độ khử hầu như không thay đổi.

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi muối kép (NH4)2SO4 MgSO4 6h2o từ nước ót bằng phương pháp amoni sunfat (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)