Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác thẩm định thuế tại công ty cổ phần tư vấn EY việt nam (Trang 81)

5. Kết cấu của đề tài

3.5. Nhận xét chung

3.5.1. Điểm mạnh

EY đã xây dựng được hệ thống quy trình thực hiện thẩm định thuế hoàn chỉnh và quy chuẩn từ giai đoạn chuẩn bị, tiến hành đến lập báo cáo. Mỗi giai đoạn cụ thể Công ty đều thiết lập sẵn những biểu mẫu, tài liệu làm việc, những công việc cần thực hiện và trách nhiệm phê duyệt một cách rõ ràng. Với một quy trình được chuẩn bị chi tiết như vậy, quá trình thực hiện thẩm định của các thành viên được hỗ trợ rất nhiều, đặc biệt là với giai đoạn chuẩn bị. Đồng thời, EY cũng có một quy trình Q&RM để giám sát chặt chẽ việc thực hiện và đánh giá rủi ro từ giai đoạn chấp nhận khách hàng đến khi kết thúc quá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc thẩm định. Mỗi công việc đều được kiểm tra lại kĩ lưỡng và phê duyệt bởi cấp cao hơn, và báo cáo cuối cùng phải được hai Phó TGĐ phê duyệt trước khi đưa cho khách hàng.

Thành viên trong đội ngũ thẩm định thuế là những con người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, đặc biệt là các Phó TGĐ và Chủ nhiệm của Công ty đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn liên quan đến mua bán sáp nhập trên phương diện thuế và hỗ trợ thành công rất nhiều dự án trong nước và cả quốc tế. Nhờ đó, những phát hiện, đánh giá và lời khuyên tư vấn cho khách hàng luôn có độ tin cậy cao xét về khía cạnh thuế, không những đem lại uy tín lớn cho Công ty mà còn mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.

Hơn nữa, các thành viên trong đội ngũ thẩm định hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau rất tốt trong quá trình làm việc, về cả chuyên môn và kỹ năng mềm. Không chỉ làm

68

việc với các thành viên trong nhóm, đội ngũ thẩm định thuế còn có quan hệ tốt với thành viên ở bộ phận khác trong cùng một dự án M&A. Các bộ phận luôn hỗ trợ và trao đổi thông tin với nhau một cách thường xuyên, cùng nhau làm việc với Khách hàng, đọc báo cáo của các bên để hiểu biết về những vấn đề liên quan, và ngăn chặn kịp thời nếu có rủi ro liên quan đến bảo mật hay bất kì xung đột lợi ích nào xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

3.5.2. Hạn chế

 Hạn chế về mặt thời gian với khối lượng công việc lớn

Xét trên phương diện khách quan, bản chất của công việc thẩm định thuế không có một thời hạn nhất định. Thời hạn của một dự án có thể tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng, nhân lực của Công ty và sự phối hợp của Khách hàng mục tiêu trong việc cung cấp thông tin. Thông thường thì thời gian yêu cầu từ lúc bắt đầu dự án đến khi ra báo cáo trong vòng chưa đầy một tháng, có những dự án được yêu cầu hoàn thành chỉ trong vòng một đến hai tuần. Vậy nên trong giai đoạn bận rộn một nhóm thẩm định phải vừa hoàn thành nhiều báo cáo chính thức cho khách hàng, vừa thực hiện dự án mới. Tuy nhiên hiện nay số lượng thành viên chuyên về thẩm định thuế chưa đến 10 người. Giới hạn về nhân lực là vấn đề gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thẩm định. Áp lực công việc dành cho nhân viên cũng là rất lớn khi có những giai đoạn phải làm việc trong một thời gian ngắn nhưng với một khối lượng công việc rất lớn và chồng chéo nhau nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.

