Chức năng và nhiệm vụ của Trường THPT Thủ Đức, TP HCM

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn công nghệ 11 tại trường trung học phổ thông thủ đức, quận thủ đức, tp hồ chí minh (Trang 58)

Trường trung học phổ thông Thủ Đức, TP HCM thực hiện theo điều lệ trường THPT có chức năng và nhiệm vụ [24]như sau:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập, đánh giá chất lượng giáo dục và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; được Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP HCM cho phép được tham gia tuyển dụng giáo viên mới.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

49

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2.2. GIỚI THIỆU MÔN MÔN CÔNG NGHỆ 11 2.2.1. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này học sinh có khả năng [3][4]:

+ Kiến thức: Hiểu được những kiến thức ban đầu và thông thường về kĩ thuật và Công nghệ của một số lĩnh vực sản xuất phổ biến của đất nước như công - nông - lâm - ngư nghiệp, về kinh tế gia đình và kinh doanh; trên cơ sở đó bước đầu hình thành được tư duy Công nghệ, tư duy kinh tế.

+ Kĩ năng: Hình thành được một số kĩ năng lao động nghề nghiệp đơn giản, cơ bản, cần thiết thuộc các lĩnh vực nêu trên; trên cơ sở đó hình thành kĩ năng học tập môn Công nghệ.

+ Thái độ: Có thói quen làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy trình, thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường; bước đầu hình thành được tác phong công nghiệp; có thái độ quý trọng lao động, say mê, hứng thú học tập và tìm hiểu về nghề nghiệp.

2.2.2. Nhiệm vụ của môn Công nghệ ở trường THPT

Hiện nay môn Công nghệ 11 ở trường phổ thông thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau [22]:

- Trang bị cho học sinh hệ thống những kiến thức cơ bản, hiện đại của khoa học kĩ thuật, rèn luyện cho các em hệ thống kĩ năng kĩ xảo tương ứng. Trên cơ sở những tri thức kĩ thuật, Công nghệ đã nắm được, học sinh dần dần được hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo tương ứng sau:

+ Kĩ năng vẽ và đọc bản vẽ kĩ thuật

+ Kĩ năng sử dụng những công cụ cầm tay ( búa, kìm…) + Kĩ năng tháo lắp máy

Ngoài ra những kĩ năng, kĩ xảo học tập còn có tầm quan trọng đối với các quá trình nắm vững tri thức khoa học. Đó là những yêu cầu mà dạy học cần phải đạt tới, nhằm hạn chế việc học sinh nắm được tri thức mà không biết vận dụng tri thức vào những tình huống thực tế.

50

- Thực hiện các chức năng giáo dục.

2.2.3. Đặc điểm của môn Công nghệ ở trường THPT

Những đặc điểm của môn học chi phối đến phương pháp dạy học, làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp dạy học. Xem xét những đặc điểm này trong mối liên hệ biện chứng với dạy và học. Nội dung cụ thể không phải bao giờ cũng hàm chứa các nội dung, các đặc điểm đan xen, hòa nhập và liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong hiện tượng kĩ thuật.[22]

2.2.3.1. Tính cụ thể và tính trừu tượng

 Tính cụ thể:

Tính cụ thể của môn học thể hiện ở chỗ nội dung môn học đề cập đến vật phẩm kĩ thuật (dụng cụ lao động cầm tay, chi tiết máy..). Những kiến thức cụ thể này có thể tri giác được trên đối tượng nghiên cứu. Do vậy khi trang bị cho học sinh những hiểu biết này cần:

+ Tăng cường cho học sinh quan sát vật thật, mô hình, thao tác, quy trình kĩ thuật, Công nghệ cụ thể.

+ Coi đối tượng của trực quan như điều kiện, phương tiện, điểm tựa cho quá trình lĩnh hội kĩ thuật.

 Tính trừu tượng

Tính trừu tượng được thể hiện dưới dạng những khái niệm, nguyên lý kĩ thuật mà học sinh không thể quan sát một cách trực tiếp. Ví dụ: nguyên lý làm việc của máy biến thế một pha, động cơ điện một pha.

