Sơ đồ quy trình thí nghiệm được mô tả như hình 2.2. Dựa vào hàm lượng nước ót Cần Giờ nồng độ 30.25oBe, tiến hành pha 10 lít nước ót từ các hóa chất tinh khiết là MgCl2, MgSO4, KCl, NaCl. Mỗi lần thí nghiệm lấy ra 100ml nước ót cho vào beaker 250ml phản ứng với SA. Tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tách muối kép bao gồm nồng độ SA phản ứng, thời gian phản ứng, tỷ lệ mol phản ứng giữa SA và nước ót và nhiệt độ phản ứng.
Cần có tất cả 30 thí nghiệm ở giai đoạn này, mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần lấy kết quả trung bình. Lượng muối kép sau khi hình thành được đem rửa để loại bỏ tạp chất và ion Cl- bám bên ngoài tinh thể, sau đó sấy ở nhiệt độ 50oC trong khoảng 60 phút, tiếp theo là cân và tính hiệu suất muối kép tạo thành. Tối ưu hóa quá trình tạo muối kép bằng phần mềm Modde 5.0. Lượng nước cái sau khi tách muối được thu hồi lại, tiến hành phân tích hàm lượng các ion trong nước cái, để đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
Để xác định hàm lượng các ion như: K+, Na+, Mg2+, SO42-, NH4+ trong muối kép, tiến hành phân tích thành phần hóa. Đối với ion K+ và Na+ dựa vào phân tích thành phần hóa XRF, phân tích ion Mg2+ bằng phương pháp chuẩn độ EDTA với chỉ thị Eriocrom đen T trong môi trường pH = 8 - 10, xác định hàm lượng SO42- bằng phương pháp trắc quang đo độ đục của dung dịch bằng kết tủa của Ba2+, hàm lượng NH4+ được xác định bằng phương pháp trắc quang tạo phức màu indophenol.
Hình 2.2: Sơ đồ quá trình thực nghiệm