Khó khăn, thách thức khi áp dụng HĐĐT vào DN và các giải pháp nhằm thúc

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOÁ đơn điện tử của các KHÁCH HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN PHẦN mềm QUẢN lý DOANH NGHIỆP (FAST) (Trang 63)

đẩy việc sử dụng HĐĐT tại các DN

Mặc dù có rất nhiều lợi ích, song quá trình triển khai HĐĐT đang gặp không ít khó khan và thách thức. DN cho rằng việc triển khai vẫn còn chưa bài bản nên gây khó cho DN, trong khi đó ngành Thuế lại chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động có hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các DN, tổ chức kinh doanh thấy rõ được lợi ích cũng như sự thuận lợi khi sử dụng HĐĐT.

Những khó khăn và vướng mắc hiện nay khi triển khai HĐĐT và các giải pháp cho các khó khăn đó là:

55

+ Thứ nhất, HĐĐT là dữ liệu điện tử nên rủi ro lớn nhất có thể xảy ra đó là việc DN, KH thâm chí là cơ quan chức năng quản lý nhà nước bị tấn công đánh cắp, thay đổi tính toàn vẹn của thông tin dữ liệu trong quá trình truyền dữ liệu giữa các bên liên quan, gây trở ngại đối với tính hiệu lực của hóa đơn bằng cách không cho phép truy cập dữ liệu, thay đổi tình trạng hoạt động của DN. Cho dù thực hiện các biện pháp đảm bảo tính an toàn và bảo mật song bất kỳ phần mềm dữ liệu nào cũng có những lỗ hổng về thiết kế cần phải hoàn thiện và khắc phục bởi sự phát triển của khoa học công nghệ. Cho nên Chính phủ cần xây dựng một cơ sở hạ tầng tốt và ổn định nhằm tránh khỏi những rủi ro mất cắp dữ liệu có thể xảy ra đổi với doanh nghiệp.

+ Thứ hai, khung pháp lý cho HĐĐT chưa thực sự đầy đủ cho việc triển khai rộng rãi, phổ biến áp dụng, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đã có sự chuyển biến rõ rệt so với các năm trước

Vì vậy giải pháp cho khó khăn này đó là xây dựng khung pháp lý đầy đủ hơn về HĐĐT. Mặc dù, Nghị định số 119/2018-NĐ-CP về HĐĐT đã được ban hành nhưng vẫn cần rà soát và bổ sung quy định về HĐĐT trong Luật Quản lý thuế, cũng như các quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của HĐĐT, tạo được cơ sở dữ liệu về hóa đơn của ngành Thuế để ứng dụng quản lý thuế hiện đại.

+ Thứ ba, với trong thủ tục thành lập DN để thành lập nhiều DN, hoặc mua lại DN, thực tế không kinh doanh nhưng được sử dụng hóa đơn, xuất hóa đơn khống, sử dụng hóa đơn lòng vòng để khấu trừ, hoàn khống thuế giá trị gia tăng hoặc rút tiền thanh toán từ ngân sách nhà nước, hoặc không kê khai nộp thuế để trốn thuế.Hóa đơn trong nhận thức của đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn là chứng từ giấy, HĐĐT chưa được nhiều người biết đến và sử dụng nên khi mới áp dụng, các DN thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích cho KH hiểu thế nào là HĐĐT và tính pháp lý của hóa đơn này.

56

Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về HĐĐT là không thể thiếu khi trong công tác khuyến khích triển khai HĐĐT. Mặc dù có nhiều lợi ích khi sử dụng hình thức HĐĐT nhưng những bất cập được các DN đưa ra cũng là điều mà cơ quan chức năng cần xem xét để có hướng giải quyết phù hợp, giúp việc sử dụng HĐĐT trở thành một giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của DN trong thời kỳ hiện đại hóa. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền về hành lang pháp lý và lợi ích của việc phát hành HĐĐT, để các DN hiểu rõ được những lợi ích của việc sử dụng HĐĐT và triển khai thực hiện sớm loại hình dịch vụ này.

