Tính ứng dụn g thực tiễn

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn công nghệ 11 tại trường trung học phổ thông thủ đức, quận thủ đức, tp hồ chí minh (Trang 62)

Kĩ thuật ra đời do yêu cầu của thực tiễn và nó trở lại phục vụ thực tiễn. Nó xuất phát từ thực tiễn nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Chẳng hạn các phương tiện kĩ thuật ( máy móc, thiết bị) bao giờ

53 cũng gắn với một quá trình sản xuất nhất định.

Giáo viên cần chú ý các vấn đề sau đây:

+ Từ những kiến thức thực tế, vốn sống của học sinh mà khái quát hóa thành những nguyên lý chung.

+ Từ những nguyên lý, định luật, khái niệm mà chỉ ra những ứng dụng của nó trong quá trình sản xuất và đời sống, làm cho quá trình dạy học gắn liền với thực tiễn.

2.3. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 11 TẠI TRƯỜNG THPT

2.3.1. Khảo sát để đánh giá thực trạng

a) Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu về nhận thức và thực trạng sử dụng các PPDH nói chung, phương pháp DHTDA nói riêng trong giảng dạy môn Công nghệ 11.

- Tìm hiểu thực trạng về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo môn Công nghệ 11.

- Tìm hiểu nhu cầu và khả năng vận dụng phương pháp DHTDA trong dạy học môn Công nghệ 11 và muốn vận dụng phương pháp DHTDA có hiệu quả thì cần có những điều kiện nào.

b) Nội dung khảo sát

- Phương pháp dạy học: Đang dùng các phương pháp dạy học nào, dạy học theo dự án đã được giảng dạy trong trường chưa, cần đề xuất gì để nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy.

- Về cơ sở vật chất, học liệu phục vụ cho giảng dạy đã đáp ứng đủ theo chương trình chưa, cần đề xuất gì để bảo đảm tốt hơn cho công người nghiên cứung dạy của giáo viên và học tập, thực hành của học sinh.

- Về đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên môn Công nghệ đã đáp ứng có thể giảng dạy được theo dự án hay không.

- Nhận thức và hiểu biết về phương pháp DHTDA, nhu cầu, khả năng và điều kiện đề vận dụng phương pháp DHTDA vào dạy học môn Công nghệ 11.

54 c) Đối tượng khảo sát

Người nghiên cứu đã khảo sát giáo viên, HS lớp 11 ở trường THPT Thủ Đức, quận Thủ Đức.

2.3.2. Kết quả khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11, người nghiên cứu đã tiến hànhphỏng vấn các giáo viên giảng dạy Công nghệ và 410 học sinh lớp 11 tại trường THPT Thủ Đức.

a/ Đối với GV

- Về các phương pháp giảng dạy đang sử dụng

Biểu đồ 2.1: Các phương pháp giảng dạy được giáo viên sử dụng (Tỉ lệ %)

Qua kết quả phỏng vấn GV Công nghệ về các PPDH đang được sử dụng cho thấy PPDH thường xuyên hiện nay theo thứ tự là thuyết trình, dạy thực hành, phát vấn sau đó là thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề. Riêng PPDH dạy học theo dự án được một số GV vận dụng không thường xuyên. Điều đó cho thấy hiện nay GV Công nghệ đã áp dụng nhiều hình thức, PPDH khác nhau, tuy nhiên trong dạy học, phổ biến nhất vẫn là dạy thuyết trình.

-Về nhận thức của GV Công nghệ về sự cần thiết đổi mới PPDH được

0 20 40 60 80 100 Thuyết trình Phát vấn Thảo luận nhóm Nêu và GQVĐ Thực hành DHTDA Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

55 thể hiện trong biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: Sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học (Tỉ lệ %)

Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% số GV được hỏi cho rằng đổi mới PPDH là cần thiết và rất cần thiết. Điều đó cho thấy, GV Công nghệ đã xác định được tầm quan trọng của đổi mới PPDH.

- Về quan điểm của GV về biện pháp đổi mới PPDH được thể hiện trong biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.3: Quan điểm của GV về đổi mới phương pháp dạy học (Tỉ lệ %) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phỏng vấn cho thấy: Mặc dù phương pháp DHTDA chưa được áp dụng trong dạy học, nhưng GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tích cực hóa người học, là đặc điểm đặc trưng của phương pháp DHTDA.

