Thẩm định (Due Diligence) bao gồm những gì?

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác thẩm định thuế tại công ty cổ phần tư vấn EY việt nam (Trang 36 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. Thẩm định (Due Diligence) bao gồm những gì?

Khi nhà đầu tư cần đầu tư vào một doanh nghiệp, họ sẽ tiến hành thẩm định và đánh giá doanh nghiệp đó. Việc thẩm định này sẽ bao gồm các công việc rà soát các thông tin cần thiết để từ đó cân nhắc liệu có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.

Các nhà đầu tư sẽ có những giả định và những tiêu chí riêng để quyết định một doanh nghiệp có phù hợp với mục đích đầu tư của họ hay không. Tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư, các doanh nghiệp sẽ phải thưc hiện các hoạt động Due Diligence khác nhau, có thể là thực hiện tự nguyện hoặc như một nghĩa vụ.

Tuỳ theo điều kiện, nhà đầu tư có thể yêu cầu doanh nhiệp thực hiện thẩm định theo nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là các hình thức: Thẩm đinh về tài chính (Financial Due Diligence), Thẩm định thuế (Tax Due Diligence), Thẩm định về pháp lý doanh nghiệp (Legal Due Diligence).

Ngoài ra, một số khía cạnh khác cũng có thể được rà soát thành các khía cạnh riêng như: Thẩm định về thương mại (Commercial Due diligence), Hệ thống công nghệ thông tin (IT Due Diligence), Thẩm định tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence).

23

Rủi ro sai sót, gian lận về tài chính

 Sai sót về bất kỳ khoản mục tài chính nào cũng có thể làm giảm giá trị thương vụ.

 Gian lận có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị của thương vụ, khiến bên mua có những quyết định sai lầm.

Dịch vụ rà soát đặc biệt về tài chính (Financial Due Diligence)

 Đánh giá, khoanh vùng rủi ro.  Rà soát tất cả các khoản mục có rủi

ro sai sót/gian lận.

 Phát hiện, tính toán ảnh hưởng của các rủi ro, gian lận về kế toán, tài chính.

 Phát hiện, ước tính các nghĩa vụ nợ tiềm tàng.

 Thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp cho ý kiến tư vấn.

 Trao đổi và đưa ra ý kiến tư vấn.

Rủi ro về pháp lý

 Rủi ro về tính pháp lý có thể dẫn đến những khoản phạt khổng lồ.  Tranh chấp về tài sản, đất đai,

tranh chấp về quyền lợi – nghĩa vụ đối với các bên có quan hệ lợi ích gây tốn kém chi phí và giảm giá trị thương vụ.

Dịch vụ rà soát đặc biệt về pháp lý (Legal Due Diligence)

 Rà soát hồ sơ liên quan đến tình trạng pháp lý, đầu tư, quá trình hoạt động.

 Rà soát quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp với Cơ quan Nhà nước, chủ nợ, đối tác, người lao động, tập thể và cá nhân có liên quan khác.

 Trao đổi và đưa ra ý kiến tư vấn.

Rủi ro sai sót, gian lận về thuế

 Sai sót, gian lận về kê khai, tính nộp thuế dẫn đến xói mòn giá trị hậu mua bán sáp nhập.

 Các hậu quả pháp lý khác có thể dẫn đến gánh nặng về chi phí cho bên mua.

Dịch vụ rà soát đặc biệt về thuế (Tax Due Diligence)

 Rà soát tất cả các loại thuế.  Phát hiện, đánh giá các rủi ro về

thuế.

 Tính toán mức độ ảnh hưởng của các phát hiện.

24

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác thẩm định thuế tại công ty cổ phần tư vấn EY việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)