Nhiều ý kiến cho rằng, điểm đáng lưu ý cần hoàn thiện hiện nay là đề cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm xã hội của cả cộng đồng. Bởi, trên thực tế, rất nhiều người tiêu dùng khi đi mua hàng không quan tâm đến chuyện lấy hóa đơn và khi đó, các cơ sở kinh doanh cũng sẽ “không dại gì” khai thông tin hóa đơn giấy vào hệ thống điện tử để chịu thuế. Cần phải truyền thông cho người tiêu dùng thấy được việc lấy hóa đơn khi mua hàng có lợi ích gắn với người tiêu dùng, không chỉ thu thuế cho Nhà nước mà họ còn bảo vệ chính mình.

Ngoài việc đề cao ý thức của người tiêu dùng, nâng cao tính trung thực trong kinh doanh của DN, các cơ quan liên quan như Công an, Quản lý thị trường, Hải quan cũng cần thống nhất tính pháp lý của HĐĐT để việc quản lý, sử dụng hóa đơn của người mua và người bán được dễ dàng hơn. Ngành Thuế cũng nên quan tâm phát triển HĐĐT, trong đó nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công chức thuế, tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho việc kết nối thông suốt giữa cơ quan Thuế và người nộp thuế; tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp những điều kiện thuận lợi nhất để DN chủ động triển khai HĐĐT. Đồng thời, ngành Thuế cũng cần hợp tác chặt chẽ với các hãng cung cấp giải pháp phần mềm để hoàn thiện ứng dụng; cơ quan thuế cũng cần bổ sung những quy định chi tiết cho việc triển khai hóa đơn điện tử như quy trình thủ tục tham gia truyền, nhập dữ liệu; xuất, hủy hóa đơn …

Rào cản lớn nhất cho việc sẵn sàng hay không sẵn sang thực hiện HĐĐT của các DN hiện này là yếu tố nhận thức và tâm lý. Vì vậy, thay đổi nhận thức và thói quen sử

57

dụng các chứng từ, tài liệu bản cứng thay vào đó là sử dụng các chứng từ, trong đó có HĐĐT là yêu cầu tất yếu đặt ra đối với mọi DN trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

DN cần nghiêm túc xem xét và đánh giá lợi ích của việc số hóa các tài liệu, chứng từ, sử dụng HĐĐT so với các chi phí bỏ ra để triển khai. DN có thể bỏ ra các chi phí ban đầu cho việc triển khai, song lợi ích lâu dài là rất lớn...

Song song với việc tuyên truyền mở rộng đối tượng áp dụng HĐĐT thì cũng cần phải thu hẹp đối tượng sử dụng hóa đơn giấy theo hình thức tự in, đặt in.

Theo kinh nghiệm các nước hiện nay vẫn tồn tại hóa đơn giấy tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ, một số đơn vị cung cấp dịch vụ đặc thù (dịch vụ xem phim, dịch vụ vận chuyển hành khách…), nên thực tế vẫn tồn tại song song hai loại hình hóa đơn là HĐĐT và hóa đơn giấy. Tuy nhiên như đã nêu trên, để phát triển việc sử dụng HĐĐT thì cần hạn chế các đối tượng sử dụng hóa đơn giấy theo hình thức tự in, đặt in. Theo đó, đề xuất: Từ năm 2019, DN tổ chức kinh doanh mới thành lập không đặt in hóa đơn, cơ quan Thuế đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn để bán/cấp trong một số trường hợp và cần quy định một số trường hợp sử dụng hóa đơn đặc thù là tem, vé, thẻ in sẵn. Những hóa đơn do tổ chức đã đặt in trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng trong năm 2018 và sau đó chuyển sang sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế.

+ Thứ tư, việc sử dụng HĐĐT cần một hạ tầng kỹ thuật tốt, ổn định:

Việc áp dụng HĐĐT rất cần một hạ tầng kỹ thuật tốt, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về mặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin – viễn thông. Không có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử có đủ quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng, từ các thành phố lớn tới địa bàn huyện, xã…Cho nên các DN cần phải có những cái nhìn xa và rộng hơn về những lợi ích đạt được khi triển khai HĐĐT, đầu tư cho mình một cơ sở hạ tầng thật tối ưu để đem lại những lợi ích về lâu về dài cho chính DN của mình.

