Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện 331 thành phố pleiku gia lai (Trang 38 - 42)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 4: Mô hình nghiên cứ u đề xuấ t

Từ mô hìnhđề suất, tác giả đãđưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Bệnh viện tạo được sụ tin tưởng đối với bệnh nhân thì chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh sẽtốt và ngược lại

H2:Bệnh viện có cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh tốt thì chất lượng dịch vụkhám chữa bệnh sẽ tăng và ngược lại

H3:Bệnh viện có được đội ngũ nhân viên tốt thì chất lượng dịch vụkhám chữa bệnh sẽ tăng và ngược lại

H4: Bệnh viện có sự quan tâm chăm sóc tốt đối với bệnh nhân thì chất lượng dịch vụkhám chữa bệnh sẽ tăng và ngược lại

H5:Bệnh viện tạo được hiệu quảphục vụ tốt thì chất lượng dịch vụkhám chữa bệnh sẽ tăng và ngược lại.

Mô hình có 5 thang đo độc lập (26 biến quan sát) và 1 thang đo yếu tố phụ thuộc (3 biến quan sát)

Sự tin tưởng Cơ sởvật chất, phương tiện phục vụ người bệnh

Đội ngũ nhân viên

Sự quan tâm, chăm sóc Hiệu quảphục vụ

Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh

CHƯƠNG 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DCH V

KHÁM CHA BNHTI BNH VIỆN 331 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHPLEIKU

2.1 Tổng quan vềbệnh viện 331 thành phốPleiku 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Bệnh viện 331 được thành lập vào năm 1982 trực thuộc xí nghiệp liên hợp cà phê 331 tại tỉnh Gia Lai Kon Tum.Tọa lạc tại 818 Phạm Văn Đồng, phường Yên Thế, Thành phốPleiku. Bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệsức khỏe cho Cán bộcông nhân các doanh nghiệp Cà phê, Cao su thuộc BộNông nghiệp & Phát triển nông thôn, đóng trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Kom Tum, cùng đồng bào dân tộc địa phương trong vùng. Bệnh viện hiện có 120 giường bệnh và 2 phòng khám khu vực, 3 phòng, 7 khoa với 92 cán bộ, y bác sỹ, y tá và công nhân viên. Các loại máy móc thiết bị hiện đại phục vụcho khám chữa bệnh đã được bệnh viện mua sắm trang bị…Có thểnói bệnh viện 331 đã cùng với các cơ sởkhám chữa bệnh trên địa bàn đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại đây và từng bước khẳng định được uy tín của mình trong sựnghiệp chăm sóc và bảo vệsức khỏe cộng đồng.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

- Tiếp nhận mọi trường hợp thuộc phạm vi chuyên khoa của bệnh việnđể khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

- Giải quyết các bệnh chuyên khoa bằng các thiết bịhiện có.

- Bệnh viện là cơ sở y tế thực hành để đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế

- Kết hợp với các cơ sở y tếtuyến trên để nâng cao và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ

- Có kếhoạch sửdụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước vềthu, chi ngân sáchcủa Bệnh viện. Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

- Tạo thêm nguồn kinh phí từcác dịch vụy tế: Viện phí, bảo hiểm y tế…

2.1.3 Cơ cấu tổchức của Bệnh viện

Hình 5: Sơ đồ Cơ cấ u tổ chứ c Bệ nh việ n 331

(Nguồn Phòng Tổchức hành chính)

Từ sơ đồtrên, ta thấy mỗi bộphận đều có chức năng và quyền hạn riêng: a) Ban giám đốc:

- 01 Giám đốc: là người quản lý điều hành chung công việc hằng ngày của bệnh viện; chịu sự trách nhiệm trước Sở Y tế tỉnh Gia Lai và trước pháp luật vềviệc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- 01 Phó giám đốc: là những người giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành công việc hàng ngày của bệnh viện; chịu trách nhiệm trước giám đốc vềviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Các phó giám đốc cũng là người thay mặt giám đốc trong một sốnhiệm vụcụthể, triển khai công việc đến các bộphận có liên quan.

b) Các phòng chức năng:

Phòng chức năng thực hiện các công việc hành chính, quản lý tài chính, chính sách, quản lý nhân sự , theo dõi giám sát, hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của bệnh viện và các bộ phận có liên quan theo sự chỉ đạo giám sát của ban giám đốc. Các phòng chức năng của bệnh viện gồm:

- Phòng Tổ chức hành chính: đây là phòng quản lí hành chính, nhân sự tại bệnh viện, theo dõi chấm công, công tác tiền lương, chế độ cho người lao động; quản lí, kiểm kê cở, thiết bị, máy móc của bệnh viện

- Phòng Tài chính – Kế toán: Là bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ chức năng tham mưu, giúp Giám đốc quản lý, điều hành và thực hiện công tác kếtoán, tổng hợp, thu chi các khoản chi tiêu của bệnh viện, quản lí nguồn thu của bệnh viện, viện phí và các khoản dịch vụ, tiến hành trả lương cho nhân viên dựa vào bảng tổng hợp chấm công của phòng tổchức hành chính và kếhoạch tổng hợp.

- Phòng Kế hoạch – Tổng hợp: đây là phòng quản lí hồ sơ bệnh án chuyên môn, thẻ bảo hiểm, kiểm tra hồ sơ, lên kế hoạch, quản lí văn phòng phẩm cho toàn bệnh viện, chấm công làm ngoài giờ, thủthuật chuyên môn cho các khoa.

c) Khoa lâm sàng:

Các khoa lâm sàng có chức năng khám, chẩn đoán, phân loại và xử trí ban đầu những bệnh nhân đượcđưa vào cấp cứu hoặc tự đến; điều trị và chăm sóc những bệnh nhân trong ngày; tổ chức vận chuyển, hướng dẫn và cử nhân viên đi cùng khi bệnh nhân vào điều trịnội trú tại các khoa, phòng hoặc chuyển bệnh nhân cấp cứu lên tuyến trên; tham gia công tác cấp cứu, khám chữa bệnh ngoại viện khi có yêu cầu; tuyên truyền giáo dục sức khỏe, hướng dẫn phòng bệnh,tư vấn sức khỏe, nâng cao kiến thức bảo vệsức khỏe cho người dân; quản lý hồ sơ sức khỏe, máy móc thiết bị, thực hiện nhiệm vụ, kếhoạch hoạt động vàcác lĩnh vực khác của khoa. Khoa lâm sàng gồm có:

- Khoa Ngoại –Sản - Khoa Hồi sức cấp cứu - Khoa Nội– Đông y - Khoa Nội - Nhi - Khoa TMH–RHM d) Khoa cận lâm sàng:

Các khoa cận lâm sàng có các chức năng hỗ trợ cho các khoa lâm sàng,thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chức năng, tiến hành các can thiệp chuyên khoa kịp thời, tổ chức thực hiện, hướng dẫn người bệnh làm các xét nghiệm cơ bản, thăm dò chức

năng hoặc gửi đi khám chuyên khoa, tổchức cấp phát thuốc theo đơn của bác sĩ. Khoa cận lâm sàng của bệnh viện gồm:

- Khoa Khám bệnh, CĐHA, XN, XQ - Khoa dược

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện 331 thành phố pleiku gia lai (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)