- Hiểu biết của GV về dạy học theo dự án được thể hiện trong biểu đồ 2.4.

82% 18% 0% 0% Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1. GV tạo động lực học tập cho HS 2. HS tích cực chủ động tham gia học tập 3. GV lựa chọn PPDH phù hợp 4. GV tăng cường dạy thực hành.

56

Biểu đồ 2.4: Mức độ hiểu biết của GVDN về dạy học theo dự án (Tỉ lệ %)

Qua kết quả phỏng vấn trên biểu đồ 2.4 cho thấy chỉ có GV (25%) cho rằng không biết và 75% số GV cho rằng có hiểu và biết về dạy học theo dự án trong đó 15% số GV có áp dụng trong dạy học. Điều đó cho thấy phương pháp DHTDA trong dạy Công nghệ đã được các GV biết đến nhưng áp dụng vào trong dạy học chưa nhiều.

- Về phương pháp dạy học theo dự án

Thông qua khảo sát cho thấy các tổ bộ môn hầu như không có tổ chức cho GV nghiên cứu, bồi dưỡng về phương pháp DHTDA. Một số GV hiểu về phương pháp DHTDA thông qua các đợt tập huấn của Sở, số còn lại biết về phương pháp thông qua các văn bản của Nhà nước về đổi mới phương pháp dạy học. Các thầy cô đã áp dụng thì nhận thấy HS tích cực hơn trong học tập, hứng thú trong các giờ học, các em đã biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Các thầy, cô cũng cho biết việc vận dụng phương pháp DHTDA tùy thuộc vào nội dung từng chương, từng bài không phải nội dung nào cũng áp dụng được và còn tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của từng trường.

b/ Đối với HS

- Về thái độ của HS khi học môn Công nghệ 11

60% 25% 15% Biết Không biết gì Có hiểu và áp dụng

57

Bảng 2.1: Bảng thống kê thái độ HS học tập môn Công nghệ 11

TT Thái độ Số lượng(HS) Tỉ lệ(%) 1 Rất hứng thú 41 10,00% 2 Hứng thú 72 17,56% 3 Bình thường 130 31,71% 4 Chán 167 40,73% Tổng 410 100%

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thống kê thái độ học tập của HS

Bảng 2.2: Bảng thống kê mức độ khó khăn khi học môn Công nghệ

Mức độ đồng ý

Nội dung môn

học trừu tượng, Không liên hệ PPDH không PTDH

khô han thực tế thu hút không thích hợp

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất đồng ý 295 71,95% 197 48,05% 344 83.90% 280 68.29% Đồng ý 66 16,10% 123 30,00% 49 11.95% 78 19.02% Bình thường 33 8,05% 57 13,90% 12 2.93% 41 10,00% Không đồng ý 16 3,90% 33 8,05% 51 1.22% 11 2.68% 410 100% 410 100% 410 100% 410 100% 10% 17% 32% 41% Thái độ học tập Rất hứng thú Hứng thú Không thích Chán

58

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thống kê khó khăn khi học môn Công nghệ 11 Bảng 2.3: Bảng thống kê các phương pháp dạy học GV thường sử dụng

TT Phương pháp

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

Không sử dụng Số

lượng tỉ lệ lượng Số tỉ lệ lượng tỉ lệ Số lượng tỉ lệ Số

1 Thuyết trình 410 100% 0 0% 0 0% 0 0%

2 Đàm thoại 410 100% 0 0% 0 0% 0 0% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Dạy học theo tình huống 0 0% 0 0% 35 8,5% 375 91,5% 4 Thảo nhóm luận 0 0% 68 16,6% 92 22,4% 250 61% 5 Nêu và giải quyết vấn đề 0 0% 0 0% 0 0% 410 100%

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 1 2 3 4 Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý

1. Nội dung môn học trừu tượng, khô khan 2. Không liên hệ thực tế 3. PPDH không thu hút

59

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thống kê lượng kiến thức tiếp thu sau mỗi giờ học Công nghệ

