Kết quả hoạt tính ức chế tyrosynase

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ức chế tyrosynase từ phụ phẩm một số loại bơ việt nam (Trang 51 - 54)

Kết quả hoạt tính ức chế tyrosynase của 21 mẫu cao được thể hiện trong bảng 3.2 bên dưới.

Ở cả 5 nồng độ thì phần trăm ức chế của hạt bơ nước N-H đạt được kết quả rất cao và giảm không đáng kể, cụ thể phần trăm ức chế I% ở nồng độ 100 μg/ml là 60.20%, 50 μg/ml là 61.85%, 25 μg/ml là 60.46%, 10 μg/ml là 54.75% và 5 μg/ml là 45.88%. Kết quả ở các nồng độ khác của mẫu cao từ hạt bơ nước chứng minh N-H có hoạt tính ức chế tyrosynase mạnh. Nghiên cứu của Chang năm 2009 [70] cho rằng polyphenol là thành phần chính của chất ức chế tyrosynase trong đó có quecertin là một chất có khả năng kháng oxy

hóa và ức chế tyrosynase mạnh. Với IC50 =7.3 μg/ml, mẫu cao N-H chứng tỏ khả năng ức

chế tyrosynase rất mạnh trong khi mẫu đối chứng acid kojic có IC50 <5 μg/mL (bảng 3.3).

Các loại B-H, B-HN có giá trị phần trăm ức chế enzyme cũng rất cao và nồng độ ức chế

IC50 cũng rất ổn định, chỉ ở 9.88 μg/ml và 9.27 μg/ml. Ngược lại, có 3 loại cao trích thể

hiện khả năng ức chế enzyme rất thấp, và cả ba loại này đều là loại cao trích từ bơ 034, với giá trị IC50 lớn hơn 100μg/ml.

Bảng 3. 2 Kết quả phần trăm ức chế tyrosynase (Phụ lục 1)

Dữ liệu được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3). Các giá trị

STT Mẫu

cao % Ức chế theo nồng độ μg/mL IC50

35

trung bình với chữ cái khác nhau (a-l) ở cùng một hàng thể hiện sự khác biệt đáng kể (p < 0,05) về giá trị nồng độ của các mẫu cao theo kiểm định Tukey.

Kết quả cho thấy, trong 21 mẫu cao thử hoạt tính, có 3 mẫu cao thể hiện hoạt tính

mạnh, đó là N-H, B-H và B-HN với IC50 lần lượt là 7.3 μg/ml, 9.9 μg/ml và 9.3 μg/ml. Tuy

nhiên, vẫn còn 3 mẫu cao thể hiện hoạt tính rất thấp và tất cả đều là cao bơ 034 với các mẫu

O-HN, O-V và O-VL có IC50 lớn hơn 100 μg/ml.

Khi so sánh hoạt tính của từng loại bơ, mẫu cao hạt bơ thể hiện hoạt tính mạnh nhất.

1 N-H 60.20±0.97def 61.85±1.75fgh 60.46±3.68k 54.81±0.76k

45.58±1.58i 7.3

2 N-HN 56.65±4.02cde 53.73±4.27cdef 45.12±0.58cdef 42.71±3.23gh 40.81±3.80hi 39.1

3 N-V 61.84±1.97efg 57.45±1.37defg 46.27±2.01cdefg 33.33±2.01de 22.58±2.31cde 33.3

4 N-VL 68.20±1.66ghi 66.22±1.37gh 56.3±1.00hik 46.49±1.00hi 33.11±2.11fgh 15.3

5 S-H 52.34±2.87c 50.31±0.43bcde 37.89±2.09bc 34.34±0.58def 26.74±1.16def 49.4

6 S-HN 52.21±3.59c 56.65±2.28def 43.47±8.78bcde 34.728±0.79def 14.89±1.37bc 37.4

7 S-V 65.35±1.37fgh 53.07±0.38cdef 54.60±1.31ghik 33.99±5.02def 6.57±4.00ab 21.7

8 S-VL 75.21±3.85i 69.51±2.69h 53.07±0.38ghik 14.47±0.65b 37.06±2.31gh 23.6

9 B-H 84.86±0.65k 79.60±1.36ik 57.45±2.11hik 50.21±3.79ik 41.22±3.10hi 9.9

10 B-HN 83.55±2.37k 69.07±3.01h 58.55±2.27ik 51.75±3.245ik 39.69±2.73hi 9.3

11 B-V 60.96±0.58def 40.30±3.24a 35.36±1.74b 19.01±1.37bc 9.63±2.80b 73.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 B-VL 54.62±1.95cd 45.12±0.79abc 50.44±2.22efghi 41.19±0.79fgh 33.46±2.01fgh 75.7

