Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội MBBank chi nhánh huế (Trang 47 - 51)

5. Nội dung đề tài

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh

nhánh Huế.

Thừa Thiên Huế được xác định là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là tỉnh đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa hai miền Nam – Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2000-2005 đạt trên 9.5%, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp và du lịch chiếm hơn 78% trong GDP; nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trong quá trình phát triển là rất lớn. Vì vậy, MBBank đã quyết định thành lập chi nhánh tại TP Huế.

Ngày 12 tháng 2 năm 2007, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã chính thức khai trương chi nhánh thứ 39 toàn hệ thống và là chi nhánh đầu tiên tại Thành phố Huế ở địa chỉ số 3 Hùng vương.

Việc ra đời chi nhánh MB tại Huế nhằm cường sức cạnh tranh, quảng bá sản phẩm, nâng cao hình ảnh MB tại khu vực miền Trung. Đồng thời giúp MB thực hiện chiến lược phát triển “trở thành một Ngân hàng đô thị, hiện đại, đa chức năng, phục vụ tốt nhất cho các tổ chức và cư dân”. Bên cạnh đó giúp cho các cá nhân, doanh ngiệp có nhu cầu được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, Ngân hàng nhiều tiện ích.

Hiện nay, chi nhánh số 3 Hùng Vương được chuyển về 11 Lý Thường Kiệt, MB còn phát triển thêm các phòng giao dịch để thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng:

- Phòng Giao dịch Bắc Trường Tiền

Địa chỉ: Số 67 Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Thành, Thành Phố Huế - Phòng Giao dịch Nam Trường Tiền

Địa chỉ: Số 03 Hùng Vương, phường Phú Hội, Thành phố Huế - Phòng Giao dịch Nam Vĩ Dạ

Địa chỉ: Số 109 Phạm Văn Đồng, phường Vĩ Dạ, Thành phố Huế.

MBBank – chi nhánh Huế đã gặp phải nhiều khó khăn trong hững ngày đầu thành lập bởi lí do MBBank – chi nhánh Huế là một trong những Ngân hàng đầu tiên có mặt trên địa bàn Thừa Thiên Huế, thêm vào đó là tâm lí e ngại trước những sự thay đổi của người dân Huế, trước đây họ chỉ quen giao dịch với các Ngân hàng Quốc Doanh hoặc thậm chí không muốn tiếp xúc với Ngân hàng. Mặc dù vậy, bằng những

năng lực và chính sách khách hàng của mình, MBBank - chi nhánh Huế đã tháo gỡ được những khó khăn ban đầu, tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng người dân Huế.

Với đội ngũ nhân lực đầy tâm huyết, nhiệt tình đã quan tâm nhiều hơn về khách hàng cá nhân, tận tâm trong phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp, mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Có thể nói, hiện nay MBBank – chi nhánh Huế đã trở thành một ttrong những Ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, MBBank- chi nhánh Huế luôn cố gắng hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời tạo sự bên vững cho sự phát triển và hội nhập của các nước trong khu vực và quốc tế. Để đạt được điều đó, MBBank luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ mới và mở rộng thị trường và với phương châm hoạt động:

- Trở thành một đối tác đáng tin cậy, an toàn, trung thực

- Đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên Khách hàng và Ngân hàng bằng việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng tiện ích và ưu việt

- Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu khách hàng.

- Đảm bảo lợi ích Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện. - Đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho các cổ đông.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của MBbank- Chi nhánh Huế

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Ban lãnh đạo:

Giám đốc chi nhánh là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định và giải quyết mọi công việc, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng cho đúng chỉ tiêu của Ngân hàng. Giám đốc phụ trách chung về các hoạt động tín dụng thanh toán, kế toán tài vụ, kho quỹ, nguồn vốn, tài sản.

Trợ giúp Giám đốc là Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc vận hành. Phó giám đốc là người được Giám đốc ủy quyền quản lí, điều hành các hoạt động của ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt, tham gia bàn bạc với Giám đốc trong việc phát triển ngân hàng.

Phòng kinh doanh – Quan hệ khách hàng

Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, thẩm định và đề xuất cho vay các đối tượng, thường xuyên theo dõi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay và thu nợ vốn vay.

Thường xuyên phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cho đối tượng vay vốn, phân tích kinh tế để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả.

Phòng quản lí tín dụng

Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lí tín dụng: Cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh, giới hạn tín dụng, quản lí nợ xấu.

Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng

Bao gồm kế toán nội bộ, sàn giao dịch và kho quỹ

Kế toán nội bộ: Trực tiếp hoạch toán nghiệp vụ, thanh toán và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ đầy đủ, thực hiện hoạch toán theo tháng, quý, năm theo quy định của ngân hàng.

Sàn giao dịch: Thực hiện huy động vốn, mua bán ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân dưới hình thức khác nhau trong khuôn khổ được Giám đốc giao. Quản lí, phát triển và khai thác tối đa nhu cầu tiềm năng của khách hàng trên địa bàn mình quản lí nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.

Tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác tổ chức và cán bộ, triển khai, quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chi nhánh và quyền lợi, nghĩa vụ cán bộ nhân viên chi nhánh để thống nhất thực hiện.

Các phòng giao dịch: Trưởng phòng giao dịch điều hành các hoạt động hàng ngày tại phòng giao dịch trên địa bàn được giao, chịu sự quản lí về mặt kinh doanh từ Giám đốc, thực hiện các chi tiêu giao khoán của ban điều hành ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội MBBank chi nhánh huế (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)