Hoạt tính sinh học của phụ phẩm từ bơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ức chế tyrosynase từ phụ phẩm một số loại bơ việt nam (Trang 28 - 29)

Tuy phụ phẩm từ bơ không mang giá trị dinh dưỡng trực tiếp cho con người, tuy nhiên, chiết xuất từ bã bơ có ứng dụng tiềm năng trong việc nghiên cứu y học. Đầu tiên phải kể đến hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, , các hoạt động chống đái tháo đường, hạ huyết áp, hạ đường huyết và chống vi trùng cũng như ức chế quá trình oxy hóa lipid và protein [38, 39]. Theo nghiên cứu Rodríguez-Carpena (2011) [26] thực hiện trên giống bơ Hass , tổng hàm lượng phenolic trong các dung môi ethyl acetate, acetone và methanol của vỏ bơ lần lượt là 3293 , 8997 và 7841 mg GAE /100 g chất khô; của hạt bơ là 1689, 6082 và 3511 mg GAE /100 g chất khô, có khả năng kháng oxy hóa rất tốt.

Abubakar và cộng sự (2017) [40] đã chỉ ra rằng, hợp chất triterpenoid được phân lập từ chiết xuất ethanol của hạt bơ. Thử nghiệm cho thấy, hợp chất có khả năng ức chế

dòng tế bào ung thư vú MCF-7 và ung thư gan Hep-G2 với giá trị IC50 là 62 mg/mL và 12

mg/mL. Bên cạnh đó, với chiết xuất hạt bơ với ethanol (125-250 mg/mL) thì có khả năng

kháng khuẩn một số dòng Salmonella enteritidis, Citrobacter freudii, Pseudomonas

aeruginosa Enterobacter aerogenes [39].Hợp chất phenolic và flavonoid có trong thành phần chiết xuất hạt bơ là nguồn chống oxy hóa và ức chế gốc tự do trong cơ thể người và động vật, ngoài ra chúng còn có tác dụng kháng viêm cũng như kháng ung thư và một số bệnh tim mạch [41].

12

acid béo. Trong đó squalen là triterpen có nhiều trong gan cá, olive, có khả năng ức chế ung thư, tăng cường miễn dịch và được sử dụng trong nhũ tương y tế [42]. Một số thành phần trong bơ có đặc tính giảm đau, chống viêm [43] và thịt bơ cũng được sử dụng trong các công thức da liễu khác nhau, nhũ tương để điều trị da khô, tác nhân bảo vệ chống lại tia cực tím và tác nhân chống lão hóa [44].

David Morcuende và cộng sự của ông (2016) cũng đã nghiên cứu và so sánh khả năng kháng oxy hóa từ vỏ và hạt bơ. Cụ thể, trong dung môi ethyl acetate và methanol, hoạt tính kháng oxy hóa của vỏ bơ lần lượt là 17.9 và 71.9% cao hơn so với hạt 17.8 và 66.2%. Trong khi đó, chiết xuất dung môi acetone thì hoạt tính của hạt 130.3% lại cao hơn nhiều so với vỏ bơ 88.9%. Bên cạnh đó, hoạt tính kháng khuẩn của hạt bơ được đánh giá cao hơn

so với vỏ bơ rất nhiều, đặc biệt là 2 dòng vi khuẩn Bacillus cereus Staphylococcus aureus

[26]. Mặc dù cả hai chiết xuất đều có sự tương đồng về thành phần, chúng không có khả năng chống oxy hóa như nhau nhưng sự hiện diện của các hợp chất chưa xác định có thể làm tăng hoặc không có tác dụng đối với hoạt động chống oxy hóa hoặc kháng khuẩn [45].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ức chế tyrosynase từ phụ phẩm một số loại bơ việt nam (Trang 28 - 29)