Phương pháp tìm ra những rủi ro liên quan đến thuế

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác thẩm định thuế tại công ty cổ phần tư vấn EY việt nam (Trang 69)

5. Kết cấu của đề tài

3.4. Phương pháp tìm ra những rủi ro liên quan đến thuế

3.4.1. Việc tuân thủ thuế của Khách hàng mục tiêu X

3.4.1.1. Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN)

Dựa vào tất cả tờ khai thuế TNDN đối chiếu thời gian nộp thuế theo tờ khai với thời gian nộp thuế theo Điều 17 Thông tư số 151/2014/TT-BTC quy định “Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

tạm tính hàng quý”. Tất cả các tờ khai thuế đều được kê khai trước hạn cuối nộp tờ

khai thuế theo quy định. Công ty cũng tuân thủ thanh toán thuế vào ngân sách nhà nước theo đúng thời gian.

Hình 2.6.3.1. Việc tuân thủ thuế TNDN của Khách hàng mục tiêu X (Nguồn: Sheet “Compliance” trong Databook Project X

3.4.1.2. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Tương tự thuế TNDN, Thuế GTGT cũng dựa vào tất cả tờ khai thuế GTGT từ năm 2017 đến tháng 8/2019 (do thời điểm bắt đầu công việc là tháng 9/2019) đối chiếu thời gian nộp thuế theo tờ khai với thời gian nộp thuế theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định “Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm

nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế”.

Tất cả các tờ khai thuế đều được kê khai trước hạn cuối nộp tờ khai thuế theo quy định. Công ty cũng tuân thủ thanh toán thuế vào ngân sách nhà nước theo đúng thời gian.

56

Hình 2.6.3.2. Việc tuân thủ thuế GTGT của Khách hàng mục tiêu X (Nguồn: Sheet “Compliance” trong Databook Project X)

3.4.1.3. Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định “Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng

phát sinh nghĩa vụ thuế”. Tất cả các tờ khai thuế đều được kê khai trước hạn cuối

nộp tờ khai thuế theo quy định. Công ty cũng tuân thủ thanh toán thuế vào ngân sách nhà nước theo đúng thời gian.

Hình 2.6.3.3. Việc tuân thủ thuế TNCN của Khách hàng mục tiêu X (Nguồn: Sheet “Compliance” trong Databook Project X)

3.4.2. Đối chiếu doanh thu tính thuế GTGT đầu ra với doanh thu tính TNDN

Trong giai đoạn soát xét, năm 2017 và 2019 không có sự chênh lệch về doanh thu tính thuế TNDN và doanh thu tính GTGT. Tuy nhiên đối chiếu trong năm tài chính 2018 vẫn còn chênh lệch, từ đó dẫn đến số trên bảng kê khác với số trên tờ khai GTGT đã nộp. Sự chênh lệch này từ 5 hóa đơn 0008807; 0008464; 0007179; 0007306; 0007576 như sau:

57

Hình 2.6.3.4. Đối chiếu doanh thu tính thuế GTGT đầu ra với doanh thu tính TNDN (Nguồn: Sheet “CIT-VAT reconcile” trong Databook Project X)

3.4.3. Những rủi ro tiềm tàng liên quan đến thuế TNDN

3.4.3.1. Thu nhập từ việc cho vay không lãi suất

Ngày 05/04/2019, Công ty có cho Công ty Z vay một khoản tiền có giá trị 500.000.000 đồng, ngày 26/04/2019 cho công ty Z vay một khoản 4.500.000.000 đồng. Cả hai khoản cho vay vốn trên đều có lãi suất 0%. Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như sau:

1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:

e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

Nếu doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi, cho doanh nghiệp khác vay với lãi suất 0%, là trường hợp “trao đổi không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường”, vi phạm Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, quy định Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp:

+ Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

+ Thuộc đối tượng bị cơ quan thuế ấn định thuế khi cho doanh nghiệp khác vay với lãi suất 0%, cơ quan thuế có thể căn cứ mức thuế suất cho vay đối với ngân hàng để xử lý ấn định thuế truy thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp;

58

+ Mức chế tài: truy thu thuế TNDN, phạt 20% kê khai sai, 0.03%/ ngày ( trước 1/7/2016 là 0.05%/ ngày);

+ Do đó trường hợp kế toán xử lý vốn góp điều lệ bị thiếu chưa đủ thì nên làm hợp đồng mượn/biên bản cho mượn… không nên làm hợp đồng vay 0%.