58

+ Thứ năm, nhận thức DN ngại thay đổi và ứng dụng cái mới:

Các DN nhỏ và vừa thường chậm trong việc tiếp cận công nghệ, ngại thay đổi. Mặc dù đã biết ưu điểm của hóa đơn điện tử nhưng nhiều DN do số lượng sử dụng không nhiều và số lượng hóa đơn giấy in còn rất nhiều trong kho nên vẫn còn đang “nghe ngóng” lộ trình chuyển đổi theo yêu cầu của cơ quan thuế. Hiện giờ thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cũng là một hạn chế, dẫn tới hóa đơn điện tử “chậm” được áp dụng và triển khai trên quy mô lớn.

Chính vì điều này, nên Chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích các đối tượng DN chuyển đổi phương thức thanh toán sang HĐĐT như giảm thủ tục hành chính khi sử dụng HĐĐT, thực hiện khấu trừ trực tiếp tiền thuế thu nhập hoặc ưu tiên hoàn thuế GTGT cho những DN tích cực áp dụng HĐĐT hoặc hỗ trợ chi phí cho DN trong việc phát hành HĐĐT

+ Thứ sáu, Nhân sự cần hiểu và nắm rõ các quy định, nghiệp vụ về HĐĐT, lộ trình triển khai. Khi chuyển từ hóa đơn giấy sang HĐĐT, chắc chắn kế toán DN sẽ phải tìm hiểu và nắm rõ các quy định, hướng dẫn sử dụng HĐĐT để không sai phạm. Nhiều kế toán đã quen với việc sử dụng hóa đơn giấy và ngại thay đổi dù HĐĐT đem lại lợi ích lớn và hỗ trợ đắc lực cho Kế toán.

Khi sử dụng HĐĐT sẽ dẫn đến nhiều vấn đề mà DN chưa biết cách xử lý, đặc biệt, đối với ngành nghề chuyên về vận chuyển. Khi vận chuyển hàng hóa phải có hóa đơn để trình cơ quan chức năng kiểm tra trên đường, như vậy khi dùng hóa đơn điện tử, DN không biết lấy hóa đơn nào để xuất trình.

Giải pháp cho vấn đề này được đưa ra là cần có lộ trình hợp lý tiến tới áp dụng HĐĐT một cách bắt buộc.

HĐĐT là giải pháp cho DN thời công nghệ, mang lại nhiều lợi ích cho các DN và các cơ quan quản lý. Việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang HĐĐT là yêu cầu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch. Tuy nhiên, việc áp dụng HĐĐT vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Để HĐĐT đi vào cuộc sống, cần áp dụng các

59

giải pháp đồng bộ theo lộ trình hợp lý do nhiều DN chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và cũng chưa được hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện loại HĐĐT, chưa nắm rõ thông tin về cách xử lý những tình huống phát sinh đối với HĐĐT mà đã phải áp dụng ngay thì DN sẽ gặp rất nhiều trở ngại. Chính vì thế, khi tiến hành áp dụng sử dụng loại hóa đơn này, Nhà nước cần có một lộ trình để các DN có thể chuẩn bị một cách đầy đủ và chủ động hơn.

Mặt khác, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP hết hiệu lực vào ngày 1/11/2020 và Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/11/2018, như vậy giai đoạn 2018 – 2020 là giai đoạn chuyển đổi áp dụng HĐĐT bắt buộc. Vì vậy, trong giai đoạn này thì chỉ nên khuyến khích các DN sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế với lộ trình bắt buộc từ tháng 01/01/2019 và cho phép chuyển đổi thí điểm đến hết tháng 6/2019. Trong giai đoạn chuyển đổi, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của DN, cần cho phép sử dụng song song hóa đơn giấy và HĐĐT.

Đối với DN đang mua hóa đơn của cơ quan thuế thì các DN này nên áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế từ ngày 01/11/2018. Đối với các DN trước năm 2018 đã sử dụng HĐĐT thì từ năm 2018 sẽ tiếp tục sử dụng HĐĐT đang áp dụng.