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 113/410 HS chiếm 27% là rất thích và thích môn học trong khi đó 297/410 HS chiếm 73% là không thích và chán chiếm rất cao. Nguyên nhân của việc HS không thích học môn Công nghệ 11 vì có 361/410HS (chiếm 88,05%) cho rằng nội dung môn học trừu tượng, khô khan, có 320 HS (chiếm 78,05%) cho rằng môn học không liên hệ thực tế. Ngoài ra có 358/410 HS(chiếm 87,31%) cho rằng nguyên nhân là do PTDH không thích hợp .Bên cạnh đó nguyên nhân do GV sử dụng PPDH không thu hút có 393/410HS (chiếm 95,85%) cho là đúng vì nội dung của môn Công nghệ 11 rất trừu tượng nên GV phải giải thích rất nhiều nếu để HS thảo luận nhóm hoặc tự tìm hiểu thì sẽ không có đủ thời gian để hoàn thành bài học theo đúng PPCT nên GV thường sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại chiếm 100% rất ít khi sử dụng các phương pháp tích cực khác dẫn đến sự thụ động và nhàm chán trong các giờ học có đến 340/410 HS ( chiếm 83%) không hiểu gì hoặc hiểu một ít sau khi kết thúc bài học . - Về tính tích cực, tự lực học tập 3% 14% 63% 20% Toàn bộ Hơn 50% Chỉ hiểu 1 ít Không hiểu gì

60

Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thống kê việc tìm kiếm tài liệu tham khảo ngoài SGK

Biểu đồ 2.9: Biểu đồ thống kê việc xem lại bài ở nhà

Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thống kê ý nghĩa của việc tích cự, tự lực học tập

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số HS đều nhận định rằng việc tích cực, tự

3% 8%

68%

21% Thường xuyên

Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

4% 14% 50% 32% Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

46% 43% 5% 6% Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

61

lực học tập là một vấn đề quan trọng mặc dù vậy các em vẫn không thích tìm kiếm tài liệu hay xem trước bài ở nhà do cảm thấy nhàm chán và không hứng thú với môn học.

62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phần phân tích ở Chương 2, người nghiên cứu đã tổng hợp các vấn đề sau:

- Tổng quan về trường THPT Thủ Đức, quận Thủ Đức, Tp.HCM.

- Giới thiệu mục tiêu, nội dung, đặc điểm và chương trình khung môn Công nghệ 11 đã cho thấy môn Công nghệ là môn học có tính

- Thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11 tại trường THPT Thủ Đức, quận Thủ Đức, Tp.HCM đã cho ta thấy mặc dù các phương pháp dạy học đã được triển khai nhưng những phương pháp …. :

 Đối với GV

Đa số các GV được phỏng vấn cho rằng việc thay đổi PPDH nhằm tích cực hoa người học là cần thiết nhưng do nội dung, điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất, nội dung môn học và chủ yếu là ngại thay đổi cách dạy nên vẫn chủ yếu sử dụng các phương pháp như thuyết trình, đàm thoại gây cảm giác nhàm chán và thụ động với HS.

 Đối với HS

HS cảm thấy môn học quá trừu tượng, khô khan không gắn liền thực tế vì vậy HS không có thái độ tích cực trong học tập cũng như ngoài giờ học.

63 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3:

ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔN CÔNG NGHỆ 11

3.1. Xây dựng hệ thống các dự án học tập trong môn Công nghệ 11 3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung học tập để xây dựng dự án học tập

Các DAHT phải đảm bảo thực hiện mục tiêu môn học và giáo dục phổ thông. Việc lựa chọn nội dung học tập để xây dựng đề tài DA cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

(1)Nội dung kiến thức bám sát chương trình môn Công nghệ 11.

(2)Các DA học tập phải tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

(3)Các nội dung DA học tập mang tính tích hợp kiến thức các môn học khoa học tự nhiên và giáo dục môi trường.

(4)Các nội dung DA tạo điều kiện cho việc phát triển, mở rộng kiến thức cho HS.

(5)Nội dung học tập DA mang tính thời sự, phù hợp với sự quan tâm, hứng thú của HS.

(6)Các nội dung DA học tập có nguồn tài liệu phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường để tạo ra sản phẩm có ý nghĩa.

