1. Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng hiện tại
Bảng 4: Kết quả doanh thu của VNPT Pay tại Phòng bán hàng Điện Bàn giai đoạn 2017-2019 Năm 2017 (Triệu đồng) Năm 2018 (Triệu đồng) Năm 2019 (Triệu đồng) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2018/2017 2019/2018 Doanh thu 11 39 83 354,5 212,8
Hiện nay VNPT Pay không chỉ cạnh tranh với các ví khác mà còn phải cạnh tranh với các hình thức thanh toán điện tử như: ngân hàng điện tử, ngân hàng số…. Tuy VNPT Pay ra đời sau nhưng lại có rất nhiều lợi thế, và một trong số đó là “thừa hưởng” từ tập đoàn “mẹ” VNPT.
Doanh thu VNPT Pay của Phòng bán hàng Điện Bàn tăng trưởng nhanh kể từ khi ra mắt dịch vụ vào 7/2017. Năm 2018 doanh thu đạt 39 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng lên đến 354,5% so với năm 2017. Năm 2019 có phần khởi sắc hơn, dịch vụ VNPT Pay phát triển khá tốt với doanh thu đạt 83 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2018 là 212,8%. Như vậy, lãnh đạo và nhân viên của Phòng đã cố gắng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là nâng cao được thị phần và d oanh thu từ dịch vụ VNPT Pay.
Dịch vụ ví điện tử còn khá mới mẻ với người dân Điện Bàn, là địa phương với đa số người dân ít tiếp xúc với công nghệ, cùng với thói quen sử dụng tiền mặt để chắc chắn, lười thay đổi và rất nhiều người chưa thành thạo smartphone nên số lượng người dùng VNPT Pay còn rất hạn chế. Hơn 90% khách hàng giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt tại phòng giao dịch và tiền mặt thanh toán hóa đơn tháng bởi người thu hộ. Còn lại số ít là các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến. VNPT Pay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, chưa được sự chào đón, sẵn sàng sử dụng của khách hàng. Nó vẫn gặp nhiều trở ngại bởi địa phương chưa phát triển lắm về công nghệ cũng như kiến thức công nghệ của người dân.
Bảng 5: Kết quả doanh thu của VNPT Pay tại Phòng bán hàng Điện Bàn năm 2017 KH của TT (Triệu đồng) TH của TT (Triệu đồng) TH của Phòng (Triệu đồng) Tỷ lệ % trong tổng DT VNPT Pay của TT Tỷ lệ % trong tổng DT của Phòng Doanh thu 75 63 11 17,5% 0,024%
Dịch vụ VNPT Pay được ra mắt vào tháng 7/2017, lúc này hoạt động của dịch vụ này còn yếu. Tình hình phát triển của dịch vụ chưa được khả quan, Phòng bán hàng Điện Bàn chưa hoàn thành kế hoạch được giao. Cụ thể kế hoạch đưa ra mức doanh thu là 75 triệu đồng nhưng Phòng chỉ thực hiện được 63 triệu đồng, tức là chỉ thực hiện được 84% kế hoạch được giao. Doanh thu dịch vụ VNPT Pay chỉ chiếm một phần tỷ lệ rất nhỏ 0,024% trong tổng doanh thu của Phòng, và chiếm 17,5% trong tổng doanh thu VNPT Pay của Trung tâm Kinh doanh VNPT Quảng Nam, đứng vị trí thứ 4 trong bảng doanh thu sau TP. Tam Kỳ, TP.Hội An và VP.
Phòng cần đưa ra các kế hoạch cụ thể, định hướng cho dịch vụ VNPT Pay phát triển hơn nữa trong các năm tới để theo kịp sự phát triển như vũ bão của thị trường Fintech.
Bảng 6: Kết quả doanh thu của VNPT Pay tại Phòng bán hàng Điện Bàn năm 2018
KH của TT (Triệu đồng) TH của TT (Triệu đồng) TH của Phòng (Triệu đồng) Tỷ lệ % trong tổng DT VNPT Pay của TT Tỷ lệ % trong tổng DT của Phòng Doanh thu 85 88 39 44,3% 0,072%
Với nhiệm vụ được giao doanh thu là 85 triệu đồng, Phòng đã thực hiện được doanh thu là 88 triệu đồng, vượt mức nhiệm vụ là 3,5%. Doanh thu VNPT Pay của Phòng đã chiếm gần nữa doanh thu VNPT Pay của Trung tâm và đứng vị trí thứ nhất.
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ, VNPT Pay ra đời cùng “hòa mình” vào dòng chảy của thị trường Fintech đánh dấu bước phát triển, hướng đi mới của Tập đoàn Bưu
mà mang lại những giá trị cốt lõi đóng góp cùng dòng chảy Fintech chung. Đặc biệt, VNPT Pay tự tin với đa dạng tiện ích, tính năng linh hoạt, mới mẻ và ưu việt, được xem là một trong những ứng dụng nổi bật nhất trong năm 2018.
Bảng 7: Kết quả doanh thu của VNPT Pay tại Phòng bán hàng Điện Bàn năm 2019
KH của Phòng (Triệu đồng) TH của Phòng (Triệu đồng) Tỷ lệ % trong tổng DT của Phòng Doanh thu 115 83 0,142%
Với làng sóng ví điện tử đang phát triển nhanh chóng, Phòng bán hàng Điện Bàn cũng bắt kịp xu thế đó đã đưa ra các chiến lược marketing giúp cho dịch vụ tiếp cận gần hơn với khách hàng. Nâng cao doanh thu để thực hiện đúng như kế hoạch đề ra, chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng doanh thu của Phòng.
Qua 3 năm, tốc độ tăng trưởng của VNPT Pay như vậy là nhanh. Đây là dấu hiệu tốt cần được duy trì và phát huy, đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ này phát triển mạnh hơn nữa vì mục tiêu hoạt động chung của Tập đoàn.
Bảng 8: Cơ cấu sử dụng dịch vụ VNPT Pay tại Phòng bán hàng Điện Bàn năm 2019 Phân loại Tỷ lệ (%) Doanh thu (Triệu đồng) Giới tính Nam 66,2 54,946 Nữ 33,8 28,054 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 68,8 57,104 Từ 25 tuổi đến 40 tuổi 28,2 23,406 Từ 40 tuổi đến 60 tuổi 3 2,49 Trên 60 tuổi 0 0
Dịch vụ viễn thông (nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ di động, thanh toán hóa đơn, mua gói data 3G/4G)
42,6 35,358
Các mục sử dụng trong dịch vụ
K+, VTVCab)
Tiêu dùng thường xuyên (thanh toán tiền điện, tiền nước, học phí)
35,2 29,216 Vận tải (mua vé máy bay, vé tàu, vé xe rẻ) 5,4 4,482 Giải trí (mua vé xem phim, sự kiện, đặt phòng
khách sạn, DealToday)
7,2 5,976
Bảo hiểm – Tài chính (ShinhanFinance, mua bảo hiểm PVI, thu hộ tài chính)
0 0
Tiện ích (thanh toán tự động) 0 0
Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ giới tính nam chiếm 66,2% và nữ chiếm 33,8%. Tỷ lệ này có sự chênh lệch khá đáng kể giữa nam và nữ. Điều này cũng khá hợp lý đối với khu vực miền trung khi nhu cầu sử dụng Internet là như nhau nhưng đặc biệt là ở khu vực Điện Bàn thì người đàn ông đi làm nhiều hơn và thường không có thời gian ra quầy giao dịch để thanh toán nên họ sử dụng thanh toán trực tuyến, còn người phụ nữ ưa thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hơn vì tính an toàn của nó. Điều này đã giải thích rõ cho sự chênh lệch này.
Về độ tuổi, ứng dụng VNPT Pay được sử dụng đa số là giới trẻ thích sự tiện lợi, không thích đi lại quá nhiều, dưới 25 tuổi chiếm đến 68,8%. Từ 25 tuổi đến 40 tuổi chiếm 28,2% và từ 40 tuổi đến 60 tuổi chỉ chiếm 3% cho thấy sự chênh lệch về tuổi tác cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động dịch vụ VNPT Pay khi mà người lớn khó tiếp thu nên công nghệ mới khá phức tạp đối với họ.
Về các mục dịch vụ trong App VNPT Pay, nhu cầu về dịch vụ viễn thông cao hơn các nhu cầu dịch vụ khác chiếm 42,6% và tiêu dùng thường ngày chiếm 35,2%. Bên cạnh đó, có mục khác chiếm phần nhỏ sử dụng dịch vụ như: dịch vụ truyền hình, giải trí, vận tải. Dịch vụ bảo hiểm – tài chính và tiện ích hầu như khách hàng không có nhu cầu sử dụng vì đã có các doanh nghiệp bảo hiểm – tài chính riêng.