Khi thực hiện triển khai áp dụng HĐĐT theo lộ trình, trước hết những DN lớn và những DN có rủi ro cao về thuế cần phải thực hiện bắt buộc áp dụng HĐĐT. Đối với DN có rủi ro cao về thuế: Nghị định số 12/2015/NĐ-CP đã quy định các DN có rủi ro cao sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, do đó các DN này từ năm 2018 sẽ áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

Đối với các tổ chức kinh doanh có mã số thuế đang sử dụng hóa đơn tự in từ hệ thống máy tính, các DN này đã sử dụng phần mềm tạo hóa đơn, đã có hệ thống trang thiết bị nên hoàn toàn có thể chuyển đổi để áp dụng HĐĐT từ năm 2018. Tuy nhiên, do các DN đang sử dụng các phần mềm tạo hóa đơn khác nhau (hiện nay trên cả nước có khoảng 15 phần mềm khác nhau), do đó, để có thời gian cơ quan thuế xây dựng chuẩn phần mềm tạo hóa đơn để hỗ trợ các DN...

60

Tóm lại, thực hiện áp dụng bắt buộc HĐĐT theo lộ trình đảm bảo:

- DN, người dân, cơ quan tổ chức liên quan tiếp nhận thông tin về HĐĐT một cách đầy đủ, tường tận nhất từ đó tác động vào tâm lý để thay đổi nhận thức của xã hội đối với HĐĐT.

- Cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan Thuế) cũng có thời gian để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đảm bảo kết nối để tiếp nhận thông tin về HĐĐT từ DN, xây dựng cơ sở dữ liệu cho cơ quan thuế, website hỗ trợ các DN trong việc lập HĐĐT…

- Tiếp nhận và hoàn thiện những hạn chế, bất cập của chính sách do mới được ban hành: HĐĐT là hình thức hoàn toàn mới nên khi ban hành các quy định không thể tránh khỏi những tồn tại và việc triển khai chính thức sẽ gặp vướng mắc mà khi ban hành chính sách không lường trước được. Thực hiện triển khai theo lộ trình sẽ giúp cơ quan quản lý phát hiện và khắc phục những vướng mắc để sửa đổi hoàn thiện hơn.

+ Cuối cùng, DN phát hành HĐĐT đòi hỏi phải lựa chọn việc sử dụng phần mềm tạo lập HĐĐT, do một đơn vị bên ngoài thị trường cung cấp (đối với HĐĐT không có xác thực của cơ quan thuế) hoặc sử dụng phần mềm do chính cơ quan thuế cung cấp (đối với HĐĐT có xác thực của cơ quan thuế). Việc phụ thuộc vào công nghệ do bên thứ ba cung cấp sẽ phát sinh các sự cố liên quan đến tính bảo mật thông tin về tình hình doanh thu, chi phí phát sinh đặc biệt đối với các DN hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, có tầm quan trọng liên quan đến yếu tố chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa,…

Vậy nên cơ quan Thuế địa phương nên rà soát và siết chặt việc quản lý các đơn vị trung gian chuyên cung cấp dịch vụ HĐĐT cho DN để tránh các đơn vị trung gian chưa được kiểm duyệt của Thuế thực hiện các hành vi trái pháp luật, ảnh hưởng lớn đến vấn đề bảo mật dữ liệu của KH.

61

PHẦN KẾT LUẬN

HĐĐT là một xu thế tất yếu của thị trường ngày nay. Ở từng phân tích ở trên, ta thấy được mức độ phổ biến của HĐĐT ngày càng một tăng khi các DN đã dần ý thức được về những lợi ích có được sau khi triển khai HĐĐT sẽ nhiều hơn việc sử dụng hoá đơn đặt in, tự in như truyền thống từ xưa đến nay. HĐĐT góp phần cắt giảm chi phí, hiện đại hóa hoạt động của DN. Để không bị tụt hậu trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa cũng như theo kịp xu thế, các DN luôn phải chủ động tìm hiểu và áp dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình vận hành. Sự phổ biến và phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng những lợi ích vượt trội của HĐĐT như nâng cao hiệu quả lao động, khả năng quản lý, quản trị tài chính vì vậy thu hút sự chú ý của rất nhiều DN.

Qua một số số liệu và tiến hành phân tích một cách tổng quát như trên cho thấy,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOÁ đơn điện tử của các KHÁCH HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN PHẦN mềm QUẢN lý DOANH NGHIỆP (FAST) (Trang 63)