Tình hình lao động của ngân hàng VCB Thừa Thiên Huế :

Một phần của tài liệu Khóa luận phát triển thẻ ghi nợ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:

2.1.3. Tình hình lao động của ngân hàng VCB Thừa Thiên Huế :

Tổng số lao động của ngân hàng tính đến cuối năm 2017 đạt 187 người. Như vậy, tổng số lao động của VCB Huế tăng lên không đáng kể qua 3 năm. Có được điều này là do việc bố trí lại sơ đồ tổ chức của bộ máy hoạt động của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban.

Bảng 2.1: Tình hình lao động ngân hàng VCB Huế giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- % TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 184 100 186 100 187 100 2 1,1 1 1,0 Phân theo giới tính

Nam 63 34,2 64 34,4 64 34,4 1 1,6 0 0 Nữ 121 65,8 122 65,6 123 65,8 1 0,8 1 1,0 Phân theo trình độ Trên đại học 33 17,9 34 18,3 34 18,3 1 3,0 1 3,0 Đại học 142 77,2 145 78,0 146 78,1 3 2,1 3 2,1 Cao đẳng, trung cấp 5 2,7 1 0,5 1 0,5 -4 -80,0 -4 -80,0 Lao động phổthông 4 2,2 6 3,2 6 3,2 2 50 2 50 (Nguồn: Phòng Hành chính Vietcombank–CN Huế, 2018)

Xét về cơ cấu giới, có thể thấy rằng, qua cả ba năm thì tỷ lệ lao động nữ của ngân hàng luôn nhiều hơn lao động nam. Số lượng lao động nữ nhiều hơn lao động nam là một ưu thế của ngân hàng, bởi vì ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp các dịch vụ phục vụ khách hàng nên nữ giới chiếm ưu thế hơn về cách cư xử, tiếng nói, ngoại hình…trong giao dịch trực tiếp với khách hàng. Do đó, góp phần phục vụ các khách hàng tốt hơn.

Xét về trìnhđộ học vấn của lực lượng lao động, có sự ổn định về tỉ lệ học vấn qua 3 năm. Vietcombank – CN Huế không ngừng nâng cao chất lượng lao động

nhằm gia tăng chất lượng của ngân hàng: nhân viên có được trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, khả năng xử lý công việc tốt, đồng thời khả năng nắm bắt những vấn đề mới nhanh nhạy.

2.2.Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

2.2.1.Bối cảnh thị trường của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng trong thời gian qua

Bố i cả nh chung củ a toàn VCB:

Trong những năm qua, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của VCB cũng chịu nhiều tác động bởi các chính sách này. Nhờ tích cực đẩy mạnh thực hiện chủ trương của Chính Phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015, trong 03 năm 2011-2013 mạng lưới ĐVCNT và số lượng thẻ phát hành, đặc biệt là thẻghi nợ nội địa của VCB liên tục tăng. Việc thực hiện thu phí theo Thông tư số 35/2012/TT-NHNN của NHNN đã gây hạn chế trong việc tiếp cận, chào mời khách hàng thanh toán lương qua tài khoản của VCB và chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng khác về phí dịch vụ thẻ. Trong hai năm 2012-2013, các chương trình khuyến mãi của VCB đều bị các ngân hàng khác thực hiện tương tựvới ưu đãi hấp dẫn hơn so với ưu đãi của VCB. Bên cạnh đó, các ngân hàng thường xuyên dùng các chính sách ưu đãi vềphí dịch vụthẻ đểcạnh tranh và thu hút khách hàng của VCB, nhất là cácđơn vịchấp nhận thẻ

Bố i cả nh đặ c thù củ a VCB Thừ a Thiên Huế :

Sự ra đời và phát triển dày đặc của các ngân hàng trên địa bàn trong thời gian qua đã tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với hoạt động kinh doanh dịch vụthẻcủa VCB Huế, đặc biệt là hoạt động phát triển mạng lưới ĐVCNT. Các ngân hàng thường xuyên dùng các chính sách ưu đãi về phí dịch vụ như miễn, giảm phí thanh toán thẻcho các ĐVCNT và chính sách chi hoa hồng nhằm lôi kéo ĐVCNT của VCB Huế. Thị phần dịch vụ thẻ của VCB Huế trong những năm qua đã bị chia sẻ, nhất là thị phần vềthẻ vàđơn vịchập nhận thẻ.

Một phần của tài liệu Khóa luận phát triển thẻ ghi nợ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 42 - 44)