Đặc điểm của VNPTPay

Một phần của tài liệu Khóa luận phát triển dịch vụ thanh toán điện tử VNPT pay tại phòng bán hàng điện bàn trung tâm kinh doanh VNPT quảng nam (Trang 33)

1. Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu

2.2.2. Đặc điểm của VNPTPay

Được cung cấp theo 3 hình thức: ví điện tử, thẻ nội địa (ATM) và thẻ quốc tế (credit/debit), VNPT Pay có thể được sử dụng trên ứng dụng điện thoại hoặc website http://vnptpay.vn. Để khách hàng có thể thực hiện thanh toán tiện lợi nhất, VNPT Pay được liên kết với 34 ngân hàng, đồng thời tích hợp các giải pháp phần mềm: bảo mật, xác thực và hiện là dịch vụ đã đạt tiêu chuẩn bảo mật cao nhất của Ngân hàng Nhà nước. VNPT Pay cũng sở hữu các công nghệ nhận diện khuôn mặt và QR Code để hỗ trợ thanh toán tại các điểm giao dịch tương ứng. VNPT Pay thanh toán các dịch vụ của tập đoàn VNPT, bao gồm:

- Dịch vụ MyTV

- Dịch vụ Intermet/ADSL/Fibervnn - Dịch vụ điện thoại cố định

- Thanh toán nạp tiền (Top-up) - Thanh toán mua mã thẻ di động

- Thanh toán cước các dịch vụ giá trị gia tăng VAS (MyEnglish, MyHomework, LBA, Shopbrand…)

Không chỉ hỗ trợ thanh toán nhanh chóng cước tất cả các dịch vụ viễn thông – CNTT của VNPT, ví điện tử VNPT Pay còn có thể dùng để thanh toán hóa đơn điện nước, mua bảo hiểm, mua vé máy bay, vé xem phim…Đặc biệt, tính năng thanh toán tự động (auto pay) của VNPT Pay vô cùng thông minh với ưu điểm tự động, an toàn, tiện lợi và hoàn toàn miễn phí, giúp khách hàng không mất thời gian ghi nhớ thời hạn thanh toán cước, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức so với việc nộp tiền mặt hàng tháng tại quầy giao dịch hoặc tại nhà.

Ngoài ra, dịch vụ VNPT Pay có thể thực hiện việc thu hộ cho các đối tác cung cấp dịch vụ ngoài xã hội, có nhu cầu thu hộ qua hệ thống ngân hàng đầy đủ đã kết nối với VNPT Pay.

2.2.3. Vai trò của thanh toán điện tử VNPT Pay

Để tạo thói quen thanh toán điện tử, ứng dụng VNPT Pay của Tập đoàn VNPT là hệ thống thanh toán với nhiều chức năng, dịch vụ tiện ích độc đáo, giúp thỏa mãn mọi nhu cầu thanh toán trong cuộc sống hằng ngày của khách hàng. Ví điện tử VNPT Pay sẵn sàng phục vụ cho gần 30 triệu người dùng của VNPT để thanh toán các hóa đơn, nạp tiền điện thoại một cách nhanh chóng.

Song song với việc đa dạng hệ sinh thái, VNPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với 53 tỉnh, thành phố; triển khai các giải pháp chính quyền điện tử cho 61/63 tỉnh, thành phố, cung cấp Phần mềm quản lý y tế cho hơn 50% toàn bộ các cơ sở Y tế trên cả nước, triển khai Hệ thống Quản lý Giáo dục cho hơn 12.000 trường học với gần 5 triệu hồ sơ học sinh. Theo đó, VNPT Pay sẽ được tích hợp trong hệ thống thanh toán điện tử của các cơ sở giáo dục, y tế, hành chính công của các tỉnh thành, qua đó giúp đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đây cũng chính là những điểm cộng của VNPT Pay so với các dịch vụ tương đồng trên thị trường, qua đó đưa VNPT Pay trở thành công cụ thanh toán phổ biến tới người dân.