 Hạn chế về chuyên môn ngành của các Chuyên gia thuế

Nguyên nhân chính của việc báo cáo thẩm định chưa phản ánh đầy đủ yêu cầu của khách hàng là do hạn chế về chuyên môn ngành. Trước khi thực hiện một dự án thẩm định thì việc tìm hiểu về ngành của khách hàng và Khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên để có thể xác định được những rủi ro cơ bản. EY sẽ chia ra nhiều mảng mua bán sáp nhập theo từng ngành khác nhau, như dầu khí, bán lẻ, hóa dược, và nhiều ngành khác. Đối với EY Toàn cầu, các thành viên trong đội ngũ thẩm định sẽ được phân theo các ngành khác nhau, và họ sẽ có kiến thức sâu về ngành của riêng mảng đó thôi. Tuy nhiên các dự án M&A tại Việt Nam chưa quá nhiều và đa dạng để có thể phân hóa thành từng mảng chuyên biệt như EY toàn cầu. Do đó, Phó TGĐ và Chủ nhiệm phải có kiến thức sâu rộng về tất cả các ngành mà dự án đang thực hiện. Việc này gây áp lực và khó khăn cho quản lý của dự án và rất khó để có thể hiểu sâu được tất cả các ngành trong một thời gian ngắn, trong khi số lượng dự án đảm nhận cũng không phải là nhỏ. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc nhìn nhận, đánh giá rủi ro và

69

dẫn đến chất lượng báo cáo thẩm định sẽ không phản ánh được hết những ảnh hưởng trọng yếu liên quan đến thuế cho khách hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Nội dung Chương III đã đề cập đến quy trình thẩm định thuế của Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam. Với việc phân tích quy trình và minh họa với một dự án cụ thể tại EY, đã cho thấy những thế mạnh và mặt hạn chế của Công ty. Từ đó hình thành nên cơ sở đưa ra các đề xuất ở chương tiếp theo.

70

CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN EY

VIỆT NAM

4.1. Triển vọng phát triển của công tác thẩm định thuế tại Công ty 4.1.1. Về cơ hội 4.1.1. Về cơ hội

Hoạt động mua bán sáp nhập giữa các công ty tại nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam, cũng như giữa các công ty Việt Nam với nhau xuất hiện ngày càng nhiều và với quy mô ngày càng lớn. Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2018 đạt 7,64 tỷ USD, bằng 74,9% so với năm 2017. Tuy nhiên, nếu loại trừ đóng góp của thương vụ kỷ lục Sabeco, yếu tố gây đột biến cho hoạt động M&A của Việt Nam năm 2017, thì giá trị M&A năm 2018 của Việt Nam tăng 41,4% (Tố Uyên (2019) “Thị trường mua bán sáp nhập năm 2019: Có thể đạt mốc 6,7 tỷ USD” “Thời báo tài chính

Việt Nam Online”). Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ M&A

được công bố tại Việt Nam đạt con số 1,9 tỷ đồng, bằng 53% cùng kỳ năm 2018. Còn theo một thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, giá trị nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước trong sáu tháng đầu năm 2019 đạt 2,64 tỷ USD. Có thể kể đến những thương vụ lớn năm 2019 như SK Group - tập đoàn đa ngành lớn nhất Hàn Quốc muốn rót 1 tỷ USD vào Vingroup và sẽ trở thành đối tác chiến lược của tập đoàn này, đây là thương vụ có giá trị giao dịch lớn nhất trên thị trường năm 2019; ngày 25/4/2019, Taisho đã chào mua thành công 20,6 triệu trong tổng số 28,3 triệu cổ phiếu chào mua công khai cổ phiếu Dược Hậu Giang. Do đó, Taisho đã nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên gần 66,4 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 50,78%, Dược Hậu Giang như vậy chính thức trở thành công ty con của đơn vị Nhật Bản này; cuối tháng 10/2019, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (BIDV) chấp thuận cho KEB Hana Bank mua 15% cổ phần phát hành riêng lẻ của BIDV, đánh dấu việc nhà băng Hàn Quốc rót 1.000 tỷ won (hơn 20.000 tỷ đồng) vào BIDV (Bảo Linh (2019), “10 thương vụ M&A ấn tượng trong năm 2019” “Tạp chí tài chính”). Các lĩnh vực sôi động nhất trong giai đoạn 2018-2019 tập trung vào các ngành tài chính tiêu dùng, bán lẻ, thủy sản, logistic, ngân hàng. Các nhà đầu tư nước ngoài như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động M&A tại Việt Nam. Các giao dịch mua bán và sáp nhập chủ yếu liên quan đến mua lại cổ phần, vì thế việc thẩm định là rất cần thiết. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt (quy mô đầu tư nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp mới để mua tài sản/dự án chứ không mua cổ phần tại doanh nghiệp hiện tại), hầu hết các thương vụ mua bán sáp nhập và huy động vốn khác đều trải qua quá trình soát xét về tài chính và thuế để nhà đầu tư có cái nhìn tương đối rõ ràng về thực trạng của doanh nghiệp. Với một thị trường đầy tiềm năng như vậy, đây cũng là cơ hội tốt để EY phát