Hình 2.6.3.5 Thu nhập từ việc cho vay không lãi suất (Nguồn: Sheet “CIT1- Interest” trong Databook Project X)

3.4.3.2. Chi phí hoa hồng trả cho cá nhân là đại lý phân phối

Căn cứ theo Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, khoản 1, khoản 2, điểm 2.4 quy định các chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: 2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ”

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, khoản 1, điểm I quy định về khấu trừ thuế như sau:

“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ

59

hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

Căn cứ các quy định trên, doanh nghiệp có phát sinh các khoản chi phí môi giới hoa hồng cho cá nhân thì được tính vào chi phải được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Khoản chi hoa hồng có đủ chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật bao gồm:

 Hợp đồng môi giới

 Biên bản xác nhận công việc hoàn thành

 Chứng từ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả tiền hoa hồng cho cá nhân (Nếu có)

 Chứng từ chi tiền (Phiếu chi) ghi rõ số lượng, giá trị, ngày tháng, địa chỉ, số CMND của người cung cấp dịch vụ và chữ ký của hai bên.  Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn được

lập theo Mẫu số 01/TNDN (Ghi rõ số tiền chi trả cho hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới... )

Tuy nhiên doanh nghiệp mới chỉ khấu trừ và kê khai 10% TNCN cho các đại lý phân phối mà không lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn được lập theo mẫu 01/TNDN trong đó ghi rõ số tiền chi trả cho hoa hồng. Vì vậy, các chi phí này sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Hình 2.6.3.6 Chi phí hoa hồng trả cho cá nhân là đại lý phân phối (Nguồn: Sheet “CIT3-Commission” trong Databook Project X)

3.4.3.3. Chi phí liên quan đến nhân công

Doanh nghiệp sử dụng hai sổ kế toán, nên một số chi phí liên quan đến nhân công có thể bị loại ra khỏi chi phí được trừ vì chi phí này không thực tế phát sinh.

60

Hình 2.6.3.7. Chi phí liên quan đến nhân công (Nguồn: Sheet “CIT4-Employment cost” trong Databook Project X)

3.4.3.4. Những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Hình 2.6.3.8. Chi phí cho văn phòng tại Hà Nội (Nguồn: Sheet “CIT 5.1” trong Databook Project X)

Hình 2.6.3.9. Nhiên liệu cho ô tô được sử dụng cho Y (Nguồn: Sheet “CIT 5.2” trong Databook Project X)

61

Hình 2.6.3.10. Chi phí cài đặt phần mềm ACT (Nguồn: Sheet “CIT 5.3” trong Databook Project X)

Hình 2.6.3.11. Phí tư vấn cho công ty ở Malaysia (Nguồn: Sheet “CIT 5.4” trong Databook Project X)

3.4.3.5. Chi phí công tác

Căn cứ Thông tư 96/2015/TT-BTC tại điều 4 khoản 2 quy định Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

“2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao

xuất.

- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.

- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người

lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.”

62

Đối với chuyến đi công tác nước ngoài, doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ là quyết định cử đi công tác, biên lai của chi phí khách sạn, ăn uống. Nhưng đối với chuyến đi công tác trong nước thì không có quyết định đi công tác, thay vào đó lịch trình công tác sẽ được thông báo qua email, chi phí này phát sinh chủ yếu ở bộ phận bán hàng. Vì vậy khoản chi phí công tác trong nước này sẽ không được đưa vào chi phí được trừ.

Hình 2.6.3.12. Chi phí công tác (Nguồn: Sheet “Business trip” trong Databook Project X)

3.4.3.6. Chi phí quà tặng

Căn cứ vào điều 3, Khoản 7 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16,Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”.

Theo đó, doanh nghiệp mua quà tết tặng khách hàng, khi biếu tặng phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

Theo phân loại trên Sổ cái, một số chi phí như quà tặng cho khách hàng, nhân viên mà không có hóa đơn GTGT đầu ra sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ.

63

3.4.3.7. Chi phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,

thuế TNCN

Chi phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân công ty đóng có thể bị xem là chi phí không được trừ do thiếu chứng từ.

Hình 2.6.3.14. Chi phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế TNCN (Nguồn: Sheet “Employment cost” trong Databook Project X)

3.4.3.8. Chi phí phúc lợi cho nhân viên

Theo khoản 4 điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC và Thông tư 78/2014/TT- BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là: Tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).”

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

64

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

“Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

Do đó, phúc lợi cho nhân viên có thể bị xem là chi phí không được trừ do không được nêu trong chính sách nội bộ của công ty, thỏa ước lao động tập thể.

Hình 2.6.3.15. Chi phí phúc lợi cho nhân viên (Nguồn: Sheet “Employment cost” trong Databook Project X)

3.4.3.9. Giao dịch với bên liên kết

Liên quan đến việc không kê khai giao dịch với bên liên kết. Cụ thể, Khách hàng mục tiêu và Y là các bên liên quan vì hai công ty đều được sở hữu bởi một cá nhân – Bà HTT (40% tỉ lệ sở hữu ở Khách hàng mục tiêu và 50% tỉ lệ sở hữu tại Y). Rủi ro cao sẽ xuất hiện một khoản thu nhập tăng thêm trong trường hợp Khách hàng mục tiêu bán một số sản phẩm nhất định cho Y mà không có mark-up hoặc giá thấp hơn đáng kể so với các bên khác. Khách hàng mục tiêu cũng không có được các

65

chứng từ như mẫu giá giao dịch liên kết và bộ hồ sơ liên quan đến giá giao dịch liên kết.

3.4.4. Rủi ro tiềm tàng liên quan đến thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Theo quy định mới nhất hiện nay tại Điểm c khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính quy định về việc thanh toán trả chậm, trả góp:

“Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn GTGT và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác thẩm định thuế tại công ty cổ phần tư vấn EY việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)