Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Khóa luận phát triển thẻ ghi nợ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 82 - 99)

7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:

3.3.4. Các giải pháp khác

3.3.4.1.Liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ khác

Trong thời gian qua, việc thanh toán qua ngân hàng vẫn chưa phổbiến là do chưa có sựphối hợp đồng bộ đối với một số đơn vịcó doanh sốthanh toán lớn và liên quan trực tiếp đến người dân như bưu điện, thanh toán tiền thuế, tiền nước, tiền xăng dầu, lệ phí giao thông…. Thay vì phải có người của các dịch vụ đem hóa đơn thu tiền từng nhà hoặc nộp trực tiếp thì ngân hàng có thể đảm nhận việc thanh toán này qua tài khoản cá nhân mà động tác thì hơn sức đơn giản chỉmất vài giây.

Chính các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải thấy được lợi ích từ những dịch vụ thanh toán qua ngân hàng để mạnh dạn đầu tư công nghệ ứng dụng, chấp nhận trả phí thanh toán cho khách hàng và hưởng lợi từviệc tiết giảm nhân sựphục vụ cho các hoạt động thu tiền mặt hàng tháng vẫn làm. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải chủ động ký kết, hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ và tìm cách khai thác hiệu quảlợi ích từnhững mối liên kết này.

3.3.4.2.Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định đối với mọi sựphát triển trong đó có sự phát triển của dịch vụ thẻ. Cán bộngân hàng thực hiện nghiệp vụ này trước hết phải nắm chuyên sâu nghiệp vụ, nắm vững công nghệ và giàu kinh nghiệm thực tiễn. Do đó:

Chi nhánh cần quan tâm đặc biệt tới công tác đào tạo, trang bị kiến thức, kĩ năng cho cán bộngân hàng vềdịch vụthẻ Ghi nợ và các kĩ năng bổtrợ như: ngoại ngữ, tin học, kĩ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng…Tổ chức các khóa học đào tạo nhằm trang bị kiến thức chuyên môn và pháp luật cho đội ngũ cán bộ thẻ. Việc huấn luyện, đào tạo có thểthực hiện thông qua các khóa đào tạo nghiệp vụ định kỳcho cán bộthẻ để nắm vững quy trình nghiệp vụ, thủ tục về thanh toán thẻ, các quy định quản lý rủi ro đối với các trường hợp sửdụng thẻgiả, gian lận. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên phối

hợp với hiệp hội thẻ và các ngân hàng khác tổ chức các buổi hội thảo để cán bộ thẻ trao đổi kinh nghiệm vềnghiệp vụ và công nghệ thẻ ghi nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải có những chính sách khuyến khích trọng dụng nhân tài, có chế độ khen thưởng kịp thời.

Nâng cấp đội ngũ cán bộ, nhân viên của tổ thẻ tại chi nhánh trên cả hai mặt số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo quá trình thực hiện công việc một cách tốt nhất. Đồng thời quán triệt tư tưởng: luôn làm hài lòng kháchđến, vừa lòng kháchđi đối với nhân viên trong tổthẻ đểcó thểcung cấp cho khách hàng những dịch vụtốt nhất, đảm bảo đúng với phương châm đãđề ra đối với đội ngũ nhân viên của ngân hàng.

3.3.4.3.Tác động đến tư duy của người dân

Để đưa mạng lưới thẻ đến gần công chúng và thay đổi thói quen dùng tiền mặt của khách hàng, nhiều ngân hàng cấp thẻ đã thành lập luôn dịch vụ tư vấn và làm thủ tục phát hành thẻ ATM tại các máy ATM đặt nơi công cộng hoặc nơi làm việc đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng làm thẻ. Do vậy, Chi nhánh nên áp dụng những chính sách như cho đăng kí sửdụng ATM tại các quầy dịch vụtại nơi công cộng, miễn phí mở thẻ, không thu phí thường niên khi sử dụng thẻhoặc giảm phí rút tiền mặt, phí chuyển khoản từthẻsang thẻtrong cùng hệthống... hướng dẫn và cho giao dịch thử để củng cốlòng tin, sựtrung thành và cũng khẳng định được thương hiệu của chính Ngân hàng đó đối với người sử dụng. Là loại sản phẩm thuộc công nghệ mới, truyền thông về công dụng, tính an toàn, tiện ích và sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đóng một vai trò quan trọng, giúp cho người dân có một cái nhìn và sựhiểu biết toàn diện vềloại hình dịch vụnày.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Từphân tích thực trạng phát triển thẻghi nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–Chi nhánh Huế, tôi xin rút ra một sốkết luận như sau:

Bài khóa luận trên của tôi đã hệ thống được lý luận về Phát triển thẻ ghi nợ của Ngân hàng.Trong đó nội dung cơ bản được đềcập là lý luận vềphát triển và nội dung về phát triển thẻ ghi nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Luận văn đãđề cập các vấn đề cơ sởlý luận cơ bản vềthẻcũng như dịch vụthẻ bao gồm: quá trình ra đời của thẻngân hàng trên Thếgiới cũng như tại Việt Nam, khái niệm, phân loại , nêu lên tầm quan trọng lợi ích và rủi ro thường gặp phải của thẻtrong điều kiện kinh tếhội nhập, quy trình phát hành và thanh toán thẻghi nợ. Hệthống hóa các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ trong Ngân hàng. Bên cạnh đó, đúc kết ra những kinh nghiệm học hỏi từ việc phát triển dịch vụ thẻ của một số ngân hàng tương đồng với Vietcombank – Huế, để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn vềloại hình dịch vụhiện đại này.