2.2.4. Điều kiện để khách hàng tham gia vào dịch vụ thanh toán điện tử củaVNPT VNPT

Khách hàng chỉ cần có một số điện thoại di động đang hoạt động bình thường, sau đó tải App VNPT Pay chọn đăng kí Ví điện tử và điền thông tin. Khách hàng cần có ít nhất 1 tài khoản liên kết với ngân hàng để thực hiện được thanh toán.

2.2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của VNPT Pay và khách hàng sử dụng thanh toán 2.2.4.2.1.Quyền và trách nhiệm của khách hàng

 Quyền của khách hàng

Khách hàng có thể chuyển tiền từ Ví điện tử của mình sang Ví điện tử của người khác để thanh toán hóa đơn mua hàng hóa/dịch vụ hoặc cũng có thể chuyển tiền trực tiếp mà không có hóa đơn (vd: tặng tiền, hay chuyển cho bạn bè/người thân ở xa…).

 Trách nhiệm của khách hàng

- Khi sử dụng VNPT Pay bạn sẽ luôn phải chịu trách nhiệm với mọi giao dịch xuất phát từ Ví điện tử VNPT Pay của bạn. Có thể bạn phải bồi thường cho VNPT Pay và/hoặc người sử dụng khách hoặc bên thứ ba có liên quan nếu bạn vi phạm Bản thỏa thuận người dùng hay nếu bạn gây tổn thất, thiệt hại cho VNPT Pay, cho người dùng khác hoặc bên thứ ba có liên quan.

2.2.4.2.2.Quyền và trách nhiệm của VNPT Pay

 Quyền của VNPT Pay: Nếu VNPT Pay có lí do để cho rằng bạn vi phạm những hoạt động bị giới hạn, VNPT Pay sẽ làm hết mức để bảo vệ VNPT Pay, và hoặc người dùng khác hoặc bên thứ ba có liên quan. Những hành động VNPT Pay có thể thực hiện:

- VNPT Pay có thể đóng, tạm ngừng hoặc giới hạn truy nhập của bạn vào Ví điện tử hoặc dịch vụ

- VNPT Pay có thể có những thông tin cập nhập sai vì thông tin đó do bạn cung cấp cho VNPT Pay sai

- Bất cứ lúc nào, VNPT Pay cũng có thể từ chối cung cấp dịch vụ cho bạn

- VNPT Pay có thể tạm giữ/đóng các khoản tiền của bạn trong thời gian 180 ngày nếu cảm thấy cần thiết để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra

- Nếu bạn bị khiếu nại, tranh chấp, đòi hoàn lại tiền… VNPT Pay có thể tạm giữ/đóng băng các khoản tiền trong Ví điện tử của bạn đến khi nào vấn đề được giải quyết theo quy định của bản thỏa thuận

- VNPT Pay có thể sử dụng các quy định Luật pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để áp dụng với bạn.

 Nghĩa vụ của VNPT Pay

- Tất cả các thông tin người sử dụng do VNPT Pay và các bên liên quan VNPT Pay nắm giữ sẽ được nổ lực bảo vệ ở mức độ hợp lý tránh việc bị xâm nhập hoặc tiết lộ trái phép

- Lưu trữ và bảo mật thông tin của khách hàng tại các máy chủ hệ thống và được đảm bảo an toàn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Các hoạt động tương tác trực tiếp với máy chủ và máy móc đặt tại các trung tâm dữ liệu đều phải tuân thủ chặt chẽ các quy định và quy trình về an toàn, an ninh và bảo mật theo quy định; đáp ứng các yêu cầu về an toàn và bảo mật công nghệ thông tin theo quy định của ngân hàng nhà nước và các tiêu chuẩn an ninh, an toàn và bảo mật quốc tế.

2.3. Phát triển sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử2.3.1. Khái niệm: 2.3.1. Khái niệm:

Phát triển thanh toán điện tử không chỉ được hiểu là sự tăng lên về doanh số thanh toán, về khối lượng khách hàng, mà còn là sự thay đổi trong quy trình, công nghệ thanh toán sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp.

