Thành phần hóa học của bơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ức chế tyrosynase từ phụ phẩm một số loại bơ việt nam (Trang 26 - 28)

Hạt và vỏ bơ thu được sau khi được chế biến. Hạt bơ chiếm 15-16% trọng lượng quả, chứa nguồn chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, hạt bơ chứa axit béo, polyphenol, steroid, saponin, flavonoid, phenol, triterpenes và proanthocyanidin,...Vỏ bơ đã được báo cáo chứa

10

polyphenol, flavonoid, saponin, tannin, phenol và steroid và thể hiện hoạt tính chống oxy

hóa cao [19, 32]. Theo một nghiên cứu khác, hạt và vỏ bơ cũng chứa hàm lượng cao β-

procyanidin với một phần nhỏ α-Procyanidin cùng với các hợp chất phenolic là catechin,

axit hydroxybenzoic, axit hydroxycinnamic và flavonol [33].

Mới đây nhất, vào năm 2018, nghiên cứu của Jorge và cộng sự [34] đã tìm ra 83 hợp chất tự nhiên có trong hạt và vỏ lụa của bơ bằng kỹ thuật chiết xuất siêu tốc trong dung môi ethanol: nước (1:1), sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp bộ phân tích khối phổ (HPLC-DAD- ESI-QTOF-MS). Theo đó, 83 hợp chất được tìm thấy như acid hữu cơ, phenolic, phenolic acid, alcohol phenolic, flavonoid, catechin, tannin ngưng tụ và các hợp chất phân cực. Nhóm các flavonoid, nhóm catechin, tannin chiếm chủ yếu cho thấy nguồn hợp chất polyphenol quan trọng có trong hạt và vỏ lụa. Tannin là nhóm nhiều nhất, với 34 hợp chất được xác định trong vỏ lụa và 29 hợp chất trong hạt. Hàm lượng tannin trong hạt cao hơn trong vỏ lụa, có thể được giải thích do sự khác biệt tồn tại trong cấu trúc của dimers loại B và trimer loại A. Acid 5-p-coumaroylquinic, catechin và các đồng phân glucopyranoside 1 và 2 chỉ được tìm thấy trong hạt. Đặc biệt, acid hữu cơ là hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy trong vỏ lụa. Mặc dù trong vỏ lụa được xác định có nhiều acid hydroxybenzoic, nhưng không sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong loại hợp chất này cho cả hai mẫu.

Theo khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của Leite và cộng sự [35] cho thấy sự hiện diện của lavonoid, anthocyanin, tannin, alkaloid và triterpene trong chiết xuất methanol. Sterol và triterpen đã được phát hiện trong chiết xuất hexan. Thành phần chất béo chứa acid palmitic (21,3%), acid palmitoleic (1,6%), acid stearic (2,2%), acid oleic (24,1%) và acid linoleic (27,6%). Các hợp chất phân lập được xác định bởi phổ proton 1H và 13C như 1,2,4-

trihydroxy-nonadecane và β-sitosterol.

Trước đó Jorge cũng đã nghiên cứu và xác định tổng cộng có 61 phenolic và các hợp chất phân cực khác đã được xác định trong vỏ bơ [36]. Các hợp chất này được xác định dựa trên phổ UV và bằng cách giải thích khối lượng chính xác thông tin thu được qua phổ MS của chúng. Trong phát hiện này, các hợp chất thuộc các họ chuyển hóa khác nhau bao gồm

11

catechin, flavonol, acid hữu cơ, acid hydroxycinnamic, acid hydroxybenzoic, dẫn xuất acid glucosylated, proanthocyanidin và các alcohol phenolic. Một trong số các hợp chất đã được báo cáo trước đây trong bơ, tuy nhiên, độ phân giải cao của QTOF-MS cho thấy sự hiện diện của 29 polyphenol chưa bao giờ được công bố.s

Nghiên cứu López-Cobo (2016) [37] cũng đã chỉ ra một số hợp chất phenolic có mặt trong thành phần vỏ và hạt trên mô hình HPLC-DAD-qTOF-MS cho thấy vỏ bơ có chứa 7 hợp chất: perseitol, quinic acid, penstemide, chloropenic acid, quercetin-diglucoside, quercetin-3-O-glucose-6''-acetate và rutin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ức chế tyrosynase từ phụ phẩm một số loại bơ việt nam (Trang 26 - 28)