Đánh giá thực trạng phát triển thẻ ghi nợ trong giai đoạn 2015 – 2017 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–Chi nhánh Huế, kết quảcho thấy ngân hàng đã không ngừng gặt hái được nhiều thành công trong giai đoạn này, góp phần định vị thương hiệu sản phẩm và dịch vụ thẻ trên thị trường, khẳng định sự đúng đắn trong hướng mở rộng và phát triển dịch vụthẻngân hàng. Thểhiện qua số lượng thẻghi nợ của ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm. Số lượng máy ATM và ĐVCNT tính đến 31/12/2017 là 35 máy ATM và 230 máy POS. Có được kết quả như vậy là nhờnhững nỗlực cao của chi nhánh và sự giúp đỡcủa Trung ương.

Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ từ đó cho thấy lý do vì sao khách hàng đi đến quyết định lựa chọn dịch vụ thẻghi nợcủa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vì vây, để đạt được kết quả tốt trong việc phát triển dịch vụthẻ ghi nợ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Huế cần phải có những giải pháp, đề xuất đúng đắn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh

so với các ngân hàng khác còn lại trên địa bàn, chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc hội nhập với nền kinh tếtrong khu vực và trên thếgiới.

2.Kiến nghị

2.1.Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Hoàn thiện hệ thống luật pháp, các chính sách về tổ chức, quản lí, điều hành hệ thống thanh toán.

Thị trường thẻlà một thì trường khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, đây là thị trường cạnh tranh khá quyết liệt bởi các ngân hàng đều nhận thức vai trò quan trọng của việc nắm giữ thị phần thẻ trong hiện tại đối với sự thành công của kinh doanh trong tương lai.

Theo Hội thẻNgân hàng Việt Nam, để dịch vụthẻphát triển, trước hết cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho mọi hoạt động của dịch vụthẻ, trong đó có các giao dịch liên quan đến thương mại điện tử. Chính phủ cần vạch ra một lộ trình hội nhập nhất định, theo đó, cần có những văn bản pháp quy cụ thể (như luật giao dịch, thanh toán điện tử, chữ kí điện tử…) nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Chính phủ cần hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách vềtổchức, quảnlý, điều hành hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội, ban hành luật thanh toán, luật giao dịch điện tử, các văn bản dưới luật để xử lý tổng thể phạm vi và điều chỉnh các đối tượng tham gia, tạo ra những kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích các giao dịch thông qua thẻ ATM. Nhà nước phải tổchức quản lí, kiểm soát mạng lưới tựphục vụ (ATM, các điểm bán hàng (POS)) và liên kết với các hệ thống EFT (chuyển tiền điện tử – Electronic Fund Transfer) khác nhằm đảm bảo bình đẳng cho các chủ thẻ tham gia kinh doanh.

Hiện nay Ngân hàng và người sử dụng vẫn phải giao dịch với nhau trên cơ sở pháp lý là quy chế phát hành thẻ đãđược Ngân hàng Nhà nước ban hành cách đây 17 năm. Trong quy chế đó, không có điều khoản nào buộc các ngân hàng phải bảo đảm chất lượng dịch vụ, Ngân hàng Nhà nước chỉlàm một việc là cấp phép, các vấn đềnảy sinh sau đó như chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi chủ thẻ... chưa được quan tâm. Và Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có bất kỳ quy định nào ràng buộc các ngân hàng cung cấp dịch vụthẻphải trang bị camera an ninh tại nơi đặt máy ATM. Do đó, Chính

phủcần có những chính sách, quy định việc bảo vệan toàn của người tham gia, những ràng buộc giữa các bên liên quan đến những sai sót, vi phạm vô tình hoặc cốý gây nên rủi ro cho chính bản thân người chủ thẻhoặc các chủ thể khác, kể cả những quy định liên quan đến những tầng lớp dân cư không phải là chủ thẻ cũng có thể gây nên tổn thất, rủi ro cho ngân hàng như làm hỏng các trang thiết bị giao dịch tự động đặt tại nơi công cộng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách miễn thuế đối với khoản thu dịch vụ thanh toán thẻghi nợ, qua đó các ngân hàng có điều kiện giảm phí cho khách hàng để mở rộng dịch vụ này. Ngoài ra, đểhoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đạt hiệu quảcao, cần phải có chếtài bắt buộc các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp phải mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng thương mại, đồng thời mởtài khoản cá nhân cho các nhân viên của mình. Chính phủ nhiều nước cũng đã có quy định các khoản chi tiêu ngân sách phải sửdụng phương tiện thanh toán điện tử.