Lĩnh hội tri thức này đòi hỏi phải có óc tưởng tượng, tư duy kĩ thuật (nhận thức lý tính). Để có được tư duy phải trải qua giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan). Vì thế ta cần trực quan hóa những nội dung trên bằng những phương tiện trực quan (hình vẽ, mô hình, đồ thị…)

 Đặc điểm về tính cụ thể và tính trừu tượng Người giáo viên cần biết các nội dung sau đây:

+ Tìm ra điểm xuất phát của quá trình nhận thức, từ cái cụ thể trực quan hay cái trừu tượng lý thuyết để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh

51

+ Xác định vai trò của trực quan, coi nó như một điều kiện và phương tiện của sự chuyển biến từ cái cụ thể sang trừu tượng và ngược lại. Từ đó giáo viên biết cách chế tạo và sử dụng phương tiện dạy học có mục đích, đạt hiệu quả.

2.2.3.2. Tính tổng hợp.

Tính chất này được thể hiện trước hết ở chỗ kiến thức được trình bày ở dạng đại cương, cơ bản chung nhất là làm cơ sở cho nhiều ngành kĩ thuật có liên quan. Đây cũng là yêu cầu cơ bản đối với người xây dựng chương trình và nội dung môn học. Nhờ đặc điểm này mà môn học mang tiềm năng giáo dục kĩ thuật tổng hợp

Môn KTCN là môn học ứng dụng, cơ sở của nó là toán, vật lý, hóa học và một số môn học nghiên cứu về quá trình sản xuất (kinh tế công nghiệp, vệ sinh công nghiệp..)

Từ đặc điểm này, giáo viên dạy môn KTCN cần phải:

+ Dựa vào tri thức của những môn khác để học sinh hiểu các hiện tượng định luật, nguyên lý kĩ thuật.

+ Trong quá trình giảng dạy cần nêu bật tính kĩ thuật của môn học (như nêu những điểm khác với môn vật lý, hóa học …)

2.2.3.3. Ngôn ngữ và thuật ngữ của môn học

Đối với môn KTCN, ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là nội dung nghiên cứu của môn học. Bản vẽ kĩ thuật là đối tượng nghiên cứu, ngôn ngữ kĩ thuật là phương tiện nghiên cứu.

Trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và kiểm tra, bản vẽ kĩ thuật được sử dụng rộng rãi: bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng, bản vẽ xây dựng…Nó là phương tiện để nghiên cứu thiết kế, đồng thời cũng cung cấp thông tin cho chế tạo, lắp ráp, kiểm tra.

Đòi hỏi giáo viên phải:

+ Hình thành và sử dụng chính xác các khái niệm, tên gọi, quy ước kĩ thuật trong từng chuyên môn ngành học.

52

dụng: bản vẽ kĩ thuật, sổ tay kĩ thuật, hồ sơ kĩ thuật…

2.2.3.4. Tính đa chức năng, đa phương án

Mỗi vật phẩm kĩ thuật có thể thực hiện các chức năng khác nhau. Đó là tính đa chức năng.

Mỗi nhiệm vụ kĩ thuật, Công nghệ, sản xuất có thể thực hiện bằng các phương án khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Đó là tính đa phương án.

Khai thác những đặc điểm này sẽ phát huy óc sáng tạo kĩ thuật cho học sinh Khi nghiên cứu, trình bày các vấn đề kĩ thuật, giáo viên cần phải:

+ Vạch rõ phạm vi sử dụng, các khả năng khai thác chức năng vật phẩm kĩ thuật

+ Trình bày các giải pháp kĩ thuật, lựa chọn quy trình Công nghệ tối ưu trong điều kiện cụ thể.

2.2.3.5. Tính tiêu chuẩn hóa

Tiêu chuẩn hóa để thương mại hóa sản phẩm là mục đích của sản xuất công nghiệp. Tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa giúp sử dụng rộng rãi lao động, tạo điều kiện cho việc lắp ráp, chế tạo hàng loạt, sửa chữa, đo kiểm. Nó đặc biệt quan trọng đối với việc chuyển giao Công nghệ. Tiêu chuẩn hóa là cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm, cấp bản quyền sở hữu công nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nội dung tiêu chuẩn hóa gồm: tiêu chuẩn hóa vật liệu, tiêu chuẩn hóa năng lượng, sản phẩm, quy định sử dụng sản phẩm

Tính tiêu chuẩn hóa đòi hỏi:

+ Giáo dục học sinh coi trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật

+ Hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ đo để kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm.

