Trước xu thế mở rộng và phát triển thương mại điện tử trên thế giới, Việt Nam đang hướng đến thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thương mại. Chứng từ điện tử và thanh toán điện tử trong công tác kế toán được coi là một cấu phần quan trọng của thương mại điện tử.
Sử dụng HĐĐT là một xu hướng tất yếu và tính ưu việt của nó đã được chứng minh ở các nước phát triển cũng như các DN thực hiện thành công tại Việt Nam. Sử dụng HĐĐT có nhiều khía cạnh tích cực đối với công tác quản lý kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng. Việc sử dụng HĐĐT trước hết đảm bảo việc luân chuyển hóa đơn trở nên thuận tiện và an toàn. Thực tế hiện nay, khi sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, phải tốn thời gian luân chuyển chứng từ kế toán giữa các DN và giữa các bộ phận trong nội bộ DN có thể dẫn đến việc hóa đơn chậm, không được cập nhật, ảnh hưởng đến tính kịp thời của dữ liệu kế toán, thậm chí một số nghiệp vụ kế toán phải ghi nhận theo giá tạm tính, ước tính vì chứng từ kế toán chưa được luân chuyển kịp thời. Triển khai việc áp dụng HĐĐT vào DN sẽ luôn đảm bảo chứng từ kế toán được luân chuyển nhanh, kịp thời ngay sau khi hóa đơn được khởi tạo. Công việc kế toán, do vậy, được thực hiện một cách thuận lợi hơn, không bị gián đoạn mà làm chậm quá trình luân chuẩn hệ thống.
Để đạt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 90% số DN sử dụng hóa đơn điện tử hoặc 90% hàng hóa lưu thông trên thị trường bằng hóa đơn điện tử, ngành Thuế đề xuất ngay từ đầu năm 2018, DN có mức vốn điều lệ từ 15 tỉ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử kể từ khi có mã số thuế và định kỳ thực hiện. Từ ngày 1/1/2019, sẽ áp dụng đối với 30% các tổ chức, DN còn lại. Từ ngày 1/1/2020, sẽ áp dụng đối với 80% các DN, tổ chức sử dụng HĐĐT, HĐĐT có mã của cơ quan Thuế. Đồng thời, bắt đầu triển khai HĐĐT cho các hộ kinh doanh có doanh thu/năm từ 3 tỷ đồng trở lên.
34
Theo BTC, số lượng DN sử dụng HĐĐT đã tăng khá trong những năm vừa qua, số lượng HĐĐT được sử dụng cũng tăng mạnh qua các năm. Cũng theo Bộ Tài chính, ở thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (sử dụng mạng Internet) đã đủ năng lực đáp ứng việc sử dụng HĐĐT. Bản thân ngành Thuế cũng đã chuẩn bị về cơ sở hạ tầng với việc đảm bảo kết nối từ Tổng cục (cấp Trung ương) tới 63 Cục Thuế. Cụ thể, tính đến hết tháng 8/2019 có 737.461 DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,86% trên tổng số DN đang hoạt động trên cả nước. Tính số lượng hồ sơ khai thuế điện tử từ ngày 1/1/2019 đến 18/8/2019 đạt hơn 9 triệu. (Nguồn: Tổng cục Thuế)
Ngay sau khi Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/8/2018 của Chính phủ quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ có hiệu lực, sau hơn 4 tháng triển khai, thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy hầu hết các địa phương đều đã có DN sử dụng HĐĐT, nhất là DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Qua khảo sát với nhóm DN đã sử dụng hoá đơn, đa số đều ghi nhận những tiện ích ưu việt của HĐĐT đối với hoạt động của DN.
Theo Thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), số lượng hóa đơn trung bình sử dụng mỗi tháng là 23,6 triệu, tương đương khoảng 283 triệu hóa đơn/năm. Chi phí hóa đơn tự in (chưa tính phần quản lý, lưu kho) khoảng 420 đồng/hóa đơn. Trong khi đó, chi phí HĐĐT (đã tính chi phí quản lý, lưu trữ) chỉ khoảng 292 đồng/hóa đơn. Như vậy, với việc sử dụng HĐĐT, EVN tiết kiệm được gần 130 đồng/hóa đơn so với hóa đơn giấy và giúp EVN tiết kiệm được hơn 3 tỷ đồng/tháng, khoảng 36 tỷ đồng/năm. Tương tự, Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam: theo báo cáo của VNPT, số lượng hóa đơn điện tử phát hành khoảng 6 triệu hóa đơn/tháng (khoảng 70 triệu hóa đơn/năm). Chi phí tiết kiệm được khoảng 8 tỷ đồng/năm.