Một cách quyết liệt hơn, Chính phủcũng nên có những biện pháp hành chính nào đó ví dụ như quy định nộp thuế ổn định từ01 triệu đồng/tháng trởlên phải thanh toán chuyển khoản qua kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại, thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng chi phí sửdụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác.

Cần sựcan thiệp của Nhà nước đểthống nhất các liên minh thẻ. Hiện Việt Nam đang có tới 3 liên minh thẻcùng tồn tại, đó là:

 Liên minh thứ nhất hoạt động theo hình thức công ty cổ phần có tên chính thức là Công ty cổphần Việt Nam Switch, và hiện là Công ty cổphần chuyển mạch tài chính quốc gia BankNetvn.

 Liên minh thứhai nhỏ hơn là Vietnam Card Bank (VNBC).

 Liên minh thứ3 và cũng là liên minh hoạt động sớm nhất là Smartlink.

Tuy nhiên, do sự đầu tư không đồng đều, số lượng và thời điểm khác nhau, hệ thống kỹthuật và trình độ khác nhau nên việc kết nối và tích hợp còn rất khó khăn và phức tạp. Nhưng trong thời gian tới, xu thếbắt buộc các ngân hàng phải hợp tác và kết nối hệ thống nhau để tạo ra một hệ thống máy thống nhất, cho phép khách hàng, thẻ của bất kỳngân hàng nào cũng có thể sử dụng máy của ngân hàng khác. Không chỉ là vấn đề lãng phí và tiết kiệm mà sự thống nhất này cũng sẽ giúp tăng khả năng cạnh

tranh một cách đáng kể cho các ngân hàng. Sự tích hợp và kết nối này nếu thực hiện sớm ngày nào thì sẽcó lợi ngày đó cho cả đất nước, khách hàng và ngành ngân hàng.

Do vậy, NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy vềthanh toán thẻ. Thẻ sẽ trở thành công cụ thanh toán chiếm ưu thế trong tương lai vì vậy để thẻ trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu thì rất cần những điều khoản cụthể, chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối và tín dụng.

NHNN cần sớm thành lập Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất trực thuộc NHNN nhằm tiến tới kết nối các hệ thống thanh toán đối với giao dịch bán lẻcủa các NHTM, các liên minh thẻhiện hành thành một hệthống thống nhất trên toàn quốc, tạo thuận lợi hơn cho việc sửdụng thẻngân hàng.

NHNN cần kịp thời đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với các nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, từ đó dẫn đến không tận dụng được các lợi thếchung.

NHNN cần thường xuyên tổ chức những khoá học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm vềthẻcho các NHTM cùng tham gia, giới thiệu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu, chuyên đề vềthẻ, cùng NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

NHNN phối hợp với các đơn vị thông tin truyền thông để tăng cường, định hướng và làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi thanh toán của đối tượng sử dụng dịch vụ thanh toán, đặc biệt tạo dựng và mởrộng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

2.2.Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

Chính quyền thành phố Huế cần tạo điều kiện cho việc lắp đặt hệ thống máy ATM tại các địa điểm trong thành phố thuận lợi hơn; đặc biệt khuyến khích các cửa hàng lớn, khu mua sắm, giải trí thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt….hiện đại hóa cuộc sống, thu hút khách du lịch, phát triển nền kinh tế trên địa bàn.

2.3.Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần:

 Hỗtrợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cao, nâng cao chất lượng nguồn quản lý cho các chi nhánh ngân hàng trên cả nước.

 Thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa các chi nhánh nhằm tạo sự thuận lợi và hiệu quả cao hơn cho công tác giao dịch.

 Tiến hành chuyển đổi hệthống thẻtừsang công nghệthẻchip nhằm tạo sựan toàn và bảo mật thông tin thẻcho khách hàng.

 Hỗ trợ chi nhánh trong việc lắp đặt thêm các hệ thống máy ATM ở các địa điểm cần thiết như: chợ, siêu thị, trường học, cửa hàng, các điểm du lịch…

2.4.Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại Chi Nhánh Huế cần xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ các hệ thống ATM trên địa bàn nhằm hạn chế những sựcố do máy gây ra, tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng khi sửdụng sản phẩm thẻghi nợnội địa.

Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh qua các kênh thông tin đại chúng; giới thiệu sản phẩm cùng những dịch vụ, tiện ích đi kèm đến khách hàng một cách cụ thể rõ ràng hơn; cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt hướng đến các đối tượng khác nhau; thực hiện tốt công tác quản bá và chăm sóc khách hàng

Trong thời gian tới, ngân hàng cần thực hiện tốt những mục tiêu chiến lược đã được đềra, mở rộng các hệ thống máy trên địa bàn thành phốvà nhiều vùng lân cận, đảm bảo cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Cần tổ chức đào tạo thêm về nghiệp vụ cho nhân viên tổ thẻ, đồng thời thường xuyên tuyển dụng nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về các mảng như: Marketing; nhân viên kỹthuật…đểcó thểxửlý các sựcốmà khách hàng gặp phải một cách chuyên nghiệp nhất.

2.5.Thị trường tài chính ngân hàng và chính sách phát triển hình thức thẻ

Một phần của tài liệu Khóa luận phát triển thẻ ghi nợ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 82 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)