Phân loại phương pháp DHTDA

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn công nghệ 11 tại trường trung học phổ thông thủ đức, quận thủ đức, tp hồ chí minh (Trang 26 - 29)

Phương pháp DHTDA có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại phương pháp DHTDA trên các tiêu chí khác nhau:

- Phân loại theo quỹ thời gian

Trong công trình Die Projektmethode của K. Frey đã phân chia DAHT thành 3 loại [36]:

•Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ học.

•Dự án trung bình: Dự án thực hiện trong một số ngày (ngày dự án), nhưng giới hạn là dưới một tuần hoặc 40 giờ học.

17

(hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (tuần dự án).

Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phổ thông.Trong đào tạo đại học, có thể quy định quỹ thời gian lớn hơn.

- Phân loại theo nhiệm vụ

Theo Knoll. M.[45] đã khái quát các dự án theo các dạng sau: + Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.

+ Dự án nghiên cứu: Nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.

+ Dự án kiến tạo: Trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác

+ Dự án hành động: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. Các loại dự án không hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng.

Có thể tóm tắt phân loại dự án học tập như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các dạng dự án theo đặc thù

+ Trong phạm vi luận văn này, người nghiên cứu sử dụng loại phương pháp CÁC LOẠI DỰ

ÁN HỌC TẬP

Theo nội dung

DA trong môn học

DA liên môn

DA ngoài môn học

Theo thời gian

DA nhỏ 2-6h DA trung bình (Ngày dự an DA lớn (Tuần dự án) Theo hình thức tham gia DA cá nhân DA nhóm DA toàn lớp DA toàn trường Theo nhiệm vụ DA tìm hiểu DA nghiên cứu DA kiến tạo DA Hành động

18

DHTDA theo nhiệm vụ loại Dự án kiến tạo vì học sinh phải chủ động xây dựng kế hoạch và tự thực hiện dự án để làm ra sản phẩm.

- Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập

Tính phức hợp là một trong những đặc điểm cơ bản của phương pháp DHTDA. Tuy nhiên theo Knoll M., dựa trên mức độ phức hợp của nội dung có thể phân thành hai loại cơ bản sau: [45].

+ Dự án mang tính thực hành (gọi tắt là dự án thực hành): Là dự án có trọng tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra sản phẩm vật chất.

+ Dự án mang tính tích hợp (gọi tắt là dự án tích hợp): Là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết, giải quyết vấn đề, các hoạt động thực hành, thực tiễn.

- Phân loại theo cách thức dạy học DAHT

Theo Kirpatrick, có hai cách tiếp cận cơ bản để thực hiện phương pháp dạy học theo dự án [44].

+ Cách thứ nhất: có hai bước, bước đầu, HS được dạy trong một khóa học có hệ thống kĩ năng học tập và sự kiện nhất định, sau đó họ áp dụng những kĩ năng và kiến thức, sáng tạo và tự định hướng cho các dự án phù hợp.

+ Cách thứ hai: giáo viên không hướng dẫn trước dự án nhưng việc hướng dẫn được tích hợp trong dự án. Nói cách khác, sinh viên đầu tiên chọn các dự án, sau đó họ thảo luận về những gì họ cần biết để giải quyết vấn đề và tìm hiểu các kĩ thuật cần thiết và các khái niệm. Cuối cùng họ thực hiện các dự án lựa chọn của mình.

Trong cả hai cách tiếp cận, cần có đủ thời gian trong tất cả các giai đoạn của dự án học tập cho sinh viên cơ hội để tự đánh giá sự tiến bộ của họ.

Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án một môn, dự án liên môn); phân loại dựa theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, lớp học, khối lớp học, toàn trường) vv...

19

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn công nghệ 11 tại trường trung học phổ thông thủ đức, quận thủ đức, tp hồ chí minh (Trang 26 - 29)