Có thể thấy, HĐĐT từ khi có mặt đã được sự ủng hộ nhiệt tình của phần lớn các DN trên cả nước không những vì tiện ích mà nó mang lại mà còn là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
35
Theo ước tính của Tổng cục Thuế, “Mỗi năm cả nước sử dụng trên 4 tỷ hóa đơn giấy. Ước tính chi phí để in 1 hóa đơn giấy là khoảng trên 1.000 đồng/hóa đơn. Với số lượng 4 tỷ hóa đơn/năm, thì chi phí mỗi năm bỏ ra để in hóa đơn lên đến trên dưới 4.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nếu sử dụng HĐĐT, số tiền mà DN có thể tiết kiệm được khoảng 3.000 tỷ đồng/năm.”
Hình 3. 1 Số lượng hoá đơn được sử dụng trong giai đoạn 2012 – 2017 (Nguồn: Tổng cục Thuế)
Số lượng DN sử dụng hóa đơn và số hóa đơn sử dụng qua các năm có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Số lượng DN sử dụng hóa đơn đặt in tăng từ 382.938 DN năm 2012 lên 659.940 DN năm 2017, số lượng DN sử dụng hóa đơn tự in nhìn chung có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2015, từ 13.901 DN năm 2012 xuống 11.417 năm 2015 DN, sau đó lại tăng lên 14.503 DN năm 2017. Số lượng DN sử dụng HĐĐT tăng lên nhanh chóng từ 44 DN năm 2012 lên 5.245 DN năm 2017. Số lượng HĐĐT tăng từ 158.141 hóa đơn năm 2012 lên 601 triệu hóa đơn năm 2017, đây là con số ấn tượng cho thấy, việc sử dụng HĐĐT đã được thúc đẩy và phát triển. (Hình 3.1)
36
Hình 3. 2 Tỷ trọng số lượng hoá đơn sử dụng các loại trên tổng số hoá đơn giai đoạn 2012-2017 (Nguồn: Tổng cục Thuế)
Từ hình 3.2, ta có thể thấy tỷ trọng HĐĐT trong tổng số hóa đơn được sử dụng trong giai đoạn 2012 – 2017 tăng dần qua các năm, từ 0,003% năm 2012 lên 12,97% năm 2017. Số lượng DN sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế và số lượng HĐĐT có mã xác thực sử dụng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong thời gian đầu thực hiện thí điểm HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế tại 2 TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, số lượng DN sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế tăng lên (Hà Nội: tăng từ 67 DN năm 2015 lên 102 DN năm 2017; TP. Hồ Chí Minh: tăng từ 100 DN năm 2015 lên 116 DN năm 2017) và số lượng HĐĐT đã được cấp mã xác thực cũng tăng lên nhanh chóng.
37
Hình 3. 3 So sánh số lượng HĐĐT trong tổng số hoá đơn sử dụng giai đoạn 2012-2017 (Nguồn: Tính toán từ số liệu từ Tổng cục Thuế)
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều bộ phận hộ kinh doanh có quy mô nhỏ “né tránh” việc triển khai HĐĐT, họ tỏ ra khá hoang mang và e ngại vì cho rằng áp dụng HĐĐT mất thời gian, chi phí, phức tạp hơn hoá đơn đặt in hoặc tự in rất nhiều.
PGS., TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng: “Những DN kêu khó có thể là những DN siêu nhỏ, quy mô chỉ vài nhân viên ngại thay đổi, ngại chuyển động và “lớn lên”.Mặt khác, cũng sẽ có một số DN hiện nay đang e ngại việc công khai minh bạch các hoạt động sản xuất kinh doanh nên né tránh HĐĐT. Thực tế, chi phí đầu tư cơ sở vật chất cho HĐĐT hiện nay đã rất thấp, kết nối mạng cũng rất đơn giản. Chi phí duy tu bảo dưỡng cũng không đáng kể. Bên cạnh đó các ứng dụng kế toán hiện nay đã được chuẩn hoá theo hướng đơn giản, thuận lợi cho công tác quản lý. Đặc biệt, quá trình đào tạo một nhân viên kế toán phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ cũng không mất nhiều thời gian và chi phí. Theo đó, với việc áp dụng HĐĐT, công việc của kế toán sẽ đơn giản hơn trước rất nhiều.”
38