Phát triển thanh toán điện tử được thể hiện qua nhiều yếu tố: thu hút được khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, tiền phí thấp…

Phát triển thanh toán điện tử là một quá trình nổ lực, là sự phối hợp hoạt động giữa con người trong cùng một tổ chức, giữa các đơn vị với nhau vì mục đích chung.

2.3.2. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ thanh toán điện tử

- Tính an toàn và chính xác: đó là hai yêu cầu đối với hoạt động thanh toán điện tử. Khách hàng đến với dịch vụ này là mong muốn giảm đi những rủi ro của thanh toán dùng tiền mặt, tăng tốc độ an toàn trong thanh toán.

- Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán

- Đảm bảo nhanh chóng và kịp thời: thời gian thanh toán được các chủ thể tham gia thanh toán đặc biệt quan tâm vì nó có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng

Khách hàng là đối tượng chủ yếu tạo doanh thu cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khó có thể đánh giá được chính xác mức độ hài lòng của khách hàng vì mức độ hài của mỗi quý khách hàng là khác nhau. Tuy nhiên, trong khả năng có thể, mỗi doanh nghiệp phải cố gắng nổ lực hết sức để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nếu mức độ hài lòng của khách hàng càng cao, khách hàng sẽ tín nhiệm doanh nghiệp và tiếp tục hợp tác với doanh nghiệp. Khi đó, uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên và thu hút được thêm nhiều khách hàng mới.

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thanh toánđiện tử điện tử

2.4.1. Các nhân tố chủ quan

2.4.1.1. Nhân tố con người

Các doanh nghiệp có xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào lĩnh vực hoạt động của mình, nhưng đòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của mỗi cán bộ. Bởi vì, một công nghệ có hiện đại nhất cũng không thể thay thế con người trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong những vấn đề cần tới tư duy sáng tạo của con người mà không máy móc nào có được. Ứng dụng công nghệ cao thì các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động càng phức tạp và hậu quả của những sai sót càng lớn đòi hỏi phải có sự can thiệp một cách sáng tạo và linh hoạt của con người. Sự kết hợp tốt giữa con người và máy móc là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp hoạt động mạnh và có hiệu quả. Yếu tố con người là điều kiện để các máy móc phát

huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Do đó yếu tố con người tỏ ra vô cùng quan trọng.

2.4.1.2. Chính sách, chiến lượt của VNPT

Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược đúng đắn sẽ phát triển, ngược lại nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với dịch vụ thanh toán điện tử, chính sách của doanh nghiệp thể hiện qua chính sách chi phí, chính sách chăm sóc, thủ tục đăng kí.

2.4.1.3. Môi trường Marketing

Hoạt động Marketing doanh nghiệp, đặt biệt là marketing trong hoạt động thanh toán điện tử cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của hoạt động của hoạt động thanh toán điện tử. Đối với dịch vụ thanh toán điện tử, marketing doanh nghiệp thể hiện qua việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử hiện có của doanh nghiệp. Để thu hút được khách hàng sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại và mới mẻ thì doanh nghiệp phải có giải pháp tuyên truyền, khuyến mại thích hợp.

2.4.2. Các nhân tố khách quan

2.4.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế xã hội là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của hình thức thanh toán điện tử. Trong một nền kinh tế chưa phát triển, mức độ tin tưởng vào nhau chưa cao, các giao dịch thanh toán thường đòi hỏi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt – là phương thức thanh toán tin cậy nhất; còn khi tốc độ lạm phát cao thì người ta có xu hướng quay về hình thức trao đổi hàng đổi hàng hoặc sử dụng các phương tiện thanh toán không chính thức nhưng có giá trị tin cậy và ổn định hơn như vàng, ngoại tệ… trong điều kiện như vậy thì thanh toán điện tử không có cơ hội phát triển.

Thanh toán điện tử là một hình thức thanh toán tiên tiến sử dụng công nghệ cao vì vậy đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại, tình hình kinh tế xã hội phát triển cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu. Một nền kinh tế phát triển cao như các nước có nền kinh tế phát triển thì các giao dịch thanh toán chủ yếu dưới hình thức phi tiền mặt với các giao dịch có giá trị lớn, theo đó, cơ chế thanh toán không tiền mặt có lý do và điều kiện để

phát triển và hoàn thiện. Ngược lại, một nước có nền kinh tế kém phát triển và dựa trên sản xuất nông nghệp là chủ yếu thì giao dịch thanh toán chủ yếu sẽ là tiền mặt và lúc đó vai trò thanh toán điện tử là không phát triển.