71

huy được vai trò của mình là một nhà tư vấn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán sáp nhập.

Từ lúc bắt đầu hoạt động tại Việt Nam đến nay, EY luôn xây dựng một mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng, đây cũng chính là chiến lược phát triển của Công ty. Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang trong quá trình thoái vốn theo công văn 991/QD-TTg- DMDN về phê duyệt danh sách các doanh nghiệp nhà nước và các nhóm doanh nghiệp phải IPO và quyết định số 1232/QD-TTg về phê duyệt danh sách các doanh nghiệp phải thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2017-2020. Đây là một cơ hội cho công tác thẩm định thuế tại EY trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp này thực hiện thoái vốn thành công, vì tính đến nay mới chỉ có 27/127 doanh nghiệp cổ phần hóa thành công theo kế hoạch được chính phủ phê duyệt.

Nói về dịch vụ tư vấn thuế tại EY, công ty đã xây dựng được một chỗ đứng trong lĩnh vực tư vấn liên quan đến mua bán sáp nhập. Theo thống kê của Mergermarket vào tháng 1 năm 2018, EY đứng vị trí thứ nhất về kế toán sáp nhập và dịch vụ tư vấn tài chính và thuế liên quan tại khu vực Đông Nam Á, với số lượng dự án thực hiện là 27 dự án và giá trị giao dịch hơn 97,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến Công ty ngày càng nhiều hơn. Công ty sẽ chủ yếu tập trung vào việc cố gắng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, không chỉ đối với các dự án tại Việt Nam mà còn hỗ trợ cho EY tại các quốc gia khác trong những giao dịch mua bán sáp nhập đa quốc gia có liên quan đến doanh nghiệp tại Việt Nam.

4.1.2. Về thách thức

Trên thực tế, có nhiều giao dịch mua bán sáp nhập không thực hiện được do hệ thống khung pháp lý của Việt Nam, pháp luật về thuế còn rất ít và hạn chế, gây khó khăn cho Công ty khi thực hiện dịch vụ thẩm định trong việc xác định mức độ rủi ro liên quan, đặc biệt trong những dự án với quy mô lớn và những ngành tiềm ẩn nhiều vấn đề về thuế như y tế, giáo dục, bất động sản. Ngoài việc hạn chế về khung pháp lý, các câu chữ ở các văn bản dưới luật như thông tư, nghị định chưa rõ ràng và nhất quán, điều này khiến cho Công ty có thể hiểu sai thông tin dẫn đến tư vấn sai cho nhà đầu tư, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ nhà đầu tư bị cáo buộc trốn thuế hoặc nợ thuế sau khi đã hoàn tất một thương vụ.