13 O-H 57.89±1.74cde 50.43±1.65bcde 43.42±1.74bcde 35.74±2.01defg 23.24±3.71de 48.4

14 O-HN 32.57±4.27a 46.00±3.62abc 47.02±5.16cdefg 39.03±4.53efg 21.67±5.75cd >100

15 O-V 29.27±2.11a 42.96±3.12ab 11.53±0.58a 1.14±1.37a 0.63±0.43as >100

16 O-VL 42.33±2.09b 39.54±1.31a 17.11±1.31a 23.06±1.57c 28.51±1.90def >100

17 HH -H 56.02±1.71cde 51.83±5.82bcde 41.31±2.32bcde 36.69±2.58defg 39.67±2.90hi 45.6

18 HH -

HN

54.88±2.29cde 48.66±7.69bcd 40.68±4.00bcd 40.43±1.71efgh 38.27±1.95ghi 60.7

19 HH-V 70.39±1.74hi 59.21±0.65efg 44.07±2.37bcdef 31.1±2.11d 23.46±3.31de 34.8

20 HH-

HL

85.30±1.00k 70.83±2.73hi 48.68±3.01defgh 34.64±3.10def 30.48±0.76efg 26.5

21 HH-

HVL

36

Tuy nhiên, không có sự sắp xếp thứ tự hoạt tính một cách nhất định trong cùng một loại. Song song đó, đối với các mẫu cao hỗn hợp, dễ nhận thấy rằng, mẫu HH-HL có hoạt tính

cao nhất với IC50 là 26.5 μg/ml, sau đó là HH-V, HH-H, HH-HVL và HH-HN với IC50 lần

lượt là 34.8 μg/ml, 45.6 μg/ml, 55.4 μg/ml và 60.7 μg/ml.

Tuy nhiên, cần nhận định rằng, tất cả các loại mẫu cao trích đều có khả năng ức chế tyrosynase và khả năng này tăng cao khi nồng độ cao trích càng tăng. Các loại mẫu cao này đều có khả năng ức chế enzyme là do có chứa các hợp chất polyphenol, flavonoid và các acid carboxylic có chứa vòng thơm. Nhóm hydroxyl có thể tham gia khử DOPA-chrome thành DOPA, bằng cách nhường electron hoặc tạo liên kết ngang với enzyme qua liên kết hydro, làm ức chế tyrosynase dẫn đến màu sắc tạo thành từ hỗn hợp nhạt đi [14]. Nhóm

flavonoid có khả năng tạo phức với Cu2+ là ion kim loại cần thiết cho hoạt tính xúc tác của

tyrosynase [71, 72]. Ngoài ra, một số dẫn xuất của polyphenol có chứa nhóm aldehyde có thể liên kết với các nhóm như: sulfhydryl, amino, hay hydroxyl của enzyme dẫn đến giảm hoạt tính tyrosynase [72].

Hiện nay, tình hình nghiên cứu trong nước về khả năng ức chế tyrosynase cũng đã được tiến hành tương đối nhiều trên nhiều loài thực vật. Chẳng hạn, nghiên cứu của tác giả L.V.Minh và cộng sự [73] cho thấy, hoạt tính ức chế enzyme từ cao trích methanol cây hoa hòe chỉ đạt mức 17.6% tại nồng độ 100 μg/ml và 34.7% tại nồng độ 200 μg/ml. Theo một nghiên cứu khác [74], đối tượng nghiên cứu được chọn là cây huỳnh anh với 4 bộ phận của nó, kết quả phần trăm ức chế enzyme tại nồng độ 550 μg/ml của rễ, thân trục, thân leo, lá

lần lượt là 27.67%, 40.6%, 59.62% và 15.4%. Ở nghiên cứu này, giá trị IC50 của mẫu cao

thân leo đạt hoạt tính mạnh nhất là 537.63 μg/ml và so sánh với củ nghệ Curcuma longa

với IC50 785.10 μg/ml được dân gian sử dụng làm mờ sẹo, trị thâm đen. Có thể thấy rằng,

so với các loại thực vật khác thì hoạt tính ức chế tyrosynase từ cao hạt bơ vẫn được đánh giá cao hơn vì khả năng ức chế enzyme rất mạnh.

Ở một nghiên cứu trên các cây thuốc ở Tây và Trung Phi [75], một số loài thực vật cũng thể hiện hoạt tính ức chế enzyme rất cao ở nồng độ 500 μg/ml, chẳng hạn như chiết

37

xuất methanol của Lophira lanceolata đạt 69%, Olax viridis đạt 68%, dịch chiết của với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

metanol: chloroform (1:1) đạt 61% và chiết xuất hạt Garcinia kola 79%. Tất cả các loài này

đều có khả năng ức chế trên 60% tuy nhiên với nồng độ cao hơn nhiều so với các mẫu cao hạt bơ được nghiên cứu.

Bảng 3. 3 Kết quả khả năng ức chế Acid Kojic ( Phụ lục 2)

Mẫu % Ức chế theo nồng độ μM IC50

100 50 25 10 5

Acid Kojjic 89.91±0.38k 80.92±1.31k 82.01±1.65l 74.78±0.38l 71.49±1.00k <5

Dữ liệu được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ức chế tyrosynase từ phụ phẩm một số loại bơ việt nam (Trang 51 - 54)