2.4.2.2. Môi trường pháp lý

Cơ sở pháp lý quy định trong thanh toán điện tử là một trong những nhân tố rất quan trọng. Cũng như các nghiệp vụ kinh doanh khác, phương thức thanh toán điện tử cần phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, nhằm đảm bảo công bằng và hợp pháp, tránh tranh chấp xảy ra, điều đó cần đến vai trò của pháp luật.

Thanh toán điện tử có ưu điểm là an toàn và tiện lợi hơn tiền mặt rất nhiều, do đó nó chỉ nó chỉ có thể phát triển khi đảm bảo được các lợi thế đó, tức là nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và an toàn. Các quy định của pháp luật về thanh toán điện tử và các văn bản liên quan cũng phải thể hiện được các yếu tố đó, an toàn nhưng phải linh hoạt, thuận tiện và công bằng cho các bên tham gia thanh toán. Cơ sở pháp lý phải đủ để điều chỉnh các thể thức thanh toán điện tử và Nhà nước đã tạo nên những khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử. Nhà nước đã cho ra đời các Quy định, Nghị quyết, các văn bản trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới hoạt động thanh toán điện tử. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán tạo môi trường và chuẩn mực pháp lý đảm bảo cho các quan hệ thanh toán được thực hiện trong vòng trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội.

Sự hoàn thiện của cơ sở pháp lý là điều thúc đẩy cơ chế thanh toán điện tử phát triển. Một cơ sở pháp lý đủ, chặt chẽ và đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi cho thanh toán điện tử. Trong thanh toán điện tử nếu tính chất pháp lý của các chứng từ điện tử chưa được xác nhận bằng các văn bản pháp quy có liên quan thì thanh toán điện tử trong kinh doanh chưa đủ cơ sở để phát triển rộng rãi.

2.4.2.3. Môi trường khoa học – công nghệ

Thanh toán điện tử là một hình thức thanh toán hiện đại, đòi hỏi cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình thanh toán. Công nghệ thanh toán là yếu tố có vai trò đặt biệt quan trọng đối với hoạt động thanh toán điện tử của doanh

nghiệp, do khối lượng thanh toán ngày càng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng một các nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra một bước nhảy vọt trong thanh toán điện tử. Do đó, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thanh toán điện tử.

2.5. Cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử

Kể từ khi thị trường Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng lần đầu tiên (vào năm 1996) đến tháng 6/2016 số lượng thẻ phát hành đã đạt mức trên 106 triệu thẻ (tăng gấp 3,4 lần so với cuối năm 2010) với 48 ngân hàng phát hành.

Trong đó thẻ ghi nợ chiếm 90,66%, thẻ tín dụng chiếm 3,53%, thẻ trả trước là 5,81%. Về mạng lưới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ ngân hàng được cải thiện, số lượng các máy POS có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đến cuối tháng 6/2016, trên toàn quốc có trên 17.300 ATM và hơn 239.000 POS được lắp đặt.

- Dịch vụ ví điện tử: các tổ chức không phải ngân hàng đã được cấp phép thực hiện dịch vụ ví điện tử gồm 6 tổ chức: Banknetvn, VNPay, M_Service, BankPay, Vietnam Online, VietUnion với 38 ngân hàng thương mại đã tham gia phối hợp triển khai dịch vụ ví điện tử.

- Hệ thống chuyển mạch thẻ: ngày 1/4/2015, Công ty cố phần Chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn và Công ty Dịch vụ thẻ Smartink đã sát nhập thành Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất, cho phép chủ thẻ của một ngân hàng có thể rút tiền

Một phần của tài liệu Khóa luận phát triển dịch vụ thanh toán điện tử VNPT pay tại phòng bán hàng điện bàn trung tâm kinh doanh VNPT quảng nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)