+ Dạy học sinh tra cứu và vận dụng tiêu chuẩn kĩ thuật

2.2.3.6. Tính ứng dụng - thực tiễn

Kĩ thuật ra đời do yêu cầu của thực tiễn và nó trở lại phục vụ thực tiễn. Nó xuất phát từ thực tiễn nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Chẳng hạn các phương tiện kĩ thuật ( máy móc, thiết bị) bao giờ

53 cũng gắn với một quá trình sản xuất nhất định.

Giáo viên cần chú ý các vấn đề sau đây:

+ Từ những kiến thức thực tế, vốn sống của học sinh mà khái quát hóa thành những nguyên lý chung.

+ Từ những nguyên lý, định luật, khái niệm mà chỉ ra những ứng dụng của nó trong quá trình sản xuất và đời sống, làm cho quá trình dạy học gắn liền với thực tiễn.

2.3. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 11 TẠI TRƯỜNG THPT

2.3.1. Khảo sát để đánh giá thực trạng

a) Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu về nhận thức và thực trạng sử dụng các PPDH nói chung, phương pháp DHTDA nói riêng trong giảng dạy môn Công nghệ 11.

- Tìm hiểu thực trạng về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo môn Công nghệ 11.

- Tìm hiểu nhu cầu và khả năng vận dụng phương pháp DHTDA trong dạy học môn Công nghệ 11 và muốn vận dụng phương pháp DHTDA có hiệu quả thì cần có những điều kiện nào.

b) Nội dung khảo sát

- Phương pháp dạy học: Đang dùng các phương pháp dạy học nào, dạy học theo dự án đã được giảng dạy trong trường chưa, cần đề xuất gì để nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy.

- Về cơ sở vật chất, học liệu phục vụ cho giảng dạy đã đáp ứng đủ theo chương trình chưa, cần đề xuất gì để bảo đảm tốt hơn cho công người nghiên cứung dạy của giáo viên và học tập, thực hành của học sinh.

- Về đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên môn Công nghệ đã đáp ứng có thể giảng dạy được theo dự án hay không.

- Nhận thức và hiểu biết về phương pháp DHTDA, nhu cầu, khả năng và điều kiện đề vận dụng phương pháp DHTDA vào dạy học môn Công nghệ 11.

54 c) Đối tượng khảo sát

Người nghiên cứu đã khảo sát giáo viên, HS lớp 11 ở trường THPT Thủ Đức, quận Thủ Đức.

2.3.2. Kết quả khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11, người nghiên cứu đã tiến hànhphỏng vấn các giáo viên giảng dạy Công nghệ và 410 học sinh lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức.

a/ Đối với GV

- Về các phương pháp giảng dạy đang sử dụng

Biểu đồ 2.1: Các phương pháp giảng dạy được giáo viên sử dụng (Tỉ lệ %)

Qua kết quả phỏng vấn GV Công nghệ về các PPDH đang được sử dụng cho thấy PPDH thường xuyên hiện nay theo thứ tự là thuyết trình, dạy thực hành, phát vấn sau đó là thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề. Riêng PPDH dạy học theo dự án được một số GV vận dụng không thường xuyên. Điều đó cho thấy hiện nay GV Công nghệ đã áp dụng nhiều hình thức, PPDH khác nhau, tuy nhiên trong dạy học, phổ biến nhất vẫn là dạy thuyết trình.

-Về nhận thức của GV Công nghệ về sự cần thiết đổi mới PPDH được

0 20 40 60 80 100 Thuyết trình Phát vấn Thảo luận nhóm Nêu và GQVĐ Thực hành DHTDA Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

55 thể hiện trong biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: Sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học (Tỉ lệ %)

Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% số GV được hỏi cho rằng đổi mới PPDH là cần thiết và rất cần thiết. Điều đó cho thấy, GV Công nghệ đã xác định được tầm quan trọng của đổi mới PPDH.