(7)Các nội dung DA học tập tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động tích cực, tự lực cho HS theo cá nhân, nhóm (định hướng hành động, rèn luyện năng lực), từ đó hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.

3.1.2 Xây dựng hệ thống đề tài các dự án học tập môn Công nghệ 11

Với các tiêu chí nêu trên, người nghiên cứu đã xây dựng các chủ đề có thể áp dụng phương pháp DHTDA như ở bảng 3.1:

64

Bảng 3.1: Danh mục các bài thuộc môn Công nghệ 11

có thể thực hiện phương pháp DHTDA

Bài Tên bài Dự án

Bài 2 Hình chiếu vuông góc

DA1: Thiết kế kỹ thuật cho một sản phẩm

Bài 8 Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật

DA2: Thiết kế một sản phẩm đơn giản đựng tập vở, bút đặt trên bàn học tập

Bài 16 Công nghệ chế tạo phôi DA3: Chế tạo phôi của một chi tiết đơn giản Chương 5 &

6 Cấu tạo của động cơ đốt trong

DA4: Chế tạo mô hình của động cơ đốt trong

Chương 7 Đại cương về ĐCĐT và ứng dụng ĐCĐT

DA5: Lịch sử, vai trò và ứng dụng của ĐCĐT trong đời sống xh hiện nay

3.1.3 Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương pháp DHTDA

Sau khi đã lựa chọn được nội dung phương pháp DHTDA, GV cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện DAHT.

Kế hoạch này cần xác định rõ nội dung chi tiết từng công việc, thời gian và địa điểm thực hiện từng nội dung, các điều kiện để thực hiện cũng như các yêu cầu cần đạt. Kế hoạch này là bước chuẩn bị quan trọng để tổ chức thực hiện phương pháp DHTDA đạt kết quả trong thời gian quy định.

Một ví dụ về kế hoạch tổ chức thực hiện DAHT: “Thiết kế kỹ thuật cho một sản phẩm” như ở bảng 3.2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

65

Bảng 3.2 : Kế hoạch tổ chức thực hiện DAHT “Thiết kế kỹ thuật cho một sản phẩm

TT Nội dung Thời gian Địa điểm Điều kiện Thực hiện

Yêu cầu cần đạt

1 Xác định tên và mục tiêu dự án Ngày 1 Tại lớp - Rõ ràng - Ngắn gọn 2 Xây dựng kế hoạch

thực hiện dự án Ngày 1 Tại lớp - Giấy, bút

- Hợp lý Khả thi 3 Thực hiện dự án – Xây dựng mô hình Ngày 2,3,4,5 Ở nhà - Giấy, bút - Bảo đảm tiêu chuẩn kĩ thuật - Vẽ hình chiếu Ngày 6 ở nhà - Giấy, bút - Nt -

4 Đánh giá kết thúc dự án Ngày 7 Tại lớp Máy tính, máy chiếu

- Sản phẩm bảo đảm yêu cầu kĩ thuật. - Có BC đánh giá

3.2. Tổ chức và đánh giá các hoạt động học tập theo dạy học theo dự án 3.2.1. Tổ chức các hoạt động học tập trong Dạy học theo dự án

3.2.1.1. Các bước chuẩn bị của GV và HS cho một dự án học tập [28]

* Triển khai nội dung bài học thành DAHT, xác định các chuẩn kiến thức và thiết lập mục tiêu học tập.

Đây là bước đầu tiên trong việc thiết kế DA học tập. GV xác định những chuẩn kiến thức mà GV muốn HS của mình đáp ứng được khi hoàn thành DA, từ đó thiết lập các mục tiêu học tập (kiến thức, kĩ năng, thái độ) và những câu hỏi có ý nghĩa.

Từ nội dung bài học có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, GV hình thành sơ đồ tổ chức bài học thành DA và suy nghĩ về ý tưởng DA:

- GV cần phải nhìn thấy, phải tìm thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học.

66

- GV phải cập nhật thông tin những vấn đề lớn mà thế giới, đất nước, địa phương,... đang phải đối mặt (khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, thiên tai, tai nạn giao thông, chủ trương của nhà nước,...).

- Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống.

- Lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn công nghệ 11 tại trường trung học phổ thông thủ đức, quận thủ đức, tp hồ chí minh (Trang 62)