Mặc dù cơ hội phát triển của thị trường mua bán và sáp nhập ở Việt Nam luôn được đánh giá theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những yếu tố chủ quan gây trở ngại cho các nhà đầu tư cũng như các công ty mục tiêu trong việc tiếp cận với bên mua. Các yếu tố chủ quan có thể kể đến đó là việc công bố thông tin trên

72

báo cáo tài chính chưa thực sự minh bạch, doanh nghiệp định giá quá cao so với giá trị thực tế, các yếu tố về rào cản văn hóa, và nhiều yếu tố khác. Trong đó vấn đề có thể xem là ảnh hưởng lớn nhất đến việc thu hút vốn ngoại đó là hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hình thức kế toán hai sổ, điều này làm cho các nhà đầu tư e ngại về tính chính xác của các con số tài chính. Việc định giá quá cao khi bán hoặc kêu gọi vốn doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đến sự thành công của thương vụ. Việc cố tình che giấu thông tin về công ty cũng khiến cho công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn, có thể không phát hiện ra được hết những rủi ro về thuế mang tính trọng yếu.

Bản chất phức tạp và nhiều vấn đề của ngành mà khách hàng thực hiện mua bán sáp nhập cũng là một thách thức không nhỏ cho đội ngũ nhân viên EY. Với một đội ngũ nhân lực còn hạn chế, không có sự phân chia từng mảng ngành khác nhau, các thành viên phải cùng một lúc cập nhật rất nhiều kiến thức liên quan đến nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, điều này gây áp lực không nhỏ và việc không thể bao quát hết được là không thể tránh khỏi.

Hiện nay tại Việt Nam không chỉ có EY cung cấp dịch vụ tư vấn sáp nhập và thẩm định thuế mà còn rất nhiều các công ty tư vấn khác, điển hình là các công ty trong Big 4. Vì thế, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi.

4.2. Định hướng hoàn thiện công tác thẩm định thuế tại Công ty

Phát triển nhân lực sẽ là định hướng quan trọng trong quá trình thực hành của Công ty. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiến hành cơ cấu lại nhân sự cho bộ phận thẩm định thuế, bổ sung thêm nhân sự hoặc có sự điều động linh hoạt nhân sự giữa các bộ phận sao cho linh hoạt và đáp ứng được mục tiêu hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Công ty sẽ thực hiện kế hoạch đổi mới và cập nhật kiến thức cho toàn bộ nhân viên.

Ưu tiên trong thời gian tới của EY sẽ là tấn công thị trường. Công ty sẽ tiếp tục tận dụng sự kết hợp của hai bộ phận ITS và TT, mở rộng hơn nữa danh mục khách hàng bằng cách tích cực tìm kiếm và đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự tập trung vào việc phát triển và triển khai các dịch vụ để có thể đạt được một lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường. Bộ phận ITTS cũng sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác với bộ phận TAS để từ đó tạo sự liên kết đối với các dịch vụ ITTS.

73

4.3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện thẩm định thuế tại Công ty thuế tại Công ty

4.3.1. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề chồng chéo công việc

Về nội dung giải pháp, hiện nay trong bộ phận thẩm định thuế hiện có 3 Chuyên viên và 2 Chủ nhiệm phụ trách chính đảm nhận thực hiện dịch vụ thẩm định thuế. Hiện tại đối với số lượng nhân sự như vậy thì các thành viên vẫn có thể hoàn thành được công việc tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, do đặc thù của các dự án thẩm định thuế không có một khoảng thời gian thực hiện cụ thể, nên sẽ có những giai đoạn Chuyên viên phải hoàn thành báo cáo của nhiều dự án cùng một lúc, điều này gây áp lực rất lớn và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Giải pháp tối ưu nhất là công ty nên tuyển thêm Chuyên viên để giảm bớt khối lượng công việc cho các thành viên hiện tại, đồng thời làm phương án dự phòng cho những giai tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, một dự án thẩm định thuế bao gồm rất nhiều công việc, có những công việc chỉ đòi hỏi kĩ năng cơ bản và không cần phải có kinh nghiệm, cấp độ Nhân viên có thể hoàn thành được như lọc Sổ cái, photo chứng từ, cập nhật file Báo cáo tình trạng hiện tại, lập hóa đơn. Vậy nên để giảm bớt áp lực cho

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác thẩm định thuế tại công ty cổ phần tư vấn EY việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)