- Về quan điểm của GV về biện pháp đổi mới PPDH được thể hiện trong biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.3: Quan điểm của GV về đổi mới phương pháp dạy học (Tỉ lệ %)

Kết quả phỏng vấn cho thấy: Mặc dù phương pháp DHTDA chưa được áp dụng trong dạy học, nhưng GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tích cực hóa người học, là đặc điểm đặc trưng của phương pháp DHTDA.

- Hiểu biết của GV về dạy học theo dự án được thể hiện trong biểu đồ 2.4.

82% 18% 0% 0% Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1. GV tạo động lực học tập cho HS 2. HS tích cực chủ động tham gia học tập 3. GV lựa chọn PPDH phù hợp 4. GV tăng cường dạy thực hành.

56

Biểu đồ 2.4: Mức độ hiểu biết của GVDN về dạy học theo dự án (Tỉ lệ %)

Qua kết quả phỏng vấn trên biểu đồ 2.4 cho thấy chỉ có GV (25%) cho rằng không biết và 75% số GV cho rằng có hiểu và biết về dạy học theo dự án trong đó 15% số GV có áp dụng trong dạy học. Điều đó cho thấy phương pháp DHTDA trong dạy Công nghệ đã được các GV biết đến nhưng áp dụng vào trong dạy học chưa nhiều.

- Về phương pháp dạy học theo dự án

Thông qua khảo sát cho thấy các tổ bộ môn hầu như không có tổ chức cho GV nghiên cứu, bồi dưỡng về phương pháp DHTDA. Một số GV hiểu về phương pháp DHTDA thông qua các đợt tập huấn của Sở, số còn lại biết về phương pháp thông qua các văn bản của Nhà nước về đổi mới phương pháp dạy học. Các thầy cô đã áp dụng thì nhận thấy HS tích cực hơn trong học tập, hứng thú trong các giờ học, các em đã biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Các thầy, cô cũng cho biết việc vận dụng phương pháp DHTDA tùy thuộc vào nội dung từng chương, từng bài không phải nội dung nào cũng áp dụng được và còn tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của từng trường.

b/ Đối với HS

- Về thái độ của HS khi học môn Công nghệ 11

60% 25% 15% Biết Không biết gì Có hiểu và áp dụng

57

Bảng 2.1: Bảng thống kê thái độ HS học tập môn Công nghệ 11

TT Thái độ Số lượng(HS) Tỉ lệ(%) 1 Rất hứng thú 41 10,00% 2 Hứng thú 72 17,56% 3 Bình thường 130 31,71% 4 Chán 167 40,73% Tổng 410 100%

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thống kê thái độ học tập của HS

Bảng 2.2: Bảng thống kê mức độ khó khăn khi học môn Công nghệ

Mức độ đồng ý

Nội dung môn

học trừu tượng, Không liên hệ PPDH không PTDH

khô han thực tế thu hút không thích hợp

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất đồng ý 295 71,95% 197 48,05% 344 83.90% 280 68.29% Đồng ý 66 16,10% 123 30,00% 49 11.95% 78 19.02% Bình thường 33 8,05% 57 13,90% 12 2.93% 41 10,00% Không đồng ý 16 3,90% 33 8,05% 51 1.22% 11 2.68% 410 100% 410 100% 410 100% 410 100% 10% 17% 32% 41% Thái độ học tập Rất hứng thú Hứng thú Không thích Chán

58

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thống kê khó khăn khi học môn Công nghệ 11 Bảng 2.3: Bảng thống kê các phương pháp dạy học GV thường sử dụng

TT Phương pháp

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

Không sử dụng Số

lượng tỉ lệ lượng Số tỉ lệ lượng tỉ lệ Số lượng tỉ lệ Số

1 Thuyết trình 410 100% 0 0% 0 0% 0 0%

2 Đàm thoại 410 100% 0 0% 0 0% 0 0%

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn công nghệ 11 tại trường trung học phổ thông thủ đức, quận thủ đức, tp hồ chí minh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)