1. Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
2.4.2. Các nhân tố khách quan
2.4.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế xã hội là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của hình thức thanh toán điện tử. Trong một nền kinh tế chưa phát triển, mức độ tin tưởng vào nhau chưa cao, các giao dịch thanh toán thường đòi hỏi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt – là phương thức thanh toán tin cậy nhất; còn khi tốc độ lạm phát cao thì người ta có xu hướng quay về hình thức trao đổi hàng đổi hàng hoặc sử dụng các phương tiện thanh toán không chính thức nhưng có giá trị tin cậy và ổn định hơn như vàng, ngoại tệ… trong điều kiện như vậy thì thanh toán điện tử không có cơ hội phát triển.
Thanh toán điện tử là một hình thức thanh toán tiên tiến sử dụng công nghệ cao vì vậy đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại, tình hình kinh tế xã hội phát triển cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu. Một nền kinh tế phát triển cao như các nước có nền kinh tế phát triển thì các giao dịch thanh toán chủ yếu dưới hình thức phi tiền mặt với các giao dịch có giá trị lớn, theo đó, cơ chế thanh toán không tiền mặt có lý do và điều kiện để
phát triển và hoàn thiện. Ngược lại, một nước có nền kinh tế kém phát triển và dựa trên sản xuất nông nghệp là chủ yếu thì giao dịch thanh toán chủ yếu sẽ là tiền mặt và lúc đó vai trò thanh toán điện tử là không phát triển.
2.4.2.2. Môi trường pháp lý
Cơ sở pháp lý quy định trong thanh toán điện tử là một trong những nhân tố rất quan trọng. Cũng như các nghiệp vụ kinh doanh khác, phương thức thanh toán điện tử cần phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, nhằm đảm bảo công bằng và hợp pháp, tránh tranh chấp xảy ra, điều đó cần đến vai trò của pháp luật.
Thanh toán điện tử có ưu điểm là an toàn và tiện lợi hơn tiền mặt rất nhiều, do đó nó chỉ nó chỉ có thể phát triển khi đảm bảo được các lợi thế đó, tức là nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và an toàn. Các quy định của pháp luật về thanh toán điện tử và các văn bản liên quan cũng phải thể hiện được các yếu tố đó, an toàn nhưng phải linh hoạt, thuận tiện và công bằng cho các bên tham gia thanh toán. Cơ sở pháp lý phải đủ để điều chỉnh các thể thức thanh toán điện tử và Nhà nước đã tạo nên những khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử. Nhà nước đã cho ra đời các Quy định, Nghị quyết, các văn bản trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới hoạt động thanh toán điện tử. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán tạo môi trường và chuẩn mực pháp lý đảm bảo cho các quan hệ thanh toán được thực hiện trong vòng trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội.
Sự hoàn thiện của cơ sở pháp lý là điều thúc đẩy cơ chế thanh toán điện tử phát triển. Một cơ sở pháp lý đủ, chặt chẽ và đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi cho thanh toán điện tử. Trong thanh toán điện tử nếu tính chất pháp lý của các chứng từ điện tử chưa được xác nhận bằng các văn bản pháp quy có liên quan thì thanh toán điện tử trong kinh doanh chưa đủ cơ sở để phát triển rộng rãi.
2.4.2.3. Môi trường khoa học – công nghệ
Thanh toán điện tử là một hình thức thanh toán hiện đại, đòi hỏi cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình thanh toán. Công nghệ thanh toán là yếu tố có vai trò đặt biệt quan trọng đối với hoạt động thanh toán điện tử của doanh
nghiệp, do khối lượng thanh toán ngày càng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng một các nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra một bước nhảy vọt trong thanh toán điện tử. Do đó, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thanh toán điện tử.
2.5. Cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử
Kể từ khi thị trường Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng lần đầu tiên (vào năm 1996) đến tháng 6/2016 số lượng thẻ phát hành đã đạt mức trên 106 triệu thẻ (tăng gấp 3,4 lần so với cuối năm 2010) với 48 ngân hàng phát hành.
Trong đó thẻ ghi nợ chiếm 90,66%, thẻ tín dụng chiếm 3,53%, thẻ trả trước là 5,81%. Về mạng lưới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ ngân hàng được cải thiện, số lượng các máy POS có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đến cuối tháng 6/2016, trên toàn quốc có trên 17.300 ATM và hơn 239.000 POS được lắp đặt.
- Dịch vụ ví điện tử: các tổ chức không phải ngân hàng đã được cấp phép thực hiện dịch vụ ví điện tử gồm 6 tổ chức: Banknetvn, VNPay, M_Service, BankPay, Vietnam Online, VietUnion với 38 ngân hàng thương mại đã tham gia phối hợp triển khai dịch vụ ví điện tử.
- Hệ thống chuyển mạch thẻ: ngày 1/4/2015, Công ty cố phần Chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn và Công ty Dịch vụ thẻ Smartink đã sát nhập thành Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất, cho phép chủ thẻ của một ngân hàng có thể rút tiền hoặc thanh toán tại hầu hết ATM/POS của các ngân hàng khác.
- Thẻ thanh toán: tổng lượng thẻ đang lưu hành trên thị trường tính đến quý 1/2017 có 116 triệu thẻ. Bên cạnh các dịch vụ rút tiền mặt, chuyển khoản, sao kê các ngân hàng thương mại đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ như: thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, bảo hiểm, vé máy bay hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.
- Các dịch vụ thanh toán qua Internet và điện thoại: hiện có 67 ngân hàng thương mại triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và 37 ngân hàng thương mại cung ứng các dịch vụ thanh toán qua di động (Mobile Banking).
- Thanh toán thẻ xuyên biên giới: các hệ thống thanh toán thẻ quốc tế như VISA, MarterCard, American Express, Diners Club/Discover (Mỹ), Union Pay (Trung Quốc) cung cấp 2 dòng thẻ phổ biến là thẻ tín dụng (Credit Card) và thẻ ghi nợ (Debit Card). Những thẻ này có các tính năng như rút tiền mặt ATM, thanh toán tiền khi mua hàng hóa, dịch vụ tại điểm bán (POS), thanh toán trực tuyến.
Kết luận chương 1
Trên đây là nhận biết tổng quát về hoạt động thanh toán điện tử tại doanh nghiệp, thông qua đó chúng ta nắm bắt được những khái niệm, đặc điểm, các quy định, các nguyên tắc…trong thanh toán điện tử, từ đó thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến hình thức này.
Nhìn chung, tuy chịu sự tác động của nhiều nhân tố nhưng thanh toán điện tử đã và đang phát triển vã sẽ gần gũi với chúng ta hơn nữa. Chúng ta cần nhận biết sự cần thiết phải mở rộng và nâng cao chất lượng thanh toán điện tử để từ đó đánh giá sự phát triển của hình thức này qua từng năm. Thông qua đó, chúng ta sẽ thấy được sự đi lên của xã hội.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VỚI VNPT PAY TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT QUẢNG
NAM – PHÒNG BÁN HÀNG ĐIỆN BÀN
1.Khái quát về trung tâm kinh doanh VNPT Quảng Nam – Phòng bán